1. Chuẩn bị đất trồng: giới thiệu ba loại phổ biến
- Than: than đập nhỏ nếu chia được ba cở càng tốt cỡ lớn,cỡ trung và cỡ nhỏ,sau đó nếu bạn là người kiên nhẫn, đem than đi ngâm cho đến khi chìm hẳn xuống nước thì có thể trồng lan được rồi( ngâm như vậy khi trồng rễ mới bám tốt không thun đầu rễ,còn nếu muốn trồng liền thì bạn phải đem luộc một lần để sôi chừng mười lăm phút,sau đó để một đêm giữ luôn nước ,sáng hôm sau,xả lại bằng nước lạnh ba lần ,phơi cho khô than khô rồi sau đó đem trồng
- Dớn cọng loại 50.000đ/kg: cũng cần luộc qua một lần như than, sáng xả lại ba nước phơi khô rồi đem trồng
- Dớn trắng (dớn lông, sphagnum moss) nên dùng loại 120.000đ/kg, bền, theo ý kiến riêng của mính là tốt nhất,cây mau hồi phục ,nhanh phát triển
- Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu luộc qua như vậy chất trồng lâu thoái hoá hơn
2. Chậu: Mình có thể dùng hai loại chậu chậu nhựa và chậu đất có lổ, nhưng chậu nhựa khi thay chậu ít tổn thương bộ rễ, chậu đất giữ nước tốt hơn,nếu môi trường tương đối mát nên chọn chậu nhựa,nếu môi trường nóng hơn,thì nên chọn chậu đất, chậu chỉ cần rửa sạch phơi khô là trồng được rồi không cần luộc chậu
3. Tách chiết: trồng lan tách chiết tốt nhất là vào đầu mùa mưa,tuy nhiên do đặc tính sinh trưởng của mổi cây khác nhau nên tốt nhất là khi nào bạn thấy giả hành mọc sau cùng ra ba đến năm rễ non là đến thời điểm tách chiết được rồi,khi tách chiết nên chiết ít nhất ba giả hành không nên ít hơn,ít quá cây tách chiết dễ bị yếu chậm hồi phục,nhiều giả hành hơn thì cây mau hồi phục hơn,nhanh ra hoa hơn,bạn có thể dùng lưỡi dao cạo hay kéo cắt để tách chiêt(phải khử trùng trước khi cắt) , cắt lấy ba giả hành có rễ non rồi, dài chừng một đến hai phân là vừa,bít vết cắt bằng sơn ,sơn móng tay,keo chống thấm trong xây dựng tốt hơn là vôi vì vôi có thể thấm nước vào vết cắt sau này
- Chú ý, nên để vết cắt khô lại, hãy bôi chất bít vết cắt, như vậy sẽ làm vết cắt liền mặt đẹp, bôi ngay khó bít vết cắt dễ nhiễm bệnh
4. Sau khi gắn móc vào chậu cho than hay dớn vào ( với than thì xếp ba lớp than lớn nhất ở dươí đáy chậu ,than nhỏ ở trên,nếu không thì một loại than củng không sao,nhưng kém thẩm mỹ và giữ ẩm không tốt bằng,còn nếu trồng bằng dớn cọng thì trước khi cho vào chậu nên lót thêm vài cục mút xốp ở đáy,trồng bằng dớn trắng thì ngâm nước ,rồi vắt cho ráo.cho ít mút xốp ,rồi nhét dớn vào chậu ,nén cho chặt,càng chặt càng tốt
- Nói chung trồng than hay dớn thì chất trồng củng nên cách miệng chậu chừng một đến hai phân,sau đó thì cố định cây tách chiết vào bằng dây điện nhỏ hay dây nilong củng được,theo kiểu cũ thì cột cây sát vào miệng chậu quay hướng phát triển sau cùng vào giữa chậu,nhưng kinh nghiệm cho thấy thì nên cố định vào khoảng một phần ba đường kính chậu là vừa,vì sau này có khi cây không ra giả hành mới theo ý muốn,có thể mọc ngược lại như thế thì sẽ mất cân đối không đẹp ,nếu cây khó đứng vững có thể làm thêm một cây kẹp phụ (cột ti tơ)đưa ra một phần ba chậu bằng kẽm để dễ cột hơn,cây sau khi cột vững rồi kiếm chổ thoáng mát để khô vài ba ngày ,sau đó có thể yên tâm mang ra giàn có hai lớp lưới treo lên được rồi,có mái che nắng càng tốt(có chút nắng sáng từ 7g -đến 9 giờ 30 sẽ kích thích ra rễ nhanh hơn),lần tưới lại đầu tiên nên tươí B1 thái có chứa chất kích thích sinh trưởng ( chai màu xanh) nồng độ 1cc/1lít nước,ba ngày tưói một lần B1 như thế ,khoảng ba lần nếu cây đã có rễ sẳn ,còn nếu chưa có rễ thì tưới ba ngày lần cho đến khi ra rễ mới thôi, những lần khác tưới nước ngày một lần ,nói chung tuỳ theo nhiệt độ nơi mình trồng mà tươí nước, đảm bảo cây khô thì tưới lại nhưng cũng không nên tưới quá 3 lần ngày , tươí nhiều quá dễ bị hư thối,chỉ khi nào rễ chui vào lớp dớn hoặc than khoang hai ba phân thì có thể an tâm tưới như những cây lan khác ,sao cho đảm bảo đủ ẩm nhưng không ứ nước ,dư nước dễ làm thối rễ mới,chú ý không nên tươí nước vào lúc trưa nắng sau mươì giờ,dễ bị thối cây và rễ,tuy nhiên vào mùa mưa cây tách chiết nên có mái che ,cây tách chiết không nên để hứng nước mưa cây dễ bị hư thối
- Để thay chất trồng không thay chậu mà cây ít bị mất sức có thể làm như sau:
- Chậu nhựa chất trồng là dớn cọng, ta cố định thêm cây lan bằng dây điện nhỏ hay dây nilong ,sao đó lộn ngược cây lại ,tay vổ miệng chậu cho chất trồng rơi ra cùng những giá thể hư mục ,có thể dùng kẹp gắp ,gắp thêm những giá thể bị kẹt lại ,tắt nhiên những giá thể bám dính chậu thì không cần chạm tới ,sau đó ,xịt rửa lại toàn bộ cây dưới vói nước sạch ,sau đó có thể ngâm thêm vào dung dịch thuốc tím rửa rau ,nồng đồ ghi trên túi thuốc tím ,chừng 10 phút,lấy ra để khô hẵn .sau đó mới cho chất trồng mới vào ,và khi tưới lại thì giống như cây mới tách chiết
- Thay chậu: tương tự như trên, nhưng sau khi ngâm thuốc tím, ta luồn kéo hay dao cắt hay dao thái ,cắt vòng quanh những rễ bám sát chậu ,rồi trồng lại như trồng cây tách chiết ,nhưng chậu to hơn,
- Đối với chậu đất, ta có thể dùng kéo cắt dây điện hay kềm thường bấm chậu cho vỡ ra từng phần ,không nên dùng búa gõ dễ chấn động cây
- Đối với chậu trồng bằng than, rễ lan nếu nuôi tốt bám đều, lật ngựoc chậu hầu như không tác dụng vì các rễ ăn luồn bó các cục than lại với nhau ,ta phải cắt rễ vòng quanh chậu,sát thành chậu,lấy nguyên khối ,rồi đem ra ngâm vào nước sạch hay ngâm thuốc tím cũng được sau đó nhẹ tay gỡ bõ những phần hư mục ,cắt rễ chết ,rồi trồng lại như cây táhc chiết và thay chậu
- Một số trường hợp trồng bằng dớn cọng hay dớn trằng, một số bạn dùng kéo cắt ,xả thẳng từ trên xuống ,lấy ra từng phần (giống như ta cắt bánh ) lấy ra từng khối làm vệ sinh ,để ráo nước ,rồi trồng lại,nhưng không tưới chỉ đợi khô hẳn phần xả ra đó ,mới tưới lại lần thứ nhất,và cách tưới cũng như phần đầu tiên
- Đối với những bạn trôồnglan trên sân thượng khuyến cáo nên dùng dớn trắng(dớn lông) để trồng lại sau khi tách chiết ,cây sẽ ít mất nước mau lớn,còn bạn trồng lan mà nền bằng xi măng,nền gạch việc đắp thêm ít dớn trắng phủ bề mặt (các anh chị bến tre thì ưa dùng giấy báo xé đắp phủ gốc ) cũng sẽ giúp nhanh ra rễ ở cây tách chiết hay cây trồng lại
- Nhiều bạn kỹ hơn trước khi thay chậu tách chiết họ phun thuốc ngừa nấm trước hai ngày, sau đó mới tiến hành xử lý thay chậu, tách chiết
-st-
Comments[ 0 ]
Post a Comment