1. Không đổi thức ăn đột ngột: Họa mi sống nhoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ và thường dẫn đến việc thay lông.
2. Thức ăn phải có phẩm chất tốt: Họa mi là giống chim quí, ta ko nên hà tiện với nó trong khâu ăn uống, khi pha chế thức ăn ta nên chọn thức ăn có phẩm chất tốt, thức ăn có hiện tượng mốc, hỏng dứt khoát phải bỏ, ko nên cho chim ăn.
3. Tránh pha chế thức ăn mặn: Điều này rất dễ hiểu vì hầu như tất cả những loại lông vũ thường dùng 1 lượng muối khoáng tối thiểu sẵn trong thức ăn vì nó k có bộ phận bài tiết riêng như loài thú nếu lượng muối khoáng quá dư thừa thì làm lông sơ k bóng mượt và rất giòn dễ gãy.
4. Họa mi thích ăn đạm động vật: Đây là loài có tần suất hoạt động khá cao nên nuôi họa mi hằng ngày phải bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn...
5. Nước uống phải trong sạch: Họa mi là loài chim có dây thanh quản độ đàn hồi rung rất tốt, nên hót đc rất nhiều giọng từ trầm đến bổng và những âm thanh cao tần của nó réo rắt mượt mà chứ k gay gắt thế nên nước bẩn dễ làm nó viêm họng nhiễm trùng và dẫn đến hót toàn giọng siêu trầm...
6. Phải trị bệnh rận mạt: Rận mạt hút máu làm HM mi suy sức, mất ngủ, khó chịu, mang mầm bệnh...làm họa mi giảm thể lực bị stret nên giảm hót yếu sức . Nếu rận mạt nhiều + gây bệnh dẫn đến tử vong.
7. Ích lợi của việc cho họa mi tắm nắng tắm nước: việc tắm nắng mỗi ngày để chim sưởi ấm bộ lông, làm ung trứng rận mạt, đồng thời tăng lượng vitaminD giúp chim có khung xương chắc khỏe. việc tắm nắng phải điều độ.
Việc tắm nước có thể 1lần 1 ngày trong mùa nắng và vài ngày trong mùa mưa.
Thiếu tắm nắng tắm nước làm chim bị suy nhược, bộ lông bã.
8. Không nên cho họa mi uống thuốc bừa bãi: Tốt hơn hết là phòng bệnh hơn chữa bệnh vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho chim.
Tuy nhiên vì nuôi nhốt nên k tuyệt đối vệ sinh đc theo kinh nghiệm nên định kỳ tẩy giun sán và uống thuốc ngừa cúm dành cho gà vịt con.
Tốt nhất là giữ gìn vệ sinh và cho ăn đầy đủ chất tập luyện thể lực hợp lý tí là ok.
9. Không nên treo lồng nơi cố định mà nên hoán chuyển chỗ treo lồng, như vậy chim sẽ mau dạn….tạo thói quen thay đổi môi trường và cũng tránh cho nó nhàm chán. Trong tự nhiên HM hay đánh dấu lãnh thổ bằng cách nhảy tót lên các cành cây bụi rậm hót véo von để "nhắc nhở", cảnh cáo đối thủ, chứ tuyệt đối k sử dụng phân và nước tiểu để đánh dấu như loài thú, vì theo phân cấp thang thức ăn, loài lông vũ chủ yếu là bị săn thế nên bản thân nó rất sợ để lại "dấu vết" kể cả loài hung dữ như đại bàng và diều hâu.
10. Chưa kinh nghiệm đừng nuôi họa mi con: Thường thì người mới chơi thường thích nuôi chim con, hy vọng sau này sẽ có con chim vừa dạn vừa chơi đc lâu năm, nhưng với người có kinh nghiệm ai cũng ngại nuôi chim con. Vì họa mi vốn là giống nhát người, nếu nuôi chim con mà ko có dịp gần gũi nhiều thì lớn lên nó cũng nhát người như chim mộc vậy. Mặt khác, nếu ko có kinh nghiệm, họa mi con dễ bị nhiều tật, tiêu biểu là tật ngửa, ngoái hoặc gắp thức ăn ngâm vào cóng nước.
Họa mi con do nuôi lồng từ nhỏ, mặc dù điều kiện có tốt nhưng thanh quản của nó ko phát triển tốt và thể lực k đc khỏe như chim rừng lại k đc tập luyện nhiều giọng của các danh ca nơi rừng xanh, do đó giọng chim con nhỏ và ko vang.
11. Áo lồng với chim họa mi: nuôi chim dứt khoát phải có áo lồng… như các bác đã biet... Aó lồng càng tối mầu để as k xuyên vào là tố nhất và hạn chế lột tung áo lồng mà ít nhất nên để 1 chút tém phía đằng sau lưng lồng.
12. Không nên bắt họa mi bằng tay: Vì HM là loài chim chiến binh nên bản năng rất sợ tóm túm, thêm nữa nhịp tim và hơi thở nó tăng đột ngột rất dễ bị đột tử vì trụy tim...
13. Không treo lồng nơi lò sưởi hay bếp: họa mi đặc biệt rất dị ứng với hơi nóng lò sưởi và khói bếp.
Không nên treo chỗ hút gió, lộng gió, chỗ nắng quái, nhiều đồ vật bay phất phơ, hoặc người đột ngột đến từ phía sau, gần chó mèo, trẻ con với tới......vv
14. Chim thay lông chưa xong hoặc xong rồi nhưng chưa ốp lông bóng mượt thì ko nên cho đi dượt, chọi thử...vv
15. Dùng âm nhạc để kích thích chim hót: Nhìn chung tất cả các loài chim hót rất thích nghe âm nhạc vì tần số cao độ của âm nhạc con người thích thì phù hợp với của chim, đặc biệt là HM vì nó thẩm thấu đc nhiều âm sắc, nhất là những bản nhạc cổ điển, pop, contruy, zaz, dân ca...và k thich rook...
16. Chăm làm vệ sinh lồng nuôi:....!!!
17. Nên nuôi mi mái: Đối với họa mi, chim mái có tác dụng rất lớn, có thể dùng chim mái để thúc chim trống căng lửa, thuần thuộc chim mộc…,tuy nhiên nếu nuôi ít thì ko cần mái mà chỉ nuôi nhiều, nuôi mi đá dứt khoát phải có mái kèm theo…
-st-
Comments[ 0 ]
Post a Comment