Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ

13:21 |
Cá tai tượng đuôi đỏ còn gọi là cá hồng kỳ phát tài, chúng có hình dáng giống cá phát tài thông thường nhưng nhờ cá những vây kỳ ánh màu đẹp nỗi bật hơn nên hồng kỳ phát tài được đánh giá là quý hiếm hơn và được ưa chuộng hơn.

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ


1. Giới thiệu cá hồng kỳ phát tài, cá tai tượng đuôi đỏ
- Tên khoa học: Osphronemus laticlavius Roberts, 1992

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Tên đồng danh: Là loài mới (Roberts, 1992), được tách ra từ Osphronemus goramy Lacepède, 1801
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 90, đã sản xuất giống trong nước từ cuối thập niên 90

- Tên Tiếng Anh: Giant red tail gourami

- Tên Tiếng Việt: Cá Tai tượng đuôi đỏ, cá hồng kỳ, hồng tượng

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ


2. Đặc điểm sinh học cá hồng kỳ phát tài, cá tai tượng đuôi đỏ
- Phân bố:Malaysia và Indonesia

- Chiều dài cá (cm):70

- Nhiệt độ nước (C):20 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 25

- Độ pH:6,5 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá đẻ trứng trong tổ xây bằng thủy thực vật và nước bọt. Cá đực chăm sóc trứng và cá con

3. Kỹ thuật nuôi cá hồng kỳ phát tài, cá tai tượng đuôi đỏ
- Thể tích bể nuôi (L):400 (L)

- Hình thức nuôi: Cá nuôi chung với cá rồng, hoặc nuôi chung với cá phát tài

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Trung bình

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 150 cm

Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong bể kiếng khi kích cỡ còn nhỏ, cá lâu năm nên nuôi trong bể ximăng hoặc ao cảnh. Cá có thể ăn cá nhỏ, thích hợp bể nuôi chung với các loài có kích cỡ lớn
Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.
Thức ăn: Cá ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa...

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ


-st-
Read more…

Cá tai tượng, phát tài

13:03 |
Cá phát tài có kích thước to lớn, thường được nuôi chung với cá rồng, chúng có thể ăn rau xanh, cá phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.

Cá tai tượng, phát tài


1. Giới thiệu thông tin cá tai tượng, cá phát tài
- Tên khoa học: Osphronemus goramy Lacepède, 1801
- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Tên đồng danh: O. notatus Cuvier, 1831; Trichopodus mentum Lacepède, 1801; Trichopus satyrus Shaw, 1803
Tên tiếng Việt khác: Cá Tai tượng thường; Cá Phát tài
Tên tiếng Anh khác: Gourami; Albino giant gourami
Nguồn gốc: Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước, là đối tượng nuôi thịt (tai tượng thường) và nuôi cảnh (cá tai tượng thường và phát tài)

- Tên Tiếng Anh: Giant gourami

- Tên Tiếng Việt: Cá Tai tượng, cá phát tài

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Cá tai tượng, phát tài


2. Đặc điểm sinh học cá tai tượng, cá phát tài
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):70

- Nhiệt độ nước (C):20 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 25

- Độ pH:6,5 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam)...
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá đẻ trứng trong tổ xây bằng thủy thực vật và nước bọt. Cá đực chăm sóc trứng và cá con

3. Kỹ thuật nuôi cá tai tượng, cá phát tài
- Thể tích bể nuôi (L):400 (L)

Hình thức nuôi: Cá nuôi chung với cá rồng, hoặc nuôi chung với cá hồng kỳ phát tài

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 150 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong bể kiếng khi kích cỡ còn nhỏ, cá lâu năm nên nuôi trong bể ximăng hoặc ao cảnh. Cá có thể ăn cá nhỏ, thích hợp bể nuôi chung với các loài có kích cỡ lớn
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.
Thức ăn: Cá ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa ...

Cá tai tượng, phát tài

Cá tai tượng, phát tài

Cá tai tượng, phát tài


-st-
Read more…

Cá Hồng đăng

12:44 |
Cá hồng đăng có tên gọi là Fire Neon lên màu đẹp trong môi trường có tính axit thích hợp nuôi trong bể thủy sinh theo bầy đàn.

Cá Hồng đăng


1. Giới thiệu thông tin chung về Cá Hồng đăng - Glowlight tetra
- Tên khoa học: Hemigrammus erythrozonus Durbin, 1909

- Chi tiết phân loại:
+ Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)
+ Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)
+ Tên tiếng Anh khác: Fire neon
+ Nguồn gốc: Cá nhập nội sau năm 2000

- Tên Tiếng Anh: Glowlight tetra
- Tên Tiếng Việt: Hồng đăng
- Nguồn cá: Ngoại nhập

Cá Hồng đăng


2. Đặc điểm sinh học Cá Hồng đăng - Glowlight tetra
- Phân bố: Nam Mỹ: sông Essequibo

- Chiều dài cá (cm): 4

- Nhiệt độ nước (C): 24 – 28

- Độ cứng nước (dH): 2 – 15

- Độ pH: 5,5 – 7,5

- Tính ăn: Ăn tạp

- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
+ Tầng nước ở: Giữa
+ Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng dính vào giá thể như cây thủy sinh. Cần tách trứng ra khỏi cá bố mẹ sớm để tránh cá bố mẹ ăn trứng


3. Kỹ thuật nuôi Cá Hồng đăng - Glowlight tetra
- Chiều dài bể: 60 cm

- Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể trồng nhiều cây thủy sinh, lên màu đẹp ở môi trường nước có tính axít. Thả nhóm 6 – 10 con trở lên, thích hợp nuôi chung với các loại cá hồ rong khác.

- Chăm sóc: Cá cần môi trường nước mềm và có tính axít.

- Thức ăn: Cá ăn tạp từ trùng chỉ, bo bo ... đến thức ăn viên

Cá Hồng đăng

Cá Hồng đăng

Cá Hồng đăng


-st-
Read more…

Cá đuôi kéo

12:36 |
Cá Đuôi kéo còn có tên gọi là cá lòng tong đuôi đen - Scissortail là loại cá được ưa chuộng nuôi trong bể thủy sinh với vẻ đẹp hết sức mộc mạc.

Cá đuôi kéo lòng tong


1. Giới thiệu thông tin cá đuôi kéo
- Tên khoa học: Rasbora trilineata Steindachner, 1870
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Rasbora stigmatura Fowler, 1934
Tên tiếng Việt khác: Lòng tong đuôi kéo; Lòng tong đuôi đen; Lòng tong sọc
Tên tiếng Anh khác: Scissortail rasbora; Black scissortail
- Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác tự nhiên, là một trong cá loài lòng tong xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện lượng xuất khẩu của nhóm cá lòng tong khá lớn (khoảng 80.000 con/năm)
- Nguồn cá: Tự nhiên bản địa


2. Đặc điểm sinh học cá đuôi kéo
- Chiều dài cá (cm): 13
- Nhiệt độ nước (C): 22 – 28
- Độ cứng nước (dH): 5 – 12
- Độ pH: 6,0 – 7,5
- Tính ăn: Ăn tạp
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
- Phân bố: Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, ở Việt Nam cá phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long
- Tầng nước ở: Giữa – mặt
- Sinh sản: Cá đẻ trứng dính trên giá thể mềm. Tách cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ. Trứng nở sau 24 – 48 giờ.

Cá đuôi kéo lòng tong


3. Kỹ thuật nuôi cá đuôi kéo
- Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)
- Hình thức nuôi: Đơn
- Nuôi trong hồ rong: Có
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Ít
- Yêu cầu sục khí: Ít
- Tình trạng nhiễm bệnh: Dễ
- Chiều dài bể: 80 – 100 cm
- Thiết kế bể: Cá thích hợp với bể trồng nhiều cây thủy sinh, bể có nắp đậy tránh cá nhảy. Cá bơi nhanh nhẹn thành đàn, thích dòng chảy nhẹ, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung.
- Chăm sóc: Cá cần chất lượng nước bể nuôi ổn định. Cá dễ nhiễm bệnh khi chất lượng nước thay đổi đột ngột.
- Thức ăn: Cá ăn tạp từ trùng chỉ, côn trùng, giáp xác đến thức ăn viên.

Cá đuôi kéo lòng tong

Cá đuôi kéo lòng tong

Cá đuôi kéo lòng tong


-st-
Read more…

Nuôi cá cảnh không cần thay nước

14:42 |
Nuôi cá cảnh không cần thay nước sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Thậm chí có nhiều người vì thay nước quá nhiều sẽ làm cá bị sock nước và chết. Để giải quyết vấn đề này Thienduongcacanh xin chia sẻ đến các bạn 1 số cách sau đây có hiệu quả rất cao trong việc giữ gìn nguồn nước hồ cá luôn trong sạch.

Cá sặc gấm, sặc lửa có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi
Cá sặc gấm, sặc lửa có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi

Chắc chắn là hồ cá bạn phải có sử dụng hệ thống máy lọc nước tốt hoạt động 24/24h thì hồ cá mới trong sạch được 1 phần, ngoài ra bạn có thể sử dụng kết hợp thêm các chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá, các chế phẩm này làm tăng cao hiệu quả giữ gìn nước bể cá luôn trong sạch cũng như hạn chế được các mầm bệnh cho cá cảnh.

Cá sặc gấm, sặc lửa có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi


- Chế phẩm sinh học này có tác dụng tiêu hủy phân của cá thải ra và các chất cặn bả, thức ăn dư thừa trong hồ, các chất rắn lơ lững trong nước, đồng thời tăng hàm lượng oxi trong nước cho cá.

- Giúp cho hồ cá không bị rêu bám: Có 1 số loài cá không thể nuôi chung với cá lau kiếng, vì thế hồ của các bạn thường xuất hiện rêu xanh nếu nặng hoặc nhẹ cũng bị rêu bám mà mắt thường không thể thấy được, các bạn dùng tay chà vào kính trong hồ sẽ thấy nhớt nhớt. Các chế phẩm sinh học cũng xử lý được vấn đề này.

- Thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cá cảnh, tiêu diệt các vi khuẩn có hại

- Ngăn ngừa, phòng 1 số bệnh thường gặp ở cá cảnh

- Khi sử dụng các chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá thì các bạn tuyệt đối không nên sử dụng các chất khử trùng, thuốc kháng sinh trực tiếp, vì như thế sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của chế phẩm sinh học.

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá, các bạn cần tìm hiểu kỹ sản phẩm uy tín trước khi sử dụng nhé.

Men vi sinh


- Men vi sinh COMPOZYME: Ngoài các loại enzyme như Protease, Lipase, Amylase, Lactose... còn cung cấp thêm các loại vi khuẩn sống có lợi được điều chế ở dạng hạt nang nhỏ như Bacillus subtilis Natto, Nitrobacter, Aerobacter, Nitrobacter, Cellulomonas để:
+ Phân hủy triệt để chất thải, thức ăn thừa của cá cảnh
+ Khử mùi tanh hôi của bể cá, làm sạch và giúp ổn định màu nước đẹp trong thời gian dài
+ Bổ sung các loại vi sinh có lợi cho hồ cá và ức chế các mầm bệnh giúp cá khỏe mạnh
+ Dùng cho hồ cá nước ngọt, mặn, nợ, bể thủy sinh
+ Cách sử dụng: dùng 1gr -> 2gr tạt trực tiếp cho 100L nước. Định kỳ: 7 -> 10 ngày đánh thuốc 1 lần.
+ Khối lượng tịnh: 20gr
+ Giá bán lẻ: 25.000 VNĐ

-st-
Read more…

Tác dụng của lá bàng và lá chuối đối với cá cảnh

14:32 |
Tác dụng của lá chuối đối với cá betta nói riêng và các loài cá cảnh khác nói chung

Lá chuối có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cho cá và cung cấp nơi trú ẩn cho cá trong lọ( thường dùng cho cá betta)Một số người tước nhỏ lá chuối thả vào . Lá chuối khô có tác dụng tương tự lá bàng và có thể được dùng thay rong khi nó khan hiếm. Người nuôi cũng có thể sử dụng các loại lá khác như lưu ý ở phần trên. Kinh nghiệm chung khi chọn thực vật là nó phải cứng và không bị mục sau 3 ngày ngâm trong nước. Lá chuối cũng phải được lựa chọn từ những cây chuối có lá cứng cáp.

Tác dụng của lá bàng và lá chuối đối với cá cảnh


Lá chuối khô có công dụng sát khuẩn khử độc rất tốt cho một số loại cá, nhưng tác dụng dưỡng cá thì không tốt bằng lá bàng, nếu nuôi betta dùng lá chuối khô ngâm trị nấm thủy mi cho cá rất hiệu quả, cá nhanh hồi phục hơn khi sử dụng lá bàng.

Đối với bể mới đưa vào sử dụng đặc biệt là bể chứa nước bằng xi măng, thường dùng thân cây chuối tươi thái nhỏ cho vào ngâm, để khử axit trong quá trình đào thải của bể xi măng, quá trình mục tương tự như lá bàng. Các trại cá betta sử dụng lá chuối khô cho việc làm mềm nước, tăng độ bóng vẩy và làm tăng màu sắc cho cá beta.

1 lá chuối dùng cho khoảng 20 lít nước, thường thì ngâm cỡ 1 tuần lúc đó lá ra hết chất và màu, đến khi thay nước thì mình cho thêm lá chuối khác vào.

Tác dụng của lá bàng với cá rồng nói riêng và các loài cá cảnh khác nói riêng

Chiết xuất từ Lá Bàng rừng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho cá Rồng và các loài cá ưa nước mềm, như cá dĩa, cá lia thia. Vì trong lá này tiết ra một loại nhựa có chứa axit humic và loại axit này được xem như là một chất tiêu diệt và ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá. Một số loài cá khi có bệnh tự chúng tìm tới những nơi có nhiều lá Bàng rụng và lưu trú tại đó.

Tác dụng của lá bàng và lá chuối đối với cá cảnh


Lá Bàng triết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm lượng NH3. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước.
Chiết xuất lá Bàng có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá Rồng, do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ to đều và đẹp.

Cá Rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá Bàng, sẽ có những bộ vây đều to, dầy, và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Làm tăng màu sắc của cá Rồng, màu sẽ trở nên sáng bóng.
làm giảm độ PH của nước và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S...
Tăng thêm hàm lượng vitamin và khoáng chất, giúp cá chóng lớn và sự trao đổi chất tốt hơn cá ăn nhiều hơn.

Những ai có tham vọng cho cá Rồng đẻ, thì việc áp dụng lá Bàng thích hợp sẽ kích thích cá sanh sản khi đủ tuổi trường thành và làm tăng số trứng được thụ tinh.

Lá Bàng khi sử dụng đúng liều lượng sẽ cho nước có màu trà nhạt, dưới ánh đèn sẽ kích thích cá mau lên màu và việc ngắm nhìn cá cũng thú vì hơn vì ánh sáng của màu vây thêm đậm hơn.
Là một loại lá không mang lại tác dụng phụ cho cá Rồng, nếu bạn có sử dùng thường xuyên 365 ngày.
Việc thay nước sẽ không cần thường xuyên và lá Bàng sẽ làm mất mùi hôi của nước và hồ cá.

Cách chọn lá bàng cho cá rồng
- Chỉ chọn lá bàng khô, đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ. Tránh lấy các lá Bàng hoặc khu vực cây Bàng đã bị xịt thuốc trừ sâu. Không dùng được vì nguy hiểm cho cá.

- Phơi khô lá bàng dưới ánh nắng để tránh ẩm mốc và có thể sử dụng lâu dài

Cách dùng lá bàng với liều lượng phù hợp:

- Mỗi lá Bàng 10cm sử dụng với 4 - 8 lít nước đối với cá Rồng, như vậy với hồ 1.2mx60x60 với lượng nước 300 lít có thể dùng 40 lá bàng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ khi cá bị bệnh thì mới dùng lượng lá bàng nhiều như vậy. Vì dùng nhiều quá màu nước hồ sẽ rất đậm và như vậy bạn rất khó ngắm cá và khi thay nước nếu bạn thay một lượng lớn nước mới sẽ làm tăng PH đột ngột cá sẽ bị sốc, có thể bỏ ăn.

Tác dụng của lá bàng và lá chuối đối với cá cảnh


- Bạn chỉ nên dùng 10 lá cho hồ 120x60x60

- Cắt nhỏ vụn lá Bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá Bàng tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 -3 tuần, sau đó thay bịch khác với lá Bàng mới.

- Tránh dùng lá Bàng kết hợp với muối.

- Lá bàng không có Không có tác dụng phụ.( có điều làm nước ngã sang màu vàng, xấu hồ cá tí)
- Lá bàng rất tốt cho sự phát triển của cá rồng có thể sự dụng thường xuyên được.

-st-
Read more…

Cá Phượng hoàng gấu

09:11 |
Panda Dwarf Cichlid - Apistogramma nijsseni - Apistogramma panduro (Phượng hoàng gấu)

Cá Phượng hoàng gấu


- Đặc điểm: dài khoảng 9cm, cá đực to hơn và nhiều màu sắc hơn.
- Điều kiện pH 4.0 - 6.5; dH < 8; 22 - 29oC.
- Chăm sóc: nuôi cá trong hồ ít sáng, có trang trí bằng lũa, các loại cây thấp và các hang nhỏ. Cho cá ăn các loại thức ăn nhỏ,ấu trùng, côn trùng, các loại giáp xác nhỏ làm tăng màu đỏ của cá.
- Sinh cảnh: cá được tìm thấy tại các vùng nước nông, có lớp lá mục ở phía trên lớp cát nền. Phân bố tại các con suối của Amazon - Peru. Hoạt động theo cặp, bảo vệ trứng và chăm sóc cá con.

Cá Phượng hoàng gấu


Phân biệt giới tính: cá trống to có kích thước 7,5cm trong khi đó cá mái 5cm
Vây cá trống phát triển dài và rộng hơn cá mái, màu sắc cá trống cũng đa dạng và nỗi bật hơn

Cá mái có đốm đen trên người
Cá Phượng hoàng gấu


Trong khi đó cá trống không có đốm đen, vây sẽ phát triển dài và rộng, màu sắc đa dạng
Cá Phượng hoàng gấu

Cá Phượng hoàng gấu

Read more…

Cá phượng hoàng đuôi tim

08:38 |
Apistogramma Agassizii - Cá phượng hoàng đuôi tim

Cá phượng hoàng đuôi tim


Kích thước: Cá trống 7,5cm - Cá mái 5cm
Nhiệt độ: 22 - 29oC
PH: thấp nhất 3.0 đến 4.0 cá vẫn sinh sản được
Độ cứng: 0 - 17 ppm
Thức ăn tươi sống và đông lạnh như Artemia, bo bo và ấu trùng chironomid (Đĩa hút máu) chúng có thể ăn thức ăn khô dạng viên
Giới tính: Con đực lớn hơn, nhiều màu sắc và vây phát triển mở rộng hơn so với cá mái

Cá phượng hoàng đuôi tim


Cá Phượng hoàng đuôi tim mái kích thước nhỏ và màu sắc nhợt nhạt hơn, cá mái tích cực bảo vệ trứng hơn cá trống

Cá phượng hoàng đuôi tim


Sinh sản: Thường đẻ trứng ở các khe, gốc của các vật trang trí...
Cá mái chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trứng và cá con, khi trứng nở có thể vớt cá trống sang hồ khác

Cá phượng hoàng đuôi tim

Cá phượng hoàng đuôi tim

-st-
Read more…

Cá phượng hoàng vẹt lùn

08:29 |
APISTOGRAMMA CACATUOIDES - Apistogramma Cockatoo (Cá phượng hoàng vẹt lùn)

Cá phượng hoàng vẹt lùn


Kích thước cá trống lên đến 8cm, trong khi cá mái tối đa chỉ 5cm.
Nhiệt độ thích hợp: 22 - 29 Độ C
PH: 6.0 - 7.2
Phượng hoàng vẹt lùn khá nhạy cảm với môi trường nước thay đổi
Thức ăn: các thức ăn tươi và cả thức ăn viên khô, trùng chỉ...
Phân biệt giới tính: Cá trống có kích thước gấp 1,5 đến 2 lần kích thước cá mái, tai sáng trên vây lưng cá trống dài và rộng hơn cá mái.
Các vây kỳ, vây lưng, vây hậu môn của cá trống kéo dài và đẹp hơn cá mái. Đặc biệt là tia vây lưng đầu tiên cá trống dài hơn cá mái. Trong khi đó vây cá mái ngắn, đuôic ũng ngắn tròn.

Cá phượng hoàng vẹt lùn


Sinh sản: cá đẻ khoảng 150 trứng và trống mái thay phiên canh trứng. Trong giai đoạn này chúng trở nên hung dữ hơn để bảo vệ lãnh thổ sinh sản.

Cá phượng hoàng vẹt lùn


Trứng sẽ nỡ sau 4-5 ngày, và tiếp theo 4-7 ngày nữa cá con sẽ biết bơi và kiếm ăn. Sau 4,5 tháng là cá đã trưởng thành.

Cá phượng hoàng vẹt lùn

Cá phượng hoàng vẹt lùn


Read more…

Cá phượng hoàng vàng - Yellow dwarf Cichlid

14:20 |

Yellow dwarf Cichlid

Tên khác: Yellow dwarf Cichlid - Cichlidae nain jaune
Họ: Cá rô phi - Cichlidae
Phân bố: Nam Mỹ, ở vùng Rio Paraguay.
Chiều dài: 5-8cm.
Thức ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, thức ăn tổng hợp.
Nhiệt độ nước: 23-30 độ C.
Bể nuôi chung.
Cá phượng hoàng vàng  (Yellow dwarf Cichlid - Cichlidae nain jaune) có thân dẹp ngang không kéo dài. Vây lưng và vây hậu môn cao và nhọn về phía sau. Ở cá đực, đầu cuối vây kéo dài tới tận mép dưới của vây đuôi, trong khi ở cá cái, các cơ quan này rõ ràng là ngắn hơn. Vây đuôi có dạng nột cái quạt. Ở cá đực, màu nền là vàng xám, với bụng màu vàng nhạt. Hông cá có nhiều sắc óng ánh màu xanh lơ, trong khi má cá và nắp mang được trang điểm nhiều chấm màu lục bóng. Vây lưng màu vàng ở phần cuối sau và màu lục nhạt ở phần trước, cũng có sắc óng ánh màu xanh lơ, ở gốc có những điểm sẫm màu, ngang hay dọc, có thể xuất hiện trên các hông, nhất là khi cá bị kích thích. Cá cái sẫm màu hơn, ngả sang màu vàng vào thời kỳ sinh sản.

Cá phượng hoàng vàng
Cá phượng hoàng vàng

Trong bể nuôi, cá phượng hoàng vàng cần có nước ngọt, hơi axit. Cần có đá hoặc những vật thể nhân tạo khác xếp trên nền bể để cá có chỗ trú ẩn làm hang đẻ trứng.
Cá đực và cá cái cùng chuẩn bị chổ đẻ. Chúng thường đẻ trong hang chứ không đẻ trong nước tự do. Để cá có chỗ sinh sản, cần đặt vào bể một bó hoa lộn ngược, hoặc một nửa cái gáo dừa (đặt vào một góc bể, để lộ một lối ra vào) hoặc bất kỳ một vật dụng khác để có hang hốc. Cá đực cai quản một địa điểm sinh đẻ tương đối rộng, trong địa điểm này, nhiều cá cái chiếm lĩnh nhưng diện tích nhỏ hơn. Cá đực ve vản cá cái và chỉ giao hoan với một cá cái mà thôi.
Cá cái đẻ 30 đến 60 trứng màu đỏ. Chúng chăm sóc trứng và những cá bột nở ra. Nó có bản năng làm mẹ rất phát triển. Còn cá đực chỉ bơi luẩn quẩn quanh đó để trông chừng những kẻ thù đến uy hiếp.

Hình ảnh:

Cá phượng hoàng vàng

Cá phượng hoàng vàng

Cá phượng hoàng vàng


-st-
Read more…

Kỹ thuật nuôi cá koi

15:43 |
Dưới đây là một số kỹ thuật để nuôi cá Koi Nhật. Mời các bác chém thêm :)

Nước Nuôi Cá
Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Kỹ thuật nuôi cá koi


Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn
Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.


Kỹ thuật nuôi cá koi


Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.

Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.

Kỹ thuật nuôi cá koi


Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường ( Aquamaster, thức ăn Đài Loan... có bán tại Akikoi), được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin. Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20 cm), ngày cho ăn 2 lần.

Kỹ thuật nuôi cá koi


Bệnh tật

Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y.

-st-
Read more…

Cá Hề bông

02:04 |
Cá ông hề bông có khả năng sống trong môi trường PH cao 8.0, Bể cá hề bông nên trang trí rải nền cát, và các hốc cây để chúng có nơi ẩn tránh.

Cá Hề bông

1. Giới thiệu cá hề bông
- Tên khoa học: Labeotropheus fuelleborni Ahl, 1926
- Tên Tiếng Anh: Fuelleborn’s cichlid
- Tên Tiếng Việt: Cá Hề bông
- Nguồn cá: Ngoại nhập

Hình ảnh cá hề bông, cá ông hề bông

Cá Hề bông

Cá Hề bông

Cá Hề bông


2. Đặc điểm sinh học Cá hề bông

- Phân bố: Châu Phi: hồ Malawi

- Chiều dài cá (cm): 17,5

- Nhiệt độ nước (C): 24 – 28

- Độ cứng nước (dH): 10 – 25

- Độ pH: 7,6 – 8,8

- Tính ăn: Ăn tạp

- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
+ Tầng nước ở: Mọi tầng nước
+ Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 – 4 tuần

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hề bông

- Thể tích bể nuôi (L):200 (L)

- Hình thức nuôi:Đơn

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Loại thức ăn:Từ tảo, thực vật đến côn trùng, giáp xác, trùng ... Cá cũng ăn thức ăn viên

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nhiều hang hốc đá với nền đáy cát. Cá hay gây hấn và tranh giành lãnh thổ, nên thả chung với nhiều loài khác như ali xanh, vàng, trắng ... để cá giảm bớt tính hung hăng.
Chăm sóc: Cá lên màu đẹp ở môi trường nước cứng và pH kiềm (pH 8,0). Bể cần bố trí lọc nước và sục khí thường xuyên.

Thức ăn: Cá ăn tạp từ tảo, thực vật đến côn trùng, giáp xác, trùng ... Cá cũng ăn thức ăn viên.
Read more…