Ngoài cá phượng hoàng ngũ sắc ra thì hiện nay đã có nhiều loại cá phượng hoàng lùn xanh lam,
phượng hoàng lùn vàng... Cá phượng hoàng là màu sắc sinh động trong bể thủy sinh, cá phụng hoàng hoạt động lanh lẹn và có thể nuôi chung với nhiều loại cá hồ rong khác.
1. Giới thiệu thông tin chung về cá loại cá phượng hoàng
- Tên khoa học: Mikrogeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948)
- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
Tên đồng danh: Apistogramma ramirezi (Myers & Harry, 1948); Microgeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948); Papiliochromis ramirezi (Myers & Harry, 1948)
Tên tiếng Việt khác: Cá Phụng hoàng
Tên tiếng Anh khác: Ram cichlid; Gold ram; Ram
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, riêng phượng hoàng lùn, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước
- Tên Tiếng Anh: Butterfly cichlid; Dwarf cichlid
- Tên Tiếng Việt: Cá Phượng hoàng
- Nguồn cá: Sản xuất nội địa
Hiện nay đã lai tạo ra cá dòng cá phượng hoàng xanh lam, phượng hoàng lùn, phượng hoàng vàng trong lạ mắt và giá chúng cao hơn, gấp đôi cá phượng hoàng ngũ sắc.
2. Đặc điểm sinh học cá phượng hoàng
- Phân bố:Nam Mỹ: lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia
- Chiều dài cá (cm):5 – 7
- Nhiệt độ nước (C):25 – 29
- Độ cứng nước (dH):5 – 12
- Độ pH:6,0 – 7,5
- Tính ăn:Ăn tạp
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con
3. Kỹ thuật nuôi cá phượng hoàng
- Thể tích bể nuôi (L):90 (L)
- Hình thức nuôi:Ghép
- Nuôi trong hồ rong: Có
- Yêu cầu ánh sáng:Vừa
- Yêu cầu lọc nước:Nhiều
- Yêu cầu sục khí:Nhiều
- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm
Thiết kế bể: Cá nuôi trong bể thủy sinh rất hợp, ánh sáng vừa, với giá thể cho cá ẩn nấp như đá, gỗ. Cá ưa hoạt động và nhanh nhẹn, nuôi thành cặp hoặc thích hợp trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, cần nước hơi mềm và bộ lọc thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá nhạy cảm với nitrít độc hại.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.
4. Hình ảnh
-st-
Comments[ 0 ]
Post a Comment