Cá Rồng Châu Á

14:54 |
Cá Rồng Châu Á là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì sự ưa chuộng rộng rãi, giá trị cao và vẻ đẹp của nó. Nét độc đáo của hình dạng, miệng rộng và vẩy sáng đã làm cho cá rồng trở nên đặc biệt và đã làm cho bao con tim của những tài tử si mê cá phải rung động. Với nét gần gũi cùng tổ tiên Nhà RỒNG, tất cả các Hoa Kiều trên toàn thế giới đều tin tưởng Cá Rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, và đem lại hạnh phúc do đó cá rồng trở thành con vật được cưng chiều nuôi nấng trong nhà để làm cho Phong Thủy được tốt hơn. Theo tương truyền hồ cá rồng là Phong, Nước hồ là Thủy, Cá Rồng là Tài, ba chữ này hợp lại thành Đại Phúc. Do vậy ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hiếm thấy của cá rồng mà các chủ nhân thường xem cá rồng như là biểu tượng cho sự phú quý của mình, đó là lý do tại sao cá Rồng được ưa chuông nhiều.

Cá rồng Châu Á


Cá Rồng châu Á được chia ra làm 4 loại tùy theo màu sắc tự nhiên khác nhau của từng giống:

KIM LONG QÚA BỐI từ Malaysia (Cross Back Golden Malaysia).
HUYẾT LONG (Super Red) từ tỉnh West Kalimantan, Indonesia.
KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden) từ tỉnh Pekanbaru, Indonesia.
THANH LONG (Green Arowana) Riêng giống này có thể tìm thấy ở vài nhánh sông khác tại Malaysia Indonisia, Myanmar và Thái Lan. Trong những năm qua, vì sự ưa chuọ?g đại trà và nhu cầu quá cao, cộng với hứa hẹn của siêu lợi nhuận, sự săn bắt tận cùng bừa bải đã đưa số lượng cá rồng gần như tuyệt chủng. Đặc biệt là giống Kim Long Quá Bối và Huyết Long đột nhiên biến mất trong thập niên 80. May mắn thay, cá rồng được bảo vệ bằng cách liệt kê vào hàng động vật có cơ hội tuyệt chủng của CITES (Wild Fauna and Flora) được đăng ký vào hạng mục bảo vệ động vật số 1 (Appendix I CITES). Từ đó những kẻ săn bắt cá rồng mà khô?g có giấy phép sẽ bị truy tố và phạt tiền rất nặng, cho đến hôm nay vẫn còn nhiều quốc gia cấm buôn bán cá rồng như Mỹ và Đài Loan.


A- KIM LONG QUÁ BỐI (Cross Back Golden) 

Có nhiều tên cho loại cá này, có người gọi Kim Long Quá Bối, Lưỡi xương rồng Mã Lai (Malayan Bony Tongue), Bukit Merah Xanh (Bukit Merah Blue), Đài Bắc Thanh Hoàng Long (Taipie Blue Golden) và Vàng của Mã (Malaysian? Gold). Tất cả đều cùng loạ: KIM LONG QUÁ BỐI. Cá này khi trưởng thành sẽ có màu suốt qua lưng. Lý do có nhiều tên là vì cá này được tìm thấy tại nhiều nơi trên lãnh thổ Malaysia như Perak, Trengganu, Hồ Bukit Merah và Johor.

Vì lý do nguồn cung ứng thấp, và nhu cầu thì quá cao, cho nên loại cá này thuộc dạng đắt nhất, và yếu tố làm cho giá tăng cao hơn là vì ngoài sự hiếm hoi có sẵn, kỹ thuật ép đẻ thành công cũng thấp. hiện nay các trại cá ở Sing và Mã Lai đang ép giống cá này.

Kim Long Quá Bối còn được phân loại xa hơn tuỳ theo màu của vẩy cá, bao gồm: Nền Xanh, Nền Tím, Nền Vàng, Nền Xanh Lục, và nền Bạc. Từ ngữ Nền Xanh và Nền Tím được dùng lẫn lộn tuỳ theo từng trại cá ép vì dải màu xậm trên sống lưng cá khi nhìn ở góc nghiêng thì có màu xanh dương đậm, nhưng khi nhìn ở một góc độ khác thì thành màu tím sậm. NỀN VÀNG là loại có vẩy màu vàng 24K, óng ánh từ viền vảy vào đến tâm vảy. Thay vì tâm vảy màu xanh hoặc màu tím. Cá nền vàng này qúa bối (màu qua lưng) nhanh nhất so với các loại cá khác. Kim Long Quá Bối có một sắc màu toàn vẹn nhất, khi trưởng thành, toàn thân vàng ửng như 1 thỏi vàng 24K bơi lơ lửng trong hồ. Thỉnh thoảng quay vòng nhẹ nhàng và tự tin trong phong thái VUA của các loài Cá Cảnh. Trong khi các loại cá cũng màu vàng khác không có được sắc màu trời cho này. Dĩ nhiên cũng không quên đề cập tới người anh em Nền Xanh Lục và Nền Bạc có tâm vảy màu xanh lục và màu bạc, tuy nhiên ít được ưa chuộng hơn.

Thật khó khăn khi muốn phân biệt cho thật chính xác vì các trại ép cá thường hay ép giống này lai qua giống khác, không còn thuần chủng như ngày xưa. Tuy nhiên ưu điểm là họ đã sản xuất ra những loại cá mới, lạ và sặc sỡ hơn. Điển hình các loại cá mới như Platium White Golden (Bạch Ngọc/Bạch Kim) và Royal Golden Blue (Hoàng Triều Thanh Long) là giống mới được sản xuất gần đây. Hai loại này hiện đang mang bảng giá cao nhất thế giới, và các Đại Gia Nhật Bản không quản ngại tiền bạc tung ra chỉ để sở hữu 1 chú này (DTV: có 1 chú đã bán ở Nhật với giá 800,000 USD và 1 chú khác giá 280,000 USD ????) và chỉ có ở Malaysia mới sản xuất thành công 2 loại cá trên.

B - HUYẾT LONG (Super Red) 

Đây là loại Rồng Châu Á có màu đỏ. Cá Rồng Đỏ phát hiện tại nhiều vùng thuộc địa phận Tây Kalimantan ở Indonesia, địa danh nổi nhất là Sông Kapuas và Hồ Sentarum, tại đây, loại Rồng Đỏ (Đỏ Ớt và Đỏ Máu ? Chilli and Blood Red) được phát hiện đầu tiên. Đây là loại cá phổ biến nhất trong các loại cá rồng, nguyên nhân là vì màu sắc sặc sỡ đồng thời giá cả mềm hơn loại Kim Long Quá Bối, điểm nổi bật là vi, đuôi, miệng, râu đã trổ màu đỏ từ khi còn bé, các tay chơi cá thật khó cưỡng nổi ham muốn và rất thích làm chủ 1 chú cá này. Khi lớn lên màu đỏ bắt đầu xuất hiện ở những phần thân thể khác như nắp mang cá, viền của vẩy, làm cho toàn thân cá ửng đỏ lên. Sự phổ biến và ưa chuộng Rồng Đỏ đã thúc đẩy các trại cá bắt đầu ép cá Rồng đỏ vì siêu lợi nhuận và hiện nay Rồng Đỏ lại đắt hơn Kim Long Quá Bối, tuy nhiên sau 1 thời gian ồ ạt sản xuất, Rồng Đỏ đã hạ gía thành, tuy nhiên vẫn đắt hơn Kim Long Quá Bối.

Rồng Đỏ được chia ra làm 4 loại khác nhau: Đỏ Ớt (Chilli Red) Đỏ Huyết (Blood Red), Đỏ Cam (Orange Red) và Đỏ Vàng (24K) (Golden Red). Thời gian gần đây những rồng đỏ này được góp lại và gọi chung cùng tên là Huyết Long (Super Red) hoặc Rồng Đỏ cấp 1 (1st Grade Red). Điều này tạo ra tranh cãi, vì cách áp dụng tên Huyết Long khi loại Đỏ Cam và Đỏ Vàng không đạt được đúng nghĩa của chữ ĐỎ khi so sánh với 2 loại trên, vì chúng chỉ xuất hiện màu vàng da cam hoặc vàng 24K. Dù vậy các trại cá vẫn lạm dụng từ Huyết long để đặt tên chung cho cá ép của trại mình.

Cả 2 loại Đỏ Ớt và Đỏ Máu đều xuất xứ từ nguồn nước nổi tiếng ở miền Tây Kalimantan, Indonesia có tên gọi là Sông Kapuas và Hồ Sentarum. Hồ Sentarum bao gồm nhiều hồ nhỏ nối liền với nhau và tập hợp lại tại đầu cuối của Sông Kapuas. Trong nước này chứa nhiều cây gẫy lâu năm chìm trong lòng sông hồ tạo thành môi trường tốt cho cá rồng sinh sống , nhưng với sự ô nhiễm, chất thải, bùn bẩn, nước tù đã ảnh hưởng không ít đến màu sắc nguyên thủy của cá rồng tại đây. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến màu sắc nguyên thủy của cá Rồng Đỏ là sự ép giống lộn xộn đã sản sinh ra nhiều màu khác nhau. Có những giống có mình dày hơn, miệng cong và sâu hơn, có giống màu đỏ tươi hơn, màu nền xậm hơn. Vì sự khác biệt này, những người lái cá đầu tiên ở Indonesia chế ra 2 tên gọi chung cho 2 nhóm rồng hoá đỏ chính được tìm thấy trong vùng: Đỏ Ớt (Chilli Red) và Đỏ Máu (Blood Red). Những tên này được gán cho cá là vì độ Đỏ giữa 2 loài cá này. Đỏ ớt có màu đỏ tươi và Đỏ Máu có màu đỏ đậm hơn giống như máu bầm. Bên cạnh màu sắc, 2 loại cá này cũng có hình dạng khác nhau. Đỏ Ớt có thân mình rộng và dày hơn, trong khi Đỏ Máu thì dài và dẹp hơn, Sự khác biệt này có thể dễ dàng nhận ra khi nhìn chú Đỏ Ơt thì độ dày ngang từ sống lưng qua bụng đến đuôi đều dày và rộng trong khi Đỏ Máu từ thuôn hơn khi nhìn từ gáy đến phần đuôi. Sự khác biệt về hình dáng và có độ vảy dày hơn, đầu hình cái muỗng, màu đỏ tươi, đã làm cho Đỏ Ớt trở thành như lực sĩ thể hình, Xung, Cân đối và dễ nhìn.

Điểm khác biệt khác dễ nhận dạng là Đỏ Ớt có cặp mắt thật to, màu đỏ và đuôi hình Kim Cương (Diamond - shaped tail) - (DTV: Ở VN thì gọi là hình trái đào). Trong khi Đỏ Máu thì có cặp mắt trắng và nhỏ, đuôi thì mở rộng hình cánh quạt (Fan-Shaped Tail). Cặp mắt của Đỏ Ớt rất to và rộ?g, đôi khi to đến độ phần trên gần như đụng đầu và phần dưới gần chạm vào miệng. Phần đuôi của Đỏ Ớt giống như hình viên Kim Cương và mọc dài ra phía sau khi trưởng thành. Mặt khác, Đỏ Máu thì có cặp mắt nhỏ hơn nhiều nhìn vào thấy ?bình thường? hơn và tròn trịa hơn. riêng phần đuôi thì xoè ra như cánh quạt thật đẹp. Những khác biệt này thật rõ ràng kể cả khi cá còn rất bé cũng có thể nhận ra.

Đỏ CAM (Orange Red) Đây là loại cá rất phổ biến trong giới ép cá đẻ vì dễ thành công hơn, loại không phải là loại "Hoá đỏ" (Red-turning type). Khi trưởng thành chú cá này ?trình diễn? vây màu Vàng Cam phủ đầy mình rất rõ khi so sánh với Đỏ Ớt và Đỏ Máu. Sự khác biệt thể hiện rõ hơn khi phần Vi trên + dưới và đuôi cũng không được màu đỏ như 2 loại đàn anh trên.

Đỏ VÀNG (Golden Red) là loại cá rồng cũng thường gặp bên cạnh người anh em Đỏ Cam. Loại này có giá trị thấp nhất trong các loại Rồng Đỏ vì khi trưởng thành, nó chỉ có màu vàng nhạt quanh thân thể, môi và râu cũng không có màu đỏ mà chỉ hơi vàng 1 tí thôi, thật ra có nhiều con thuộc loại này cũng không có màu ở vi và đuôi nữa. Đây là hậu quả của sự ép đẻ khác giống đã cho ra 1 thế hệ có chất lượng nửa vời, chỉ vì sự ép đẻ rất thành công dễ dàng cho những trại cá chủ trương bán rẻ nhưng bán nhiều (số lượng hơn chất lượng !!!!)

Đỏ Xanh Lục (Banjar Red) hoặc còn gọi "Công dân loại 2" (2nd Grade Red) chưa bao giờ chính thức từ giống Huyết Long. Đây cũng lại là một chế tác của các ông lái cá tài tử ép đẻ giữa cá mái Đỏ Xanh Lục, Hồng Vỹ hoặc Thanh Long với Huyết Long đực chính hiệu để tăng năng xuất về cá con. Đôi khi các tay buôn này còn dùng hormones hoặc thuốc kích thích để làm cho các chú cá này nhìn rất là "Đỏ". Vì vậy khi mua Rồng Đỏ TUYỆT ĐỐI không nên mua loại cá được giới thiệu "Rồng Đỏ tự nhiên" (Wild caught Red Arowana) và khi hỏi có khai sinh thì lại trưng ra KS của CITES (DTV: Tất cả cá rồng không phân biệt loại nào, dù rẻ hay đắt, bán ở tiệm tại các nước Mã, Thái, Indo, Sing đều phải có khai sinh, vì nếu không khi bị bắt sẽ bị phạt rất nặng (động vật quý hiếm có cơ diệt chủng). Cách cuối cùng cho chúng ta nhận biết là nhìn đầu cá thì tròn hơn, miệng không được nhọn, vẩy không sáng, có màu xanh/vàng trên vẩy là đúng loại Banjar Red.

C- KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden) 
Được biết đến với tên Kim Long Hồng Vỹ (KLHV) hoặc Kim Long Indo, loại này được xếp hạng chung trong gia đình Kim Long với Kim Long Quá Bối (KLQB), Kim Long Malaysia, giá thành của Kim Long Hồng Vỹ rất ?mềm? so với Kim Long Quá Bối. Lý do là vì KLHV sẽ không bao giờ đạt được màu vàng 24K như KLQB, và màu vàng của KLHV sẽ không bao giờ vượt qua khỏi lưng mà khi trưởng thành luôn luôn có 1 vệt đen lớn kéo dài từ đầu đến đuôi cá. Mặc dù giá trị không cao khi so sánh với ?Cục Vàng Biết Bơi? (KLQB), nhưng đa phần các chú KLHV này sẽ có màu vàng lên đến lớp vảy thứ 4 và có vài chú, choé hơn thì màu vàng lên đến hàng vảy thứ 5. Cũng giống như đồng chí KLQB, KLHV cũng khác loại tuỳ theo màu sắc từng con, như nền xanh, xanh lục và nền vàng. Khi còn bé KLHV không có màu sắc gì hết trong khi KLQB đã thể hiện màu mè rõ ràng, sáng lóng lánh, và màu cũng đã xâm nhập lên hàng vảy thứ 5 rồi.

Nói chung KLHV "lì lợm" hơn so với KLQB, nhanh lớn hơn, và cỡ bự hơn, tuy nhiên Hồng Vỹ thì XUNG hơn KLQB. Thật khó khi nuôi chung trong 1 hồ lớn, thường thì 8-9 con cá nhỏ, trong khi KL Malaysia thì không sao cả, loại này cũng được bảo vệ của CITES, tuy nhiên vẫn bị săn lùng ở nơi thiên nhiên, ngoài ra, các bạn bạn rất giống nhau từ đuôi, Vi, và màu trên miệng của 2 loai KLHV này.

D- THANH LONG (Green Arowana) 
Đây cũng là 1 loại trong giòng họ cá rồng, thường tìm thấy ở Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện, Indonesia và Campuchia. Vì loại này sống ở nhiều phong thổ khác nhau và rộng rãi như vậy nên hình dạng và màu sắc cũng có thể khác nhau. Hầu hết những loại Thanh Long tìm thấy ở những nơi này có màu xám xanh ở thân mình và đuôi có sọc xanh xám đậm. Hình dáng Thanh long cũng đặc trưng khác thường hơn so với các loại cá rồng khác, đầu và miệng thì tròn và to hơn. Đây là loại cá rẻ tiền nhất trong các loại rồng cùng với loại Đuôi Vàng (Yellow Tail). Tuy nhiên có 1 loại Thanh Long Xanh (có xen lẫn màu tím trên tâmvảy) thì lại được đứng chung hàng với các đàn anh cao quý khác. Thanh Long cùng với Huyết Long ?hạng 2? (2nd Grade Red) được ưa chuộng nhiều nhất ở Thái Lan và Philippines vì giá mềm của nó. Bên cạnh đó, loại này cũng được các chú học trò nhỏ bên Nhật khoái vì vừa túi tiền, có khả năng tậu được, để vừa chiêm ngưỡng vừa tập ép đẻ.

Rất bình thường các chú cá này được hầu hết các tay mới tập chơi cá dùng làm bước khởi đầu cho sự nghiệp chơi cá cảnh sau này vì, vừa rẻ vừa dễ kiếm. Sau đó đã ký cóp 1 ít kinh nghiệm rồi mới bắt đầu chuyển qua KLHV, KLQB hoặc Huyết Long.

-st-

Read more…

Cá cánh bườm, Cá cánh buồm

13:05 |
Cá cánh bườm hay còn gọi là cá cánh buồm có nhiều màu sắc khác nhau như cá cánh buồm đen, cá cánh buồm xanh... Là loại cá nhanh nhẹn và cực kỳ dễ nuôi.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá cánh bườm

- Tên khoa học: Gymnocorymbus ternetzi (Boulenger, 1895)

- Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)

- Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)

- Tên đồng danh: Tetragonopterus ternetzi Boulenger, 1895

- Tên tiếng Việt khác: Bánh lái; Hắc quần, cá váy

- Tên tiếng Anh khác: Black widow; Butterfly tetra; Blackamoor

- Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Hình ảnh cá cánh bườm



2. Đặc điểm sinh học cá cánh bườm

- Phân bố: Nam Mỹ: từ Paraguay đến Argentina.

- Chiều dài cá (cm): 6

- Nhiệt độ nước (C): 21 – 27

- Độ cứng nước (dH): 5 – 19

- Độ pH: 6,0 – 8,0

- Tính ăn: Ăn tạp

- Tầng nước ở: giữa

- Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng phân tán, chọn giá thể là cây thủy sinh cho trứng dính, trứng nở sau 2 – 3 ngày.

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cánh bườm

- Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)

- Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Ít

- Chiều dài bể: 60 – 80 cm.

- Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh mọc thấp. Cá bơi theo đàn, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung với các loài nhanh nhẹn và vây ngắn vì cá có tập tính rỉa vây cá khác

- Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

- Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

4. Trị trường mua bán, giá bán cá cánh bườm

- Giá trung bình (VND/con): 6000

- Giá bán min - max (VND/con): 5000 - 10000

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Nhiều
Read more…

Cách phân biệt cá ông tiên trống mái

12:58 |
Cá thần tiên là loài cá khá khó phân biệt được trống mái, ngoại trừ lúc chúng đẻ trứng ta mới dám chắc chắn phân biệt được chính xác 100%. SVC VietNam xin giới thiệu đến các bạn tài liệu hướng dẫn cách phân biệt các ông tiên trống mái.



Dựa vào kinh nghiệm này kết hợp với kinh nghiệm thực tế của các bạn trong quá trình nuôi dưỡng cá thần tiên sinh sản để rút ra thêm kinh nghiệm cho bản thân.



Như hình vẽ trên các bạn có thể thấy:
1. Con trống có tốc độ tăng trường nhanh hơn con mái, trong 1 bầy đàn 2 con trống mái có độ tuổi bằng nhau thì con trông sẽ có kích thước lớn và mạnh mẽ hơn con mái. Lúc sắp sinh sản vây kỳ của cá trống căng lên rất đẹp

2. Đầu cá thần tiên trống sẽ có độ cong tròn hơn cá mái, tức là đầu gù đó. Trong khi cá mái đầu thẳng bưng

3. Râu của cá trống mái cũng có đặc điểm khác nhau, râu cá trống có đường tẻ ra ở gốc ngọn như hình

4. Bộ phận sinh dục của cá thần tiên trống hình gai nhọn trong khi đó bộ phận sinh dục của cá thần tiên mái thì hình tù, dạng gần như hình chữ nhật, lồi to và rõ ràng hơn con trống, đặc biệt là lúc sắp đẻ trứng


Thêm 1 hình ảnh để phân biệt cá thần tiên dựa vào bộ phận sinh dục của chúng lúc sắp đẻ trứng

Con có sọc bên trái là thần tiên trống ( Bộ phận sinh dục nhọn)
Con bên phải màu đen là thần tiên mái, bộ phận sinh dục lúc sắp đẻ trứng sẽ to hơn và dạng tù chứ không nhọn như cá trống
Read more…

Cá nóc da beo

12:54 |
Cá nóc da beo nước ngọt có khả năng sống trong môi trường nước mặn, đặc biệt lưu ý nó có thể xé nát con mồi như các loại cá có kích thước nhỏ hiền lành và bơi chậm chạp như cá vàng....

1. Giới thiệu thông tin chung về cá nóc da beo

- Tên khoa học: Tetraodon fluviatilis Hamilton, 1822

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Tetraodontiformes (bộ cá nóc)
Họ: Tetraodontidae (họ cá nóc)
Tên đồng danh: Chelonodon fluviatilis (Hamilton, 1822); Arothron dorsovittatus Blyth, 1860; Dichotomycterus rangoonensis Le Danois, 1959
Tên tiếng Việt khác: Cá Nóc xanh; Cá Nóc da beo; Cá Nóc da báo
Tên tiếng Anh khác: Common puffer; Tidal pufferfish
Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trữ lượng cá trong tự nhiên còn nhiều, xuất hiện quanh năm, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 9, tập trung ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm ... Hiện lượng xuất khẩu cá nóc các loại trên 200 ngàn con/năm, cao điểm đạt 826.000 con vào năm 2004.

- Tên Tiếng Anh: Green pufferfish

- Tên Tiếng Việt: Cá Nóc beo

- Nguồn cá:Tự nhiên bản địa



2. Đặc điểm sinh học cá nóc da beo

- Phân bố:Một số nước Nam Á và Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):17

- Nhiệt độ nước (C):24 – 28

- Độ cứng nước (dH):10 – 30

- Độ pH:7,0 – 8,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Campuchia; ở Việt Nam cá phân bố ở các sông lớn và cửa sông ven biển miền Nam
Tầng nước ở: Mọi tầng nước, cá thường bơi ở tầng nước mặt
Sinh sản: Cá đẻ trứng lên giá thể cứng vùng nước cạn, cá đực chăm sóc và bảo vệ trứng cho đến khi trứng nở.

3. Kỹ thuật nuôi cá nóc da beo

- Thể tích bể nuôi (L):200 (L)

-Hình thức nuôi: nuôi đơn, có thể ghép với các loại cá lớn hơn và phải nhanh nhẹn vì cá nóc da beo nhiều lúc cũng ăn thịt các loại cá chậm chạp và hiền lành như cá vàng loại nhỏ.

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Nhiều

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Bể có mức nước vừa phải với nền đáy cát hoặc sỏi và một ít cây nhựa hoặc giá thể trang trí. Cá thích hợp trong bể nuôi chung, tránh nuôi chung với các loài có vây dài và bơi chậm vì cá hay rỉa vây cá khác.
Chăm sóc: Cá là loài rộng muối, sống được ở nước mặn, lợ và ngọt. Cá tự nhiên có thể thuần dưỡng về độ mặn 2‰, tuy nhiên cá thích hợp nhất ở độ mặn 10 – 15‰ (Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997).
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi sống di động bao gồm tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể ..

4. Thị trường mua bán, giá bán cá nóc da beo

- Giá trung bình (VND/con):3000

- Giá bán min - max (VND/con):2000 – 10000

- Mức độ ưa chuộng:Trung bình

- Mức độ phổ biến:Nhiều

Read more…

Cá hồng két

12:50 |
Cá hồng két có nhiều dạng như: hồng két kinh kong, hồng két đuôi tim và hồng két xăm chữ.... Vốn là ông tổ sư của cá la hán.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá hồng két

- Tên khoa học:Không có tên chính thức (xem thêm phần thông tin chung)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)

Tên khoa học: Cá không có tên khoa học chính thức, là kết quả lai tạo trong họ Cichlidae, dự đoán là phép lai khác giống: X Amphilophus

Thuộc loài: Hiện phổ biến hai giả thuyết tổ hợp lai của cá hồng két:

(1)Amphilophus labiatus X Heros severus

(2) Amphilophus citrinellum X Cichlasoma synspilum

Tên tiếng Việt khác: Két đỏ; Huyết anh vũ

Tên tiếng Anh khác: Bloody Parrot; Blood Parrotfish

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 90, trung bình nhập 1 – 2 ngàn con/năm, cao điểm gần 5 ngàn con/năm vào năm 2003

- Tên Tiếng Anh:Blood Parrot

- Tên Tiếng Việt:Hồng két

-Nguồn cá:Ngoại nhập

- Số kiểu hình:2



2. Đặc điểm sinh học cá hồng két

- Phân bố:Được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986

- Chiều dài cá (cm):17 – 20

- Nhiệt độ nước (C):21 – 28

- Độ cứng nước (dH):2 – 25

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước

Sinh sản: Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và đúng nghĩa” hồng két chủ yếu từ nhập khẩu

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hồng két

- Thể tích bể nuôi (L):220 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Nhiều

- Yêu cầu sục khí:Nhiều

- Loại thức ăn:Tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm

Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ ...). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy. Cá thân thiện và đáng yêu, cá hồng két thường nuôi chung với cá rồng và các loài cá hiền lành khác. Lưu ý cá có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng.

Chăm sóc: Cá cần bộ lọc ổn định với môi trường nước trong sạch.

Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn gồm tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên

4. Thị trường mua bán, giá bán cá hồng két

- Giá trung bình (VND/con):70000

- Giá bán min - max (VND/con):40000 – 100000

- Mức độ ưa chuộng:Nhiều

- Mức độ phổ biến:Trung bình

Hiện nay trên thị trường có cá hồng két đuôi tim và hồng két xăm, cá hồng két kinh kông rất đẹp
Read more…

Cá ngựa vằn - cá sọc ngựa

12:46 |
Cá ngựa vằn hiện nay đã có nhiều màu sắc như cá ngựa vằn đỏ, cá ngựa vằn xanh, cá ngựa vàng... Cá ngựa vằn rất dễ nuôi, được nhiều người chọn nuôi trong bể thủy sinh, chúng thường bơi thành đàn sát mặt nước rất nhanh nhẹn và đẹp mắt.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá ngựa vằn
- Tên khoa học: Danio rerio (Hamilton, 1822)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Cyprinus rerio Hamilton, 1822; Barilius rerio (Hamilton, 1822) Brachydanio rerio (Hamilton, 1822)
Tên tiếng Anh khác: Zebrafish; Leopard danio
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70 (kiểu hình ngựa vằn xanh vây ngắn), đã sản xuất giống phổ biến trong nước
- Tên Tiếng Anh: Zebra; Zebra danio

- Tên Tiếng Việt: Cá Ngựa vằn; Cá Sọc ngựa

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa



2. Đặc điểm sinh học cá ngựa vằn
- Phân bố:Một số nước Nam Á và Myanmar …

- Chiều dài cá (cm):5 – 6

- Nhiệt độ nước (C):20 – 28

- Độ cứng nước (dH):5 – 19

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal và Myanmar.
Tầng nước ở: Cá sống ở tầng giữa và tầng mặt nước
Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng trên giá thể mềm đặt ở đáy. Sau khi đẻ, cần tách trứng khỏi cá bố mẹ, trứng nở sau 2 – 3 ngày.

3. Kỹ thuật nuôi cá ngựa vằn
- Thể tích bể nuôi (L):90 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Trung bình

- Yêu cầu sục khí:Trung bình

- Loại thức ăn:Từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng đến thức ăn viên dạng nổi.

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 – 80 cm
Thiết kế bể: Cá nuôi trong bể thủy sinh rất hợp, nên chừa tầng mặt thông thoáng để cá di chuyển. Bể cần có nắp đậy để tránh cá nhảy ra. Cá bơi thành đàn, nên thả nhóm từ 5 – 6 con. Cá khá thân thiện và hoạt bát, thích hợp với bể nuôi chung.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất, khỏe mạnh thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.
Thức ăn: Cá ăn từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng đến thức ăn viên dạng nổi.

4. Thị trường mua bán, giá bán cá ngựa vằn
- Giá trung bình (VND/con):3000

- Giá bán min - max (VND/con):2000 - 6000

- Mức độ ưa chuộng:Trung bình

- Mức độ phổ biến:Nhiều
Read more…

Cá phượng hoàng

12:36 |
Ngoài cá phượng hoàng ngũ sắc ra thì hiện nay đã có nhiều loại cá phượng hoàng lùn xanh lam, phượng hoàng lùn vàng... Cá phượng hoàng là màu sắc sinh động trong bể thủy sinh, cá phụng hoàng hoạt động lanh lẹn và có thể nuôi chung với nhiều loại cá hồ rong khác.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá loại cá phượng hoàng
- Tên khoa học: Mikrogeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
Tên đồng danh: Apistogramma ramirezi (Myers & Harry, 1948); Microgeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948); Papiliochromis ramirezi (Myers & Harry, 1948)
Tên tiếng Việt khác: Cá Phụng hoàng
Tên tiếng Anh khác: Ram cichlid; Gold ram; Ram
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, riêng phượng hoàng lùn, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước

- Tên Tiếng Anh: Butterfly cichlid; Dwarf cichlid

- Tên Tiếng Việt: Cá Phượng hoàng

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Cá phượng hoàng


Hiện nay đã lai tạo ra cá dòng cá phượng hoàng xanh lam, phượng hoàng lùn, phượng hoàng vàng trong lạ mắt và giá chúng cao hơn, gấp đôi cá phượng hoàng ngũ sắc.

2. Đặc điểm sinh học cá phượng hoàng
- Phân bố:Nam Mỹ: lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia

- Chiều dài cá (cm):5 – 7

- Nhiệt độ nước (C):25 – 29

- Độ cứng nước (dH):5 – 12

- Độ pH:6,0 – 7,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con

3. Kỹ thuật nuôi cá phượng hoàng
- Thể tích bể nuôi (L):90 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Nhiều

- Yêu cầu sục khí:Nhiều

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm
Thiết kế bể: Cá nuôi trong bể thủy sinh rất hợp, ánh sáng vừa, với giá thể cho cá ẩn nấp như đá, gỗ. Cá ưa hoạt động và nhanh nhẹn, nuôi thành cặp hoặc thích hợp trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, cần nước hơi mềm và bộ lọc thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá nhạy cảm với nitrít độc hại.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.

4. Hình ảnh

Cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng

-st-
Read more…

Cá đuôi kiếm, cá hồng kim

12:12 |
Cá đuôi kiếm có nhiều tên gọi như cá hồng kim, cá hoàng kiếm... Nét nổi bật nhất chính là thanh kiếm dưới thùy đuôi của chúng, chiếc đuôi này không phải là vũ khí mà chỉ là vật trang trí giúp cá trống nổi bật hơn trong mắt những con cái mái.

1. Giới thiệu thông tin chung cá đuôi kiếm

- Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848

- Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)

- Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)

- Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm.

- Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.

- Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

- Số kiểu hình: 2



2. Đặc điểm sinh học cá đuôi kiếm

- Phân bố: Một số vùng châu Mỹ và châu Phi …

- Chiều dài cá (cm): 12 – 16

- Nhiệt độ nước (C): 18 – 28

- Độ cứng nước (dH): 9 – 25

- Độ pH: 7,0 – 8,3

- Tính ăn: Ăn tạp

- Phân bố: Châu Mỹ (trung và bắc Mỹ), châu Phi (Natal, Transvaal, và Namibia)

- Tầng nước ở: Mọi tầng nước

- Sinh sản: Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá đuôi kiếm

- Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

- Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Trung bình

- Chiều dài bể: 80 cm

- Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá đực thường hay đánh nhau. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.

- Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm, ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm.

- Thức ăn: Cá ăn vụn bã thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

4. Thị trường mua bán, giá bán cá đuôi kiếm

- Giá trung bình (VND/con): 2500

- Giá bán min - max (VND/con): 1000 - 15000

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Nhiều

-st-
Read more…

Cá khủng long

12:04 |
Cá khủng long vàng là loại cá phổ biến nhất trong các dòng cá khủng long, chúng sống ở đáy hồ, khả năng nhìn kém nhưng khứu giác rất phát triển để tìm mồi vào ban đêm.
Cá khủng long vàng còn gọi là khủng long albino hay cửu sừng mắt đỏ



1. Giới thiệu thông tin cá khủng long vàng
- Tên khoa học: Polypterus senegalus senegalus Cuvier, 1829

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Polypteriformes (bộ cá nhiều vây)
Họ: Polypteridae (họ cá nhiều vây)
Tên đồng danh: Polypterus senegalus Cuvier, 1829; Polypterus arnaudii Duméril, 1870
Tên tiếng Việt khác: Cá Khủng long xám
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ năm 2002

- Tên Tiếng Anh:Gray bichir; Bichir
- Tên Tiếng Việt: Cá Khủng long
- Nguồn cá:Ngoại nhập


2. Đặc điểm sinh học cá khủng long vàng

- Phân bố: Châu Phi …
- Chiều dài cá (cm):50
- Nhiệt độ nước (C):24 – 28
- Độ cứng nước (dH):5 – 20
- Độ pH:6,5 – 7,5
- Tính ăn:Ăn động vật
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Cá phân bố rộng rãi ở 26 quốc gia Châu Phi, là loài phổ biến nhất trong nhóm cá khủng long
Tầng nước ở: Đáy
Sinh sản: Cá đẻ trứng trên cây thủy sinh, thụ tinh ngoài

3. Kỹ thuật nuôi cá khủng long vàng

- Thể tích bể nuôi (L):250 (L)
- Hình thức nuôi:Ghép
- Nuôi trong hồ rong:Có
- Yêu cầu ánh sáng:Vừa
- Yêu cầu lọc nước:Ít
- Yêu cầu sục khí:Ít
- Loại thức ăn:Tôm, cá, ếch nhái, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể ...
- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 – 120 cm
Thiết kế bể: Cá cần bể có bề mặt rộng nhưng không cần nước sâu. Trong bể bố trí các khúc gỗ và tảng đá để cá ẩn náu. Bể có thể trồng hay không trồng cây thủy sinh. Bể cần có nắp đậy để tránh cá trốn thoát.
Chăm sóc: Cá rất khỏe và dễ nuôi. Cá hoạt động về đêm, khả năng nhìn kém nhưng khứu giác rất phát triển để tìm mồi. Cá có cơ quan hô hấp phụ, thường lên đớp khí và có thể trườn ra khỏi nước.
Thức ăn: Là loài cá dữ ăn thịt, thức ăn bao gồm tôm, cá, ếch nhái, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể

4. Thị trường mua bán, giá bán cá khủng long vàng

- Giá trung bình (VND/con):150.000
- Giá bán min - max (VND/con):100.000 - 200.000
- Mức độ ưa chuộng: Trung bình
- Mức độ phổ biến: Ít
Read more…

Cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh

11:58 |
Tại sao nuôi cá trong bình thủy tinh bị chết ?
Có nhiều nguyên nhân và cách khắc phục như sau:
- Bể nhỏ và không có máy oxi nên cá sẽ chết
Nếu bể thủy tinh bạn không có máy oxi thì chỉ nên lựa chọn các loài cá khỏe mạnh, có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi như cá betta ( cá xiêm đá ) loài cá này chỉ nuôi riêng 1 con trong 1 bể.



Cá betta không cần máy xủi oxi, 1 tuần thay nước 1 lần, 2 ngày cho ăn 1 lần trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn viên, thêm 1 cộng rông đuôi chó là thích hợp

- Mật độ nuôi cá quá nhiều cũng dẫn tới thiếu oxi và nước bẩn, dẫn đến chết cá
Nuôi cá trong bể thủy tinh thì nuôi càng ít cá càng tốt nhé, 1 đến 3 con thôi là tốt

- Cho ăn quá nhiều sẽ làm bẩn nước và cá ăn quá no cũng chết
Khoảng 2,3 ngày ta cho ăn 1 lần là được rồi, mỗi lần cho ăn chỉ cần cho ăn ít thôi nhé. Cá nhịn đói vài ngày không chết, chứ ăn no căng là chết đấy. Cách nuôi này chấp nhận cá gầy gò tí

Thay nước cho cá trong bình thủy tinh thường xuyên có sao không?
Vì bể thủy tinh nhỏ nên nước nhanh bẩn, dẫn đến các bạn thay nước thường xuyên sẽ làm cá sock nước và chết

Nước máy nuôi cá cần xử lý bằng cách chứa nước trong thau chậu, sau 24h khí clo bốc hết đi mới nuôi cá được nhé
Mỗi lần thay nước ta nên thay từ 50 đến 70% nước thôi, để cá không bị sock, nuôi lâu ngày khi cá đã quen nước, ta tăng lên thay 80 rồi mới đến 100% nước

Nuôi cá trong bể thủy tinh có cần máy oxi ? 
Vì bể thủy tinh nhỏ mà sử dụng máy oxi thì sẽ làm nước dao động làm cá mệt, đuối sức, nước văng té ra ngoài... và thậm chí làm đục nước nữa.
Nếu muốn sử dụng thì mua máy oxi loại công suất loại yếu nhất đó nhé, và để vòi sủi oxi sát trên mặt nước

Nuôi cá vàng trong bể thủy tinh được không ?
Cá vàng là loài cá ăn và thải phân nhiều nên không thích hợp, Nếu muốn nuôi thì chỉ chọn 1 cặp cá vàng nhỏ tí thôi nhé, và cắm vòi xủi oxi nhẹ trên mặt nước, loài này thì chụi khó thay nước thường xuyên tí, 1 tuần thay nước cỡ 3 đến 4 lần. Và đặc biệt lưu ý là cho ăn ít thôi, 2 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần cho ăn cực ít thôi.


Dùng lọc gì cho bình thủy tinh nuôi cá ?
(Các bạn mới nuôi cá cảnh thì không cần quan tâm vấn đề này nhé, cũng không quan trọng lắm)

Lọc vi sinh to thế này để trong bể thủy tinh thì cần chế lại nhé
Bể thủy tinh mà dùng lọc vi sinh thì chiếm hết diện tích, nếu các bạn đã có nhiều kinh nghiệm về nuôi cá cảnh thì chắc hẵn đã biết đến lọc vi sinh, mình đưa ra hình minh họa sau đây chắc các bạn sẽ hình dung được và tự sáng chế lọc vi sinh cho riêng bản thân nếu các bạn muốn.

Tức là các bạn chế cái cục xốp, cục mút thành 1 tấm bông lọc nhỏ chẳng hạn

Cho cá ăn thức ăn gì để bình thủy tinh luôn trong sạch ?
Cho ăn trùng chỉ và lăng quăng đã xử lý sạch sẽ giúp bể cá sạch hơn. Cho ăn thức ăn viên loại khô thì nhớ là cho ăn ít thôi.

Có nên rải cát sỏi ở đáy bể thủy tinh ?
Không nhất thiết phải rải cát sỏi, nếu muốn thì mua cát sỏi loại nhỏ và rải với độ dày vừa phải như các hình ở trên

Loài cá nào có thể nuôi trong bể thủy tinh ?
Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxi như: Cá betta
Còn cá bảy màu có 1 số dòng đòi hỏi oxi nhiều, tuy nhiên 1 số loại bảy màu chợ nếu không có máy oxi vẫn sống được, nuôi từ 2 - 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của các thành viên, của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxi đó, những con nuôi trong môi trường như thế đã có sức khỏe mạnh.
Cá đuôi kiếm, các loại cá mún, hòa lan... cũng khá khỏe mạnh, nuôi 1 đến 2 cặp
Cá vàng thì 1 cặp nhỏ tí xíu kết hợp với vòi oxi nhẹ trên mặt nước
Cá ngựa vằn cũng khá khỏe

-st-
Read more…

Chữa bệnh cá la hán đi phân trắng

14:57 |
Cá la hán thường hay mắc căn bệnh về đường ruột, đó là đi phân trắng. Tiện thể có bạn trên facebook hỏi mình cách chữa trị thì đăng luôn ở đây, sau này ai gặp tình huống này thì áp dụng luôn.



Biểu hiện của bệnh đường ruột, đi ngoài, phân trắng
Phân trắng sơị kéo dài, thường thì cá lờ đờ, bỏ ăn, có con vẫn ăn bình thường. Chú nào bụng to không xẹp sau 4,5 tiếng kể từ khi phát hiện thì là SÌNH BỤNG (TRƯỚNG BỤNG)
Nguyên nhân cá la hán bị bệnh sình bụng : ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn lạnh, sốc nước do thay nước ngay sau khi ăn, cá mới về, thay đổi môi trường, stress, ăn quá no không tiêu hóa hết……
Cách chữa:
• Việc chữa đi ngoài phải rất kiên trì không hấp tấp nóng ruột mà làm hỏng cả 1 quá trình chữa bệnh. Nếu thương cá mà cho ăn trong lúc điều trị chính là giết nó đấy.
• Nếu cá chớm đi ngoài thì CHO NHỊN ngay, bơm men Tiêu Hóa vào miệng ngày 2 lần. Đôi khi cá chớm bị thì dùng biện pháp này cũng hiệu quả chứ dùng thuốc ngay cũng không phải biện pháp hay. Sau 2 ngày mà không đỡ thì thực hiện như dưới đây:

Bật sưởi 30 Độ, tắt máy lọc, và bật sủi oxi
Có thể cho thêm muối 30gam/30 lít nước

Dùng thuốc Metrodiazol với liều lượng 1 viên 250mg với 15 lít nước. Vậy thì hồ cá của bạn nên rút nước bớt, hoặc di chuyển sang hồ có kích thước nhỏ. Nếu hồ 30 lít thì dùng 500mg Metrodiazol


Sau 24h thì thay 30% nước và bổ sung lập lại liều thuốc như ban đầu. Khoảng 3 ngày thì cá đã đi phân đen trở lại, lúc này ta bắt đầu cho cá ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và cho ăn với liều lượng ít thôi. (Nhớ là trong thời gian 3 ngày điều trị đó đừng cho cá ăn gì nhé) Có thể trong 3 ngày cá chưa khỏi thì kéo dài chữa bệnh đến 5 ngày.
Không cho ăn tôm (dễ tái phát bệnh) hạn chế đồ khô (khó tiêu gây trướng bụng).

Sau 5 ngày mà cá không khỏi bệnh thì chuyển sang thuốc Tinidiazol

Lưu ý: Tinidiazol chỉ dùng khi Metrodiazol ( vì Tinidiazol có hại đến thận )



MEN TIÊU HÓA MAI VIỆT bơm vào miệng cá ngày 2,3 lần, nhớ là không cần thả vào nước vì men gặp kháng sinh mất tác dụng.

CÁCH BƠM MEN/THUỐC KHÁNG SINH VÀO MIỆNG CÁ:
- Đổ 1 muỗng (sữa chua) men/thuốc kháng sinh ra cái chén con.
- Dùng xi lanh không có đầu kim hút khoảng 5cc nước trong bể hòa tan men.
- Sau khi hòa tan, hút toàn bộ nước hòa tan vào xi lanh.
- Dùng tay trái lùa cá và ép chặt vào thành hồ, lưu ý chỉ tỳ tay vào thành kính chứ không tỳ hay bóp vào người cá ễ làm cá hoảng, mục đích làm cá nằm gọn trong lòng bàn tay và thành hồ.
- Từ từ nâng đầu cá khỏi mặt nước chếch 45 độ, vẫn ngâm mang cá trong nước.
- Tay phải cầm xi lanh bơm thật mạnh vào miệng cá rồi bỏ cá ra.
Các thao tác phải nhanh, gọn không làm cá hoảng. Phần lớn men sẽ phun ra mang nhưng sẽ có 1 lượng men chui vào ruột cá.

-st-
Read more…

Thức ăn cho cá La Hán lên đầu và lên màu

14:38 |
Để cá la hán lên đầu và màu đẹp thì cần chú ý đến khẩu phần thức ăn cũng như môi trường nuôi dưỡng chúng. SVCVietNam xin giới thiệu đến các bạn một số thức ăn phổ biến giúp cá la hán lên đầu cũng như lên màu tốt.

- Cá mồi hoang dã: là cá loại cá lia thia đồng, cá bã trầu, cá trâm, cá ròng ròng...đây là những dòng cá ít mầm bệnh

- Tép tưới: là loại thức ăn lên màu rất tốt, ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu. Để giữ tép sống lâu chúng ta cần phải xục khí mạnh.Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.

- Cá chép mồi: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch - Ichthyophthirius multifiliis). Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.



- Cá ròng ròng: là loại thức ăn bổ dưỡng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho cá ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, cá ròng ròng được ươm nuôi làm thức ăn cho cá có thể mang mầm bệnh (do mật độ nuôi cao). Nhiều trường hợp cá La Hán ăn ròng ròng bị nhiễm bệnh đường ruột. Cách xử lý trước khi cho cá ăn cũng tương tự như với cá chép mồi.

- Trùn chỉ: là loại thức ăn bổ dưỡng và tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, trùn chỉ nổi tiếng là mang nhiều mầm bệnh vì chúng sống ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho cá ăn chúng ta nên bỏ trùn chỉ vào chậu và xả nước cho sạch hết chất dơ. Bỏ chúng vào hồ 8 tấc xục khí mạnh trong một ngày trước khi đem cho cá ăn. Có người kỹ hơn đem đông lạnh trùn chỉ để sát trùng. Cách này an toàn hơn nhưng phải để ý cho cá ăn vừa đủ thôi vì trùn dư sẽ làm dơ nước.

- Lăng quăng và bo bo: đây là hai loại thức ăn đặc biệt dùng để nuôi cá bột, cá con. Cá ăn lăng quăng chóng lớn và lên màu rất nhanh. Nhưng các loại thức ăn này cũng có thể chứa mầm bệnh nên cần đổ ra vợt và rửa sạch trước khi cho cá ăn. Chúng có thể được trữ trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn sống (miễn là đừng để trên ngăn đá!), nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành muõi của lăng quăng.
- Thức ăn đông lạnh: Các loại thức ăn đông lạnh ít chứa mầm bệnh vì đã được hạ nhiệt độ để sát khuẩn. Thức ăn đông lạnh còn có một ưu điểm là tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên vì chúng không "khoái khẩu" bằng thức ăn tươi nên phải tập cho cá quen với thức ăn loại này.

- Tôm tép đông lạnh: đây là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến. Nhiều người nuôi cá La Hán bằng tôm đông lạnh đã lột bỏ vỏ. Loại tép tươi cỡ nhỏ vừa khá rẻ tiền, khỏi lột vỏ mà lại có nhiều carotene. Tép nhỏ rất dễ kiếm vào mùa mưa, từ khoảng tháng 6 cho đến sau Tết. Đôi khi ngoài mùa tép bạn cũng mua được loại tép nhỏ vỏ mềm như tép bạc tuy nhiên loại tép này dễ tan làm nước rất tanh.

- Trùng đỏ: là loại thức ăn bổ dưỡng và hợp vệ sinh. Đây là ấu trùng của một loại côn trùng dạng muỗi (midge) mà ở ta gọi là con muỗi lắc. Nhiều người đồn rằng loại ấu trùng này được nuôi bằng "chất màu hóa học" nên cá ăn vào dễ bị bệnh! Khi tra trên mạng tôi thấy con này đúng là có màu đỏ tự nhiên và được gọi là redworm (người ta cũng lộn nó với con trùn, con giun!). Tôi vẫn thường nuôi cá bằng trùng đỏ đông lạnh mà không gặp rắc rối gì, có điều loại thức ăn này hơi mắc tiền nên chỉ dùng để cho cá ăn dặm thôi. Mặt khác cá ăn trùng đỏ hay bị đen vây nhưng cũng không quan trọng lắm, ngưng cho ăn một thời gian là hết.

- Thịt bò, tim bò: thịt bò đắt tiền nên có lẽ chỉ cho cá ăn dặm. Tim bò vốn không ai ăn nên khó kiếm, muốn mua phải dặn trước các hàng thịt. Các món này cá thích ăn. Tôi cũng thử cho cá ăn thịt heo nhưng chúng không thích lắm.

- Cá: tôi thử cho cá La Hán ăn thịt cá ngừ đại dương nhưng chúng tỏ vẻ không thích lắm. Nếu muốn các bạn có thể thử cho cá ăn phi-lê cá basa đông lạnh. Thứ này giá cả phải chăng mà lại dễ kiếm. Theo tôi, cá La Hán rất dễ tính nên chúng ăn tất cả các loại thủy hải sản đông lạnh khi chúng đói!

- Ốc bươu vàng: nghe nói có người mua ốc bươu vàng về đập bỏ vỏ, lấy thịt xắt cho cá ăn. Tôi nghĩ ốc vốn là loài trung chuyển các mầm bệnh ký sinh như giun và sán, vì vậy chúng ta nên bỏ ốc vào ngăn lạnh một thời gian để diệt mầm bệnh trước khi cho cá ăn.

- Thức ăn tổng hợp xay nhuyễn: loại thức ăn này dùng để nuôi thúc cá La Hán giúp chúng chóng lớn và mau lên đầu tuy nhiên thức ăn thừa làm nước mau dơ nên chúng ta cần để ý thay nước thường xuyên.

- Công thức 1: thức ăn viên loại tốt + thịt bò + tôm + vitamin. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.

- Công thức 2: thịt bò + tôm + phi-lê cá basa + vitamin + thuốc tiêu hóa + nước ép cà rốt + nước ép bắp cải + chất kết dính. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.

- Thức ăn viên cho cá la hán
Thức ăn viên có ưu điểm là vệ sinh và tiện lợi, tuy nhiên những loại thức ăn tốt thường đắt tiền và hay có hàng giả. Thức ăn viên thường được quảng cáo là có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên chúng ta không cần cho cá ăn gì thêm. Tuy nhiên, thức ăn viên khó tiêu hơn thức ăn tươi, chúng ta nên hạn chế cho cá ăn loại thức ăn này trong và sau khi cá bị bệnh về đường ruột. Chỉ dùng thức ăn viên để cho cá ăn dặm thêm mỗi khi không có sẵn các loại thức ăn khác.

Cá quen ăn thức ăn tươi có thể không chịu ăn thức ăn viên. Chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn viên bằng cách ngưng cho chúng ăn vài ngày rồi sau đó bỏ thức ăn viên.
Các loại thức ăn khác

- Một số loại thức ăn tươi sống khác cũng có thể dùng làm thức ăn cho cá La Hán như gián, dế, cào cào, trứng kiến, sâu bọ, thằn lằn, giun đất... Kể cả loại sâu qui dùng làm thức ăn cho chim cũng có thể đem cho cá ăn (nhưng chúng không thích lắm). Những loại thức ăn này hầu như không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá so với những loại thức ăn có nguồn gốc thủy sản.

-st-
Read more…

Cách chọn cá rồng.

15:41 |
1. Hình dáng

Bạn không thể nào thay đổi hình dạng của cá Rồng bằng cách thay đổi thức ăn hoặc môi trường nước, vì đây là cấu trúc bẩm sinh. Hầu hết các người chơi cá Rồng đều nhất trí với quan điểm này nên khi chọn cá Rồng đẹp, hình dạng là điều tối quan trọng. Nói chung, thân mình cá nên rộng và có bề dày song song, kích cỡ của vi, đầu, mắt phải cân xứng với chiều dài và chiều rộng của thân mình cá, đoạn dốc giữa đầu và lưng phải nông, không được dốc sâu quá. Có những chú cá già xuất hiện đường dốc này sâu 1 cách lộ liễu. Khi nhìn cá từ đằng trước cũng đừng quên nhìn từ trên xuống, bề dày của cá phải song song từ đầu xuống đến vi hậu môn (pelvic fin), từ đó nhỏ dần đến đuôi. Bất cứ đoạn nào lồi lõm là hỏng bét, độ dày bắt buộc phài trơn tru từ đầu đến đuôi.

2. Màu sắc 

Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: giòng máu (60%), môi trường nước (20%), thức ăn (10%), và ánh sáng mặt trời (10%). Dù sao nếu giữ đúng các yếu tố trên, màu của cá sẽ tiến triển, không giống như thân hình là yếu tố bẩm sinh và mang tính vĩnh viễn. Màu sắc cũng tùy thuộc giống cá bạn chọn, nếu là Đỏ Ớt (Chilli Red) Đỏ Máu (Blood Red) Đỏ Cam (Orange Red). Thí dụ: Nếu bạn mua Huyết Long còn bé (Super Red), thì giống này thuộc 2 giòng Đỏ Ớt và Đỏ Máu, lúc ấy bạn phải chọn đuôi, vi trên (dorsal fin), vi dưới (gần đuôi) (anal fin), và vi hậu môn đều phải có màu đỏ, riêng vi mang cá (pectoral fin) phải có khoảng 50% màu đỏ. Khi chọn thân hình cá: phía bụng thì có màu hồng và lưng thì màu ngọc (xanh nhạt), vây thì phải sáng và có ánh phản quang. Ở vài chú cá cao cấp bạn có thể thấy môi và râu đã đỏ, nhưng không là điều bắt buộc (vì còn nhỏ -15Cm), khi lớn lên miệng và râu sẽ đỏ. Tùy vào loại Đỏ Ớt hay Đỏ Máu, khi trưởng thành, màu của nó sẽ qua nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể. Đỏ Máu sẽ lên màu sớm hơn (1-3 năm) trong khi Đỏ Ớt chậm hơn (1.5 - 5 năm).



Riêng Kim Long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối, thì tìm kiếm màu đen hoặc nâu đậm trên vi trên gần đuôi và 1/3 phần trên của đuôi, 2/3 phần còn lại của đuôi cũng như vi dưới, vi hậu môn, và vi mang cá thì thường có màu đỏ cam. Vây phải có màu ánh vàng, từ bụng lên đến hàng vảy số 4 và Hồng Vỹ thì lên đến hàng số 5. Với Kim Long Quá Bối phía dưới đáy của vi trên có những vảy nhỏ màu vàng óng ánh, thẳng hàng với dãy vảy số 5, vảy của Kim Long Quá Bối sẽ tỏa sáng và óng ánh bất cứ lúc nào nếu so với Hồng Vỹ.

3. Vảy 

Tất cả các vảy phải lớn và phản quang, thẳng hàng thành từng dãy ngang. Cá xấu là có những hàng vảy lộn xộn, zic zac, mặc dù thân hình đẹp và màu sắc chuẩn cũng bỏ đi. Tuy nhiên rất khó chọn 1 chú cá có hàng vảy "tuyệt đối", có cùng cỡ vảy, xếp hàng thẳng thớm cùng nhau. Do vậy, chúng ta sẽ bằng lòng với những hàng vảy "kha khá" thôi cũng được rồi ! Nếu bạn thấy 1 vài cái vảy bị mất, đừng lo ngại, nó sẽ mọc ra trong vài tuần, có loại vảy gọilà "khung mỏng" (thin frame) và có loại gọi là "khung dày" (thick frame), chuyện này không quan trọng, tùy ý thích cá nhân mà thôi. Với Kim Long Quá Bối đa số thích khung mỏng với màu tím nhiều hơn màu vàng 24K còn đối với Huyết Long thì ưa chuộng khung dày của loại Đỏ Ớt vì nó có nhiều màu đỏ hơn màu vàng 24K.

4. Râu

Cặp râu của cá ở đây là tượng trưng cho cặp Râu Rồng huyền bí, được sắp xếp gọn ghẽ theo chiều ngang. Nó chứng tỏ quyền uy và nghiêm trang. Râu rồng thì phải dài và thẳng, chỉ lên trên chứ không được chúc xuống. Cả 2 râu phải bằng và giống nhau, màu thì phải đúng loại mình chọn mua, thí dụ: các loại Kim Long thì râu phải là màu nâu đậm hoặc đen, còn huyết long thì phải đỏ hoặc hồng. Các đại gia Trung Quốc thì ưa chuộng râu rồng chĩa thẳng ra phía trước nếu nhìn từ đầu cá, hình dạng này tượng trưng cho số 8 trong Hán Tự.

5. Vây (vi)

Vi hậu môn và vi mang cá phải thẳng và hơi vòng cung, không được cong quẹo, đặc biệt là vi mang cá, vi này buộc phải dài và nhuyễn, khi bơi rẽ ngang phải mở rộng, động tác này giúp cho cá nhìn thấy hoành tráng hơn, vi này bị cong méo sẽ ảnh hưởng đến toàn vẻ đẹp của cá. Nói chung, vi càng lớn càng đẹp, và màu sắc của nó sẽ tùy theo loại cá bạn chọn.


6. Cách bơi

Yếu tố này tùy thuộc chú cá có "phong thái" lịch sự thượng lưu hay không?! Một cách bơi thanh nhã rất quan trọng, như thể dáng đi của hoa hậu, nếu chú cá bơi kiểu “tục tử” thì sẽ giảm đi rất nhiều vẻ thẩm mỹ của nó (như các cô đi chân vòng kiềng, cà thọt, hoặc xà ngang). Khi bơi phải nhẹ nhàng thanh thản kể cả lúc quay mình, vi mang cá nở rộng, 2 sợi râu thẳng đứng chỉa lên trên trời.

Cá Rồng thích nổi trên mặt nước, và thích bơi ở phần trên của hồ, nếu thấy chú cá nào thường trốn ở góc hoặc nằm ỳ 1 đống dưới đáy hồ thì đừng chọn nó! Một chú cá khỏe mạnh là chú cá sẽ tiến ra phía trước để xã giao với bạn, trình diễn vẻ tò mò về bạn như chúng ta đang nhìn 1 con quái vật nào đó! Cá rồng khỏe mạnh, thường phản ứng rất xung và đầy năng lượng.

Những chú cá "có vấn đề về bong bóng" là những đồng chí thường hay nằm im dưới đáy hồ, hoặc nổi trên mặt hồ, có chú vẫn bơi nhưng đầu chúi xuống đất, khoảng góc độ 45 độ, Không bao giờ chọn những chú cá đó vì đa số đã có vấn đề về đường ruột rất khó chữa.

7. Miệng: Miệng luôn luôn ngậm chặt, hàm dưới khớp với hàm trên, do đó người ta gọi thế ngậm"khớp cắn cây kéo", khi thấy nó bị trật khớp và chìa hàm ra trông rất khó chịu. Tuy nhiên cá bị khớp cây kéo rất khó khám phá ra khi còn nhỏ, chỉ dễ dàng nhận ra nếu cá đã lớn khoảng 20cm trở lên.

8. Nắp mang cá: Nắp mang cá là "bộ mặt" của cá rồng, lúc còn nhỏ, không phải là vấn đề lớn, khi những đường nhăn ít khi xuất hiện, chỉ nên quan tâm đến miếng nắp này nằm phẳng trên mang cá, không được mở ra, nó phải có màu sáng và phản quang, tất cả các loại rồng đều phải như vậy!

Loại Kim Long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối mang cá phải bóng lộn màu vàng 24K, chứ không phải màu vàng nhạt, với Huyết Long thì tùy tuổi, khoảng 30cm thì có vài mảng đỏ ở đây, đến 50cm trở lên thì có màu đỏ tươi ở toàn bộ nắp mang cá. Độ già giặn với tuổi trưởng thành cũng giống như người có người già trước tuổi và cũng có người trẻ hơn tuổi, do đó, Huyết Long Đỏ Máu sẽ lên màu nhanh hơn Đỏ Ớt.

-st-
Read more…

Thức ăn cho cá rồng.

15:27 |
Cá Rồng là loài dễ tính có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng chúng rất dễ bị nghiện thức ăn là côn trùng. Nhưng cho dù thức ăn bạn dùng là gì đi chăng nữa thì nhất định bạn phải cách ly các mồi sống (các loại côn trùng sống) một thời gian ít nhất 1 tuần trước khi cho cá ăn và chỉ lựa những con mồi còn khỏe mạnh.



Nhái hay ếch

Loại thức ăn này bao gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trưởng về trọng lượng và kích thước của cá Rồng. Ếch và nhái được sử dụng làm thức ăn trong các trại nuôi cá Rồng khắp nơi trên thế giới. Khi sử dụng loại thức ăn này, cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Nguồn thức ăn này có thể chủ động được vì nó có sẵn có trong tự nhiên và ta cũng có thể nuôi chúng.


Tép

Tép chỉ nên cho cá Rồng lớn ăn vì các vẩy và những gai tép rất nhọn, có thể làm hỏng bao tử cá con, gây ra rất nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tép, hoặc có thể băm thành từng mẩu nhỏ cho cá con dễ ăn.


Tôm

Rất nhiều và dễ dàng mua ở bất kỳ siêu thị nào, bạn có thể mua tôm tươi hoặc tôm đông lạnh, nhưng chỉ nên chọn loại còn tươi. Loại thức ăn này có chứa rất nhiều Antaxanthin và Carotene rất cần thiết cho cá Rồng. Đặc biệt đối với việc lên màu, Huyết Long sẽ mau chóng phát huy màu sắc. Vỏ tôm rất tốt để bổ xung thêm calci cho cá. Với loại thức ăn này, chúng ta cũng chỉ nên cho cá Rồng lớn.


Côn Trùng

Đây là loại thức ăn được cá Rồng ưa chuộng. Một khi ăn, chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa, bởi vậy mà chúng ta chỉ nên cho cá Rồng ăn dặm mà thôi. Không nên cho cá Rồng ăn cùng một lúc loại thức ăn này kèm với các thức ăn khác. Cá Rồng sẽ bỏ lại thức ăn khác dẫn đến nước chóng bẩn. Khi cho ăn côn trùng cũng đừng cho ăn luôn cả đầu hoặc chân côn trùng. Các thứ này cứng quá sẽ rất có hại cho cá Rồng, dẫn đến cá bị các bệnh: lồi hậu môn... Nếu gặp phải bệnh này thì sẽ rất lâu cá mới khỏi. Thức ăn có quá nhiều chất béo cũng không tốt cho cá Rồng. Các loại sâu gạo hoặc sâu superworm trước khi cho cá Rồng ăn nên cho chúng ăn Carrot hoặc bột tảo Spirulina trước để chuyển hoá lượng chất bổ này vào cá Rồng.


Thằn lằn đất hoặc chuột con

Thằn lằn đất thì dễ mua tại các chợ bán chim, hoặc loại thằn lằn trên tường. Khi cho cá Rồng ăn phải cẩn thận với những chú thằn lằn ăn nhầm bả thuốc. Đối với chuột con có thể đặt mua tại các nhà hàng, là nguồn dinh dưỡng bổ nhất cho cá Rồng lớn.


Hỗn hợp tim bò

Xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi đổ vào một cái khay làm bánh (độ dày dưới 1 cm). Đặt khay này vào tủ lạnh (nhớ bao lại để tránh tỏa mùi). Khi thức ăn đã đông cứng thì cắt nó ra thành những mảnh lớn. Những mảnh này được trữ đông để lấy ra sử dụng dần. Khi cho cá ăn, cắt mảnh lớn thành nhiều mảnh nhỏ vừa với miệng cá. Tất cả các loài cá đều thích ăn tim bò, kể cả cá đĩa.

Loại thức ăn này nổi trên mặt nước nên thích hợp cho cá Rồng. Nếu cá phun thức ăn ra thì có lẽ miếng thức ăn hơi lớn. Bạn nên cho cá ăn miếng nhỏ trước, khi quen rồi nó sẽ chấp nhận miếng lớn hơn. Phần vụn thức ăn rơi vãi cần được hút ra ngay lập tức.

-st-
Read more…

Nuôi và gây giống Superworm, món ăn hữu ích cho Cá Rồng

14:42 |
Cách đây không lâu, tôi có viết sơ qua về cách nuôi và gây giống sâu superworm như là một món thức ăn để đổi món cho cá rồng . Trong bài ấy, tôi chỉ viết thoáng qua, không chi tiết và một vài bí quyết để kích sâu superworms sanh sản, vì thiết nghĩ bên Việt Nam mình chưa có giống sâu này. Nhưng tôi đã nhầm to, hôm qua có một bác trong đây đã pm cho tôi, và hỏi về cách gây giống sâu cá rồng, vì đã có lấy được giống sâu này, nên tôi thiết nghĩ một bài viết chi tiết cặn kẽ và một vài bí quyết sẻ giúp các bạn chơi cá rồng vừa đỡ tốn tiền, vừa bổ ích cho sức khỏe của cá rồng, vì sâu superworms rất được cá rồng ưa chuông. Superworms đối với cá rồng tôi nghĩ cũng ngon như tôm hùm đối với chúng ta. Xin lưu ý môt điều là cá rồng sau khi an sâu superworm trong vài ngày, sẻ đâm ra nghiện như nghiện ma túy, và sẻ từ chối tất cả mọi thứ thức ăn khác mà chúng đã quen ăn . Vì thế, các bạn nào đang có ý định cho cá rồng ăn loại sâu này nên cẩn thận đấy.



Sâu superworm có tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6-8cm . Chúng rất dể nuôi, và sống rất lâu, nếu môi trường sống không chật chội được cho ăn uống đầy đủ, đúng cách, chúng sẻ sống đến 6-7 tháng . Yếu tố sống lâu, và không cần sự bảo quản kỷ làm cho giống sâu superworm trở thành món thức ăn rất được ưa chuộng cho các nghệ nhân chơi các loài chim cảnh ăn sâu, và dĩ nhiên là các bạn chơi cá rồng .

Phương thức nuôi dưỡng sâu superworm
Sâu superworm có thể nuôi được trong một thùng nhựa hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lit nước . Trước khi cho sâu vào, cần phải rải một lớp cám màu vàng, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm . Trong một thùng với thể tích nêu trên có thể chứa được khoảng 1000 con sâu superworms . Thức ăn chủ yếu của chúng là từ lớp cám thức ăn của gà con .Ngoài ra táo, khoai tây, cà rốt, cắt từng lát mỏng, và rau xà lách là nguồn thức ăn cung cấp nước cho giống sâu này . Khoảng 2-3 tháng, bạn nên thay lớp cám trong thùng, vì bọn sâu này sẻ ăn hết loại cám này . Môt điều nên ghi nhớ là các nguồn thức ăn cung cấp nước cho sâu, nên được thay mổi 3-4 ngày/lần, vì nếu thiếu chúng, sâu sẻ tự ăn thịt lẩn nhau để thay thế cho nguồn nước .

Nếu bạn muốn thêm chất bổ dưỡng cho cá rồng hay các chú chim quý của mình, thì có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô đã có sẳn vitamins, khi chúng đã ăn no, thì thảy cho cá hay chim ăn trong vòng 24 tiếng sau sâu đã ăn các loại thức ăn bổ dưỡng kia . Nuôi sâu superworms chỉ có thế, rất đơn giản và sạch sẻ nhẹ nhàng, nhưng kết quả thì tuyệt vời, vì nếu bạn muốn cá rồng lớn nhanh, các cơ bắp phát triên tốt, và bản ngang to, thì sâu superworms là nguồn thức ăn tuyệt vời .
Một điều xin lưu ý là sâu superworms chịu lanh rất dỡ, ở nhiệt độ dưới 17 độ C, bọn chúng sẻ chết một cách mau lẹ . Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu là là từ 21-27 độ C .

Phương cách gây giống sâu superworms
Nếu bạn muốn nuôi để lấy giống , thì mọi chuyện lại khác, nó đòi hỏi bạn phải kiên nhẩn, và nắm bắt vài quyết để kích thích giống sâu này từ sâu ---> con nhộng ----> con bọ ---> giao cấu và đẻ trứng --->sâu .
Nếu bạn nào có ý định gây giống xin đọc kỷ phần này, bí quyết rất đơn giản .
Nếu bạn chỉ nuôi mà không kích thích giống sâu này, thì bọn chúng sẻ chẳng bao giờ thành con nhộng cả, vì chúng sẻ ăn, ăn và sau 6-7 tháng thì lăn ra mà chết . Muốn kích thích chúng thành con nhộng, bạn nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu superworm vào, và đậy nấp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Trong trường hợp của tôi, tôi dùng các hộp đưng film chup ảnh loại 25mm (35mm film canister) . Nấp đậy nên khoét lổ nhỏ để có dưỡng khí oxygen cho sâu thở .

Giống sâu này khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối như vừa miêu tả trên, chúng sẻ bị "stress" trầm trọng, và sẻ biến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Khi bắt đầu, bạn nên chọn 50-100 con sâu superworms để biết chắc trong 50-100 con này, bạn sẻ có đủ sâu đực và sâu cái .

Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần , sâu vì bị bắt ép phải cuộn tròn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẻ trở thành con nhộng . Con nhộng trong thời gian 2-3 tuần sẻ không ăn uống chi cả, mà sẻ từ từ biến dạng thành con bo.
Sau khi biến dạng thành con bọ, sau khoảng 24-48 tiếng, chúng sẻ cứng cáp, lúc này bạn có thể lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra anh sắng (không bao giờ để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẻ chết trong khoảng 1/2 tiêng), nơi chúng sẻ giao hợp và sinh sản . Bên trong thùng, như đã miêu tả ở trên là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3 cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các con bọ, không nên để chung các con bọ đen với đám sâu superworms.

Trong khoảng 2 tuần đầu, con bọ sẻ không làm chi cả, mà chỉ hút nước từ các miếng táo được lát mỏng . Đây là một bí quyết thứ hai, vì con bọ sẻ không làm chi cả cho đến khi chúng uống đầy đủ nước, vì thế trong thời gian 2 tuần này, bạn nên thay táo hay khoai tây mổi 2- 3 ngày . Sau khoảng 2 tuần, chúng sẻ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trúng gà đả được đặc sẳn cho chúng . Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đám bọ đen sẻ giao hợp và đẻ trứng . Phần lớn chúng làm chuyện truyền giống phần nhiều về đêm . Trứng sẻ rất nhỏ li ti, khó lòng mà thấy được, nhưng bạn hảy vững tin là trứng sâu nằm trên các vỉ trứng . Trứng sẻ nở ở nhiệt độ từ 22-27 độ C. Trong thời gian này, không nên đụng cham, di chuyển bất ky mọi vật gì trong thùng, cứ để cho các em nó được tư nhiên mà làm chuyện ấy, bạn mà tay máy tay chân, thì hỏng hết mọi chuyện đấy.

Không nên để nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, vì nếu trường hợp đó xảy ra, trứng sẻ khó lòng mà nở được . Mổi mọt con bọ cái có thể đẻ được 500-800 trứng . Các con bọ đen, sau sẻ chết đi khoảng 4-6 tuần sau khi biến dạng thành con bọ . Nhưng lúc này bạn đã có cả hàng vạn con sâu superworms, hay nhiều hơn thế nửa cho cá rồng hay chim ăn, nên các con bọ này có chết đi, thì chúng ta lại gây bầy mới.


-st-
Read more…

Kinh nghiệm lên màu và lên gù cho La hán

09:27 |
Người sở hữu chú cá La Hán luôn mong muốn chú cá của mình có màu sắc thật đẹp và quan trọng hơn hết là cái đầu gù thật to. Thế nhưng để chú cá của mình đạt được tiêu chuẩn “2 trong 1” thật không dễ. Có người phải mất ăn mất ngủ chỉ để “nghiên cứu” làm sao để chú La Hán nổi gù, có người mất nhiều tiền mua sách để học nghề mà vẫn không thành công. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá La Hán.



KINH NGHIỆM LÊN MÀU
Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về cho cá dùng, thế nhưng trước “một rừng” thức ăn, nhiều người e ngại không biết chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng “thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu” người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:
Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)
Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.
Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.
Lên màu cho cá trưởng thành
Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

LÊN GÙ (ĐẦU)
Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên
Tương tự như cách lên màu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như (JBL.NoVo.ToP.XO) bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng.

Lên gù bằng cách thả cái mái vào
Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Soi gương
Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Tìm hiểu thêm sách, báo để biết thêm thông tin.

-st-
Read more…

Kĩ thuật nuôi cho La Hán khỏe đẹp.

09:15 |
Cá La Hán có nguồn gốc từ loài cá Cichlid vùng Nam Mỹ. Vì thế,chúng cần không gian vùng vẫy dù cá còn nhỏ để chúng sống thoải mái như ở ngoài thiên nhiên.Một cái hồ dài khoảng 1.2m là phù hợp để cá phát triển tối đa về dóc dáng cũng như vẻ đẹp bên ngoài. Nên chọn vị trí hồ tiện cho việc thay nước,nơi ngập tràn anh sáng hay quá nóng cũng không phù hợp,khung giá đỡ hồ phải thật vững chắc để có thể đỡ toàn bộ sức nặng của hồ.



Phụ kiện cho hồ cá:
Loài cá La Hán vốn là loài cá phàm ăn,vì vậy lượng chất thảy của chúng dễ làm ô nhiễm nước trong hồ.Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì cá sẽ bị nhiễm độc và bệnh.Lượng thức ăn thừa cũng làm cho nước ô nhiễm nhanh hơn.Khi nước trong hồ bị ô nhiễm trầm trọng thì sức đề kháng của cá sẽ yếu đi,hơi thở gấp gáp,lười ăn và cuối cùng là trở bệnh.Để tránh trường hợp này hệ thống lọc và cung cấp oxy là điều kiện không thể thiếu.Nó không những làm tuần hoàn nước trong hồ,cung cấp khí oxy mà còn thảy bớt các chất độc.Trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc,loại đặt bên trên,loại đặt trong lòng hồ,loại đặt chìm trong lớp sỏi nền.v.v…Những thiết bị này không những chỉ làm sạch nước mà còn tạo nên một môi trường sinh học hoàn chỉnh cho cá,giúp ổn định nguồn nước.

Thiết bị làm ấm nước:
Vốn xuất thân từ loài cá nhiệt đới vì thế cá La Hán có thể thích nghi nhanh chóng khí hậu vùng Châu Á với nhiệt độ nước khoảng 28-30độC.Trong quá trình nuôi cá ,khí hậu trở lạnh,người nuôi phải làm nước trong hồ ấm lên để phù hợp với cơ thể cá.Nên chọn những loại thiết bị tư động ngắt điện khi quá nóng.

Đèn hồ cá:
Hồ cá cần có ánh sáng để làm tăng thêm vẽ đẹp,bạn có thể nhìn ngắm các tư thế bơi lội và các hành vi của cá.Đối với hồ cá La Hán,bạn cần trang trí một cái đèn ống ,chiều dài tùy theo kích cỡ của hồ,thông thường là loại 0.6m và 1.2m,màu đèn thích hợp nhất là màu hồng để giúp cho cá tăng thêm màu sắc,đẹp hơn khi nhìn từ bên ngoài.Nếu bạn đặt hồ cá trong phòng khách thì không cần bật đèn chiếu sáng trong hồ.

Các dụng cụ bổ sung:
Ngoài các thiết bị đã kể trên,nên chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ trợ cho việc nuôi cá như máy cho ăn tự động,thiết bị đo nhiệt độ nước,thiết bị đo độ pH..v.v…Ngoài ra cần có thêm một cái hồ nhỏ dùng để chữa bệnh cho cá khi cần thiết.

Trang trí hồ cá:
Cá La Hán vốn rất hiếu động nên tốt nhất không nên trang trí hồ bằng những vật quá cầu kỳ,dễ vỡ sẽ làm cá bị thương.Ngoài ra loài cá này rất thích sục sạo dưới nền sỏi nên hồ không nên trồng các cây thủy sinh vì sẽ bị cá làm xáo trộn,dẫn đến những va chạm có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể cá.

Kiểm tra chất lượng nước:
Nước máy hàng ngày sử dụng đã được khử trùng bằng những hóa chất,nên phải lọc nước để thảy bớt các chất độc hại,dùng khí oxy để trung hòa nồng độ Clo và cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho cá.Sau khi đã lọc sạch nước,phải chú ý đến nhiệt độ và độ pH.Cá La Hán cũng không có yêu cầu cao và có thể thích nghi với môi trường sống,miễn là môi trường không bị ô nhiễm.Độ pH thường từ 6-8,nhiệt độ nước từ 24-30độC.Ở giai đoạn đầu,nhiệt độ hồ nên điều chỉnh từ 26-28độC và độ pH từ 6.5-7.5 nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho cá biếng ăn và chậm lớn,dễ dàng mắc bệnh.

Thay nước hồ cá:
Cá nuôi trong hồ kính thường phải đối mặt với 2 bất lợi là nguồn dưỡng khí và các chất thảy ra trực tiếp trong nước.Vì thế,cho dù hệ thống lọc nước có hoạt động có hiệu quả tới đâu thì nguồn dưỡng khí trong nước sẽ tụt giảm một khi nồng độ nitrite tăng cao trong nước.Cho nên,biện pháp hữu hiệu nhất để có một nguồn nước sạch là cần phải thay bớt một phần nước trong hồ,thời gian thay nước khoảng từ 2-3 tuần một lần và chỉ thay 1/3 lượng nước trong hồ.Khi thay nước ta nên quậy nhẹ đáy hồ rồi dung ống để hút hết các chất bẩn ra ngoài và cho vào ngay lượng nước mới thay vào.Cọ rửa hệ thống lọc thật kỹ,kiểm tra bên ngoài trước khi đưa vào hồ sử dụng.

-st-
Read more…

CÁCH PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ LA HÁN

09:05 |
1. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO ĐỐM ĐEN TRÊN VÂY LƯNG CÁ CON
(Tỷ lệ chính xác đạt khoảng 60%)
Hoa La Hán là giống cá lai tạp giao nên phương pháp phân biệt giới tính căn cứ vào đốm đen trên vây lưng của chúng cũng không chính xác lắm. Nhưng những phương pháp phân biệt thông thường lại không thể áp dụng khi cá con nhỏ, cho nên phương pháp phân biệt này vẫn được sử dụng.
Vây lưng không có đốm đen: 80% là cá đực
Vây lưng có đốm đen: 60% là cá mái



2. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT ĐỘNG THÁI CÁ CON
(Tỷ lệ chính xác là 75%)
Thông thường cá La Hán đực nhỏ tương đối "lì lợm", còn cá La Hán cái nhỏ rất dễ sợ (nhát) và bị chuyển màu. Khi chúng sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ (ở các của hàng kinh doanh cá kiểng), dùng tay quẫy nhẹ vào trong bể cá, nếu thấy cá Hoa La Hán không hoảng hốt bỏ đi phần lớn là cá đực, còn nếu thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể hoặc sau các hòn đá tạo cảnh và thể sắc chuyển màu đen thì thông thường là cá mái. Khi ăn no, thông thường cá Hoa La Hán sẽ có một chút thay đổi chẳng hạn như khi thấy con người đến gần, thông thường cá Hoa La Hán phần lớn sẽ bơi tán loạn, còn cá Hoa La Hán đực sẽ bơi đến một cái hốc nào đó bên cạnh.

3. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TRẠNG THÁI TĨNH
(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)
Quan sát cá Hoa La Hán con, bộ phận bụng của chúng hơi phình to ra một chút thì khả năng tính cái là rất lớn. Còn khi lật mình cá xem cơ quan sinh dục của chúng, nếu thấy nó hơi lồi ra thì phần lới chúng mang giới tính đực, còn nếu xem không thấy có gi lồi ra thì đó là cá mái.

4. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TOÀN BỘ THỂ THÁI CỦA CÁ TRUNG 
(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)
Thông thường cá có hình thể hơi thô, có gờ có cạnh là cá có giới tính đực. Còn thể thái cá tròn. Mượt mà thì là cá có giới tính cái.

5. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH BẰNG XƯƠNG VÂY LƯNG CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)
Xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ sáu có biểu hiện tương đối thô kệch và có hình tròn là cá có giới tính đực, còn có biểu hiện nhỏ, có hình dẹp thì là cá cái.

6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO THUỘC TÍNH CỦA VÂY BỤNG CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)
Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp khí oxy; đề phòng các vi khuẩn xâm nhập và dùng vây để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, con hơi cứng là cá đực.

7. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO TUYẾN NGỰC CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 90%)
Cách nhìn của phương pháp nhận biết này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác lại rất cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì thương đối tròn.

6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ HOA LA HÁN HÁN BẰNG TUYẾN SINH DỤC CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác cao nhất, khoảng 95%)
Lúc bình thường lỗ sinh dục của cá đực sẽ lồi ra hình chử V. còn lỗ sinh dục của cá mái sẽ lồi ra hình chủ U. khi phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ lồi hẳn ra, lúc này là lúc quan sát để phân biệt chính xác nhất.

-st-
Read more…