Cách thứ 1:
Bác tôi nuôi nhiều chim cò lắm hơn 30con đủ các thể loại. Chim chóc bị rận rệp cắn cứ đứng giơ chân gãi gãi hoặc rỉa lông rũ cánh xoành xoạch, nếu nhiều rận rệp hút máu chim gày xác sơ trông thấy, rồi có lần đc 1 người khách quí biếu 1 bình xịt trị rận mạt của nc ngoài nhìn rất xinh và sang trọng lắm.
Mấy hôm sau chọn ngày đẹp trời ô hí hửng mang ra phun cho mấy con hay rỉa lông rũ cánh nhiều nhất, phun xong vừa quay ra cầm chén trà chưa kịp uống thì 1con chào mào rớt uỵch xuống đáy lồng giãy đành đạch, đồng tử giãn to, mỏ ngáp ngáp không khí, chân khua khoắng 1 hồi rồi rồi từ từ duỗi dài nằm im thin thít, thế là e nó 1 lúc sau ra đi k bao giờ trở lại trong nỗi thương tiếc của ô bác tôi.
Ngay ngày hôm sau ô bác đạp xe lọ mọ vào bản cả ngày rồi mang về của các bác dân tộc Mường 1 khóm cây mà bà con gọi là "Mần tưới".
Cây này mấy bác dân tộc thường vò nát bỏ vào chuồng nuôi nhiều chim câu, gà đẻ, nhất là gà con hay bị rận rệp, mạt, mò cắn, sau 1 lúc thì kính thưa tất cả các loại ký sinh hút máu kia chuồn sạch... Thực tình tôi cũng chẳng biết nó có chất gì mà hiệu nghiệm thế nữa!!! Nếu làm lòng lợn các bác dt cũng ngắt dăm bảy lá vằm mịn cho vào dồi mục đích ăn nó thơm khử bớt mùi đặc trưng của ruột lợn...
Ngoài ra còn có ích lợi tránh được cho cả trẻ con chơi đất lê la không bị chúng bay sang chích đốt hoa hoét khắp chân tay mình mẩy.
Sau này mỗi khi chim có biểu hiện bị rận rệp đốt thì ô bác lại vặt vài ngọn cây mần tưới vò nát cho vào đáy lồng hiệu quả rõ rệt, ngay sau đó chim k thấy biểu hiện bị ngứa ngáy rỉa lông rũ cánh nữa mà chăm chỉ hót hơn nhiều. Chim k bị mất máu và stret nên cũng béo ra trông thấy.
Với lại trồng cây này thấy rất dễ sống, đất mùn xốp, ẩm ướt là phát triển ầm ầm nhìn nó lại xanh tươi mơn mởn đẹp như cây kiểng ấy. Các bác nuôi chim cảnh nên kiếm mà trồng rồi xử dụng cho chim cò vừa đơn giản lại an toàn cho e chim yêu quí, lại k sợ hóa chất công nghiệp độc hại cho cả chim lẫn người.
Trước khi đem chim đi rượt, ta vò nát vài lá cho vào bình tưới cây phun 1 tí vào lồng thì dù treo ở gần những con chim bân bẩn có biểu hiện nhiều rận rệp mà chủ nhân lười chăm sóc thì cũng an tâm và k làm mếch lòng ngta. Đôi khi rận rệp của chim mình bay sang "định cư" luôn chim lồng khác thì càng mừng..."Nhất cử lưỡng tiện" Chim mình hay hơn còn chim địch thủ thì giảm nhiệt mà chẳng rõ nguyên nhân???
Cách trị rận rệp phổ biến nhất là:
1. Giã nhuyễn 5-7 lá cây lọc rồi pha vào nước tắm.
2. Vò nhuyễn cho vào lồng chim.
3.Xách đi dượt thì bỏ vào cho nó bay đi.
Chú ý: Đây là cách trị rận mạt, rệp để các loài kí sinh này sợ mùi mà bỏ đi nên các bác xử dụng sao cho hợp lý + khoa học nhé.
* Có bác cũng đề cập đến xử dụng cây này trị rận, rệp, mạt cho chim, nhưng hình như giấu bí quyết nên nói rất mơ hồ?
* Nếu ai quan tâm đến các vấn đề xung quanh cây mần tưới thì cứ trao đổi qua bài này nhé vì tôi xử dụng chưa thạo thao tác trên mạng, nên k quán xuyến đc các vấn đề khác như gửi thư đ tử ở hộp riêng..nên chỉ đọc đc mỗi trang này...
Cách thứ 2:
Cho tắm nước bình thường pha chút dung dịch vệ sinh phụ nữ ( sorry AE nhưng cách của mình như vậy) tỉ lệ 1 nắp bình vệ sinh đó cho 1 khay tắm 1 lít nước. tắm suốt đời cũng được lồng bạn chịu khó vệ sinh mỗi lần tắm chim = nước đó cũng được hoặc pha nước muối tẩm vào khăn lau sạch phơi nắng cho chết mạt.
Cách thứ 3:
Nhà bạn có gần trung tâm y tế dự phòng không, qua đó hỏi mấy bác ở trung tâm y tế dư phòng xin một ít thuốc tẩm mùng (PERMETHRIN) về tẩm vào cái áo mặc cho chim độ khoản tầm 30phút - 1 tiếng là chim hết thôi. Còn lại bạn pha loãng độ 1cc (1ml) cho 20cc( 20ml) nước sạch quét lên toàn bộ cái lồng rồi đem để vào chổ mát, thì chẳng còn rệp rận dám ở nữa đâu .
Nếu không xin được thuốc thì bạn liên hệ với mình Đt 0986224439 mình tặng bạn một ít mà sử dụng
Cách thứ 4:
Bạn lấy lá xoan (sầu đâu) rồi vò nhẹ đặt vào dưới đáy lồng rệp cũng giảm nhiều. Đó là kinh nghiệm dân gian, lúc gà mái lên tổ ấp trứng, người ta quây 1 ít lá xoan vào dưới đáy ổ chống rệp, mạt.
Cách thứ 5:
Số là mình có em bổi trời hơn 2 tháng lồng, chim Dương Hoà (Huế), chim rất hay nên mình rất quý và quyết nuôi dạy thành tài. Cách đây 1 tháng mình phát hiện em nó bị rận tuy vẫn tắm và phơi nắng ngày 1, có lẽ bị rận từ lúc ở ngoài rừng. Mỗi lần tắm xong phơi nắng là rận bắt đầu xuất hiện chấm nhỏ li ti ngay dưới hầu, nhìn nổi da gà, nhưng nó không rơi ra, cứ bám rồi không phơi nữa thì chúng nó lặng mất. Mình không dùng lá Mần Tưới và thuốc nhúng mùng vì sợ bọn rận bỏ đi rồi lây qua mấy em khác. Được ông anh bày cho tắm nước chè xanh (1 khay nước tắm dùng 1 tách nước chè), mới trưa nay thôi, chim tắm xong thì thấy trong khay nước rận trôi nổi 1 đàn, con chết, con bị thương. Thấy sướng quá, thay nước mới cho các em khác tắm, cũng nước chè để kiểm tra, nhưng không thấy con rận nào, may. Như vậy, mình sẽ cho em nó tắm nước chè tiếp đến khi trong nước hết rận. Còn lồng, đáy lồng và áo mình cũng nhúng qua nước chè luôn.
Nuôi chim cũng được khá lâu, nhưng kinh nghiệm trị rận kém quá, chỉ biết vệ sinh, tắm và nắng thường xuyên. Được thêm 1 kinh nghiệm này thật quý báu và dễ thực hiện, chia sẽ cùng anh em
Cách thứ 6:
- Riêng tôi nuôi các loại chim trên 35 năm rồi có vài kinh nghiệm trị rận cho chim:
Cách 1 :Nếu nhẹ các bạn vui lòng lấy nước súc miệng Listerin hoặc PS đều được.Pha 4 nắp cho 1 lit nước.Tắm 3 ngày liền sẽ chết cả trứng luôn.Chim OK
Cách 2 :Nếu nặng các bạn pha Thuốc Hantox có bán tại các tiệm Thú y theo tỷ lệ trên hũ sau 3 ngày tắm hết ngay.
-st-
Comments[ 0 ]
Post a Comment