Chắc hẳn ít có loài cá nào đào hoa và tình cảm như cá hôn nhau. Trong 1 bể cá mang tên thiên đường thủy sinh là nới cá hôn nhau thể hiện những nụ hôn bất tận và lãng mạng.
1. Giới thiệu thông tin chung về cá hôn nhau, cá đào hoa
- Tên khoa học: Helostoma temminkii Cuvier, 1829
- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Helostomatidae (họ cá mùi)
Tên đồng danh: Helostoma temminckii Cuvier, 1829
Tên tiếng Việt khác: Cá Hôn môi; Cá Đào hoa
Nguồn gốc: Cá hiện diện rải rác ở các thủy vực tự nhiên Nam bộ (do du nhập từ Đông Nam Á vào thập niên 60), đã sản xuất giống trong nước
- Tên Tiếng Anh: Kissing gourami
- Tên Tiếng Việt: Cá hôn nhau, Cá Mùi; Cá Hường
- Nguồn cá:Sản xuất nội địa
Hình ảnh cá hôn nhau
2. Đặc điểm sinh học cá hôn nhau, cá đào hoa
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …
- Chiều dài cá (cm):20 – 30
- Nhiệt độ nước (C):22 – 29
- Độ cứng nước (dH):5 – 25
- Độ pH:6,0 – 8,0
- Tính ăn:Ăn tạp
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Campuchia
Tầng nước ở: Giữa
Sinh sản: Cá đẻ trứng nổi và có tính dính. Vớt cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ vì chúng có thể ăn trứng và cũng không có tập tính chăm sóc cá con
3, Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hôn nhau, cá đào hoa
- Thể tích bể nuôi (L):250 (L)
- Hình thức nuôi:Ghép
- Nuôi trong hồ rong:Có
- Yêu cầu ánh sáng:Vừa
- Yêu cầu lọc nước:Ít
- Yêu cầu sục khí:Ít
- Loại thức ăn:Rong tảo, thực vật, phiêu sinh động vật, côn trùng, giun và thức ăn viên
- Tình trạng nhiễm bệnh:
- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 120 cm
Thiết kế bể: Bể trang trí đơn giản với nhiều không gian cho cá bơi. Bể có thể trồng cây thủy sinh có lá dầy và dai để tránh cá ăn cây.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, điều kiện môi trường đơn giản.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn là rong tảo, thực vật, phiêu sinh động vật, côn trùng, giun và thức ăn viên.
Comments[ 0 ]
Post a Comment