Tiêu chí đánh giá chú chào mào đẹp

10:58 |
- Cách phân biệt chao mao đẹp, xấu như sau (kinh nghiệm bản thân)

chào mào đẹp


- mào:
có các loại mào chính sau.
1 Mào lân : là loại mào cong về trước.
2 Mào đinh: là loại mào cao thẳng đứng.( Theo em biết thì những con mà đinh thưong hót rất tốt)
3 Mào cui. Là loại mao ngắn nhìn gọn gàng tướng chim dũng mạnh

- Đầu:
Đầu chào mào càng to càng tốt, Con nao đầu càng to càng giữ tướng

- Má: Là phần trên mặt chào mào gồm hai loại (má trắng phần trong vòng đen và má đỏ). những con có phần má càng lớn thì càng đẹp và hay những con có mà lớn thì rất dữ chim, Vòng đen bao quanh má trắng phải đen và rõ nét ( càng rõ nét càng đẹp) Má đỏ ( tách đỏ : càng đỏ càng tốt và nếu tách đỏ mà dựng ngược lên thì càng giữ chim).

Mỏ
- Mỏ càng mỏng càng siêng hót. mỏ ngắn cũng vậy. tránh chọn những con chim có mỏ dài,đen và dày những con này rất chậm và lười hót

Hầu
- Khi hót hầu chim phình ra càng to càng đẹp được gọi là "Hầu bò" đa số mọi người thích laọi này. không quyết định khả năng của chim.
- Viên đen ngăn cách giữ hầu và thân ( yếm ) càng gần nhau càng tốt ( nếu mà liên vơi nhau thì quá đỉnh).

Mắt:
Mhọn những con có mắt sáng lanh lợi, to. tránh chọn những con có mắt lồi vì loại này rất khó thuần
*có những con có mí đỏ thì càng tốt. tăng tính đẹp và độc cho chào mao.

Chân : Chim chân dài thì đẹp nhưng lại khó thuần...

-st-
Read more…

Chăm sóc Chào Mào thay lông

10:49 |
Hiện nay Chào Mào được rất nhiều người chọn nuôi. Đơn giản là vì Chào Mào vừa là chim cảnh vừa là chim hót hơn nữa chúng rất dễ nuôi, tuy nhiên đễ giữ cho Chào Mào của các bạn có đươc bộ lông đẹp không phải là đơn giản

Chào Mào thay lông


Như các bạn biết Chào Mào cũng như các loài chim khác khi sống ngoài thiên nhiên theo bản năng chúng sẽ tự tìm những loại thức ăn cần thiết đế bổ sung cho cơ thể trong mùa thay lông

Khi nuôi Chào Mào chúng ta thường cho ăn cám (tự chế biến hoặc mua) các loại trái cây và sâu gạo vì thế dần dần cơ thể chim mất đi những nguyên tố vi lượng (những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ) như khoáng chất, Vitamine....Vì thế làm ảnh hưởng khi chim thay lông.

Để khắc phục (theo kinh nghiệm của riêng tôi) các bạn có thể cho chim Chào Mào ăn khi chim bắt đầu thay lông như sau :

1/-50% cám (loại cám Ba Vì) + 50% Sữa bột Trẻ Em(Ensure Gold hoặc Gain Plus ...)
2/ Các loại trái cây mà Chào Mào có thể ăn được như Chuối, Đu Đủ, Cam, Quít....
3/ Không cho Chào Mào ăn sâu gạo trong thời kỳ thay lông (cho Chim ăn sâu trong thời kỳ này lông chim sẽ bị xoắn)

Sữa Bột trẻ em có đầy đủ các thành phần chất vi lượng cần thiết. Mới đầu chim sẽ ít ăn vì chưa quen nhưng sau vài ngày chim sẽ quen ăn...

-st-
Read more…

Các tật của chào mào và cách khắc phục

13:54 |
Chim chào mào có nhiều tật xấu, sau đây là các nguyên nhân và khắc phục các tật xấu của chào mào nói riêng và các loài chim cảnh khác nói chung.



1. Tật ngoái cổ :
Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc không bám vào nan lồng hoặc cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.

2. Chào mào lộn mèo :
Tật này nguyên nhân dẫn đến gần như ngoái cổ, nhưng nếu 1 con chim mắc tật lộn mèo có thể dễ chịu hơn. Cách khắc phục là cho chim vào lồng có cầu phụ, hoặc nâng cầu lên cao để không có khoảng cách lớn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giăng dây, dùng dây cước căng ngang, 1 sợi song song với cầu chính, 1 sợi chéo vuông góc với sợi kia. Thời gian chim sẽ bớt, nhưng tật này không thể chữa được khi chim có lại không gian rộng (chỉ có cách sống chung với lũ),có thể cắt 1 bên cánh,đeo vật nặng ở chân,còn em thì thả nó vào cái lồng to,loại lồng dùng để cản mái...Thường chim sẽ xuất hiện khi ở trạng thái căng lửa hoặc yếu lửa. Nhiều con bình thường không sao, nhưng khi căng thì bị chứng này.

3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân ở chào mào :
Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp : tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các bác khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.Và lưu ý 1 điều các bác đừng dạy chim đá tay trừ khi nuôi chim đá,vì đá tay riết nó sung không đá được ai thì nó sẽ tự hủy hoại mình.

4. Sợ đủ thứ :
Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì và biết "hy sinh". Những em sợ màu đỏ, xanh của bố lồng, sợ trùm, sợ sào...Khi gặp tật này cách tốt nhất và hiệu quả nhất là để vật em nó sợ bên cạnh, thời gian sẽ quen, nhưng hậu quả là chim lông lá xơ xát, toác đầu...

5. Chim ngủ dơi (ngủ treo mình) :
Tật này thường buổi tối,chim còn nhát mà các bác bắt nó ngủ,khi trùm áo lồng lại thì treo chỗ tối,chim không thấy cầu đậu nên không chịu đậu trên cầu mà bu lồng hoặc bu nóc lồng thả lỏng người. Sáng dậy thì chim có trạng thái mất sức, lông đuôi toe hết...Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu,hoặc cho chim ngủ sớm(chú ý không trùm hết áo,phải hé hơi hơi để chim thấy ánh sáng mà đậu cầu ngủ). Thời gian chim sẽ dạn và bỏ.

6. Chim ỉa vào cóng :
Thói quen này là do chim thường hay tìm chổ cao để đậu và ngủ, dẫn tới đi luôn vào cóng. Tình trạng này để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim, viêm đường ruột khiến chim khó đạt lửa, và mất mỹ quan. Cách trị là thêm cầu phụ,hoặc thay bằng ống nước dài.

7. Chào mào cắn bố :
Tình trạng này không phải là tật, nguyên nhân : chim thiếu chất hoặc chỉ là thói quen đùa nghịch. Trong 1 nhà có em nào xé báo, thì những em kia học theo, nhưng sẽ bỏ. Cách khắc phục tạm thời là : thay bố lồng, thường dùng tấm thảm, chim đi phân dễ rút nước và vệ sinh cũng đơn giản.

Các cách này có thể áp dụng cho các loại chim khác.

-st-
Read more…

Cách chọn lồng cho chào mào

00:24 |
Cách chọn lồng cho chào mào ở mỗi vùng miền có khác nhau, tùy thuộc vào phong trào và sỡ thích của mỗi người. Sau đây Sinh Vật Cảnh Việt Nam xin giới thiệu đến các bạn đặc trưng cách chọn lồng và đặt cầu cho lồng chào mào ở mỗi vùng miền.

Cách chọn lồng cho chào mào
+ Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang: thì hay dùng lồng lọai to, đối với lồng tre thì lọai lồng thường dùng là lồng từ 60 nan đến 80 nan, phổ biến là lồng 68 – 72 – 76 nan. Riêng khu vực Bình Định và khu vực Phú Yên giáp ranh Bình Định thường hay sử dụng lồng sắt (đây cũng là 1 nét đặc trưng của người chơi chào mào ở xứ Bình Định), lồng sắt cũng to tương đương lồng tre 64 – 76 nan. Khu vực này đa số sử dụng lồng tròn và hầu như ít khi dùng lồng vuông để nhốt chim.



+ Khu vực Quảng Nam – Đà Nẳng – Huế: hay dùng loại lồng Vuông, lồng vuông ở Huế và Đà Nẳng thì có điểm khác biệt nho nhỏ về kiểu nhưng nhìn chung kết cấu thì giống nhau. Khu vực này đa số dùng lồng vuông để nhốt chim, lồng tròn vẫn được dùng với tỉ lệ ít hơn, lồng sắt hầu như rất ít khi có người dùng.

+ Khu vực Phía Bắc: tỉ lệ dùng lồng tròn và lồng vuông tương đối là ngang nhau, đặc trưng của khu vực phía bắc là dùng lồng tròn làm bằng chất liệu tre Tàu, nóc lồng có máy bằng. Lồng tròn được sử dụng khỏang 52 – 60 nan có chiều cao giống như lồng sơn ca nhưng ngắn hơn. Lồng sắt ít được sử dụng ở khu vực này.

+ Khu vực Phía Nam: thường hay sử dụng lồng tròn và rất phổ biến, kích cỡ lồng thì rất đa dạng, lồng tròn cao lọai giống sơn ca từ 52 – 60 nan, lồng kiếm 60 – 64 nan đến lồng tròn 52 – 56 – 60 – 64 – 68 – 72 – 76 vì khu vực này có nhiều dân nhập cư, họ mang theo tập quán nuôi chim của khu vực mình vào phía Nam. Lồng vuông có tỉ lệ sử dụng không đáng kể, lồng sắt cũng được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam.

Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không ông í sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra - phiền toái cho ông í và cho cả mình nữa.

Lồng mới khi mua về ta nên quét lên lồng 1 vài lớp nhớt hoặc hổn hợp dung dịch khác (tùy theo sở thích từng người) nhằm tránh cho lồng bị mối mọt làm hỏng.

Trên đây là những nghiên cứu thực tế của tôi về lồng nhốt chào mào thông qua các vùng miền, nếu có gì cần bổ sung thì AE cứ mạnh dạn vào chia sẽ thêm.
Ngoài Bắc thì người chơi lồng cũng tạp nham (đúng như là vậy) lắm, tùy theo phong cách của từng người. chỉ có điều loại lồng to trên 60 nan - đường kính 35 trở lên thì rất ít, nếu có chỉ để ở nhà vì mang đi cội khá cồng kềnh, không cơ động.

Lồng tròn: Chủ yếu là lồng Vác, lồng tầu, lồng nóc bằng có nhưng ít người chơi hoặc mới chơi thì mới dùng vì loại nóc bằng giả tầu hay là tầu thật chim dễ sinh tật bám nóc và nhìn không đẹp (theo quan điểm của TM). Chơi chủ yếu là loại lồng tròn chuẩn (56 nan - 5 vanh có 1 vanh kép - DK 33cm) - chất liệu tre già hoặc trúc là thông dụng nhất. Một số người thích kiểu như thế này nhưng là lồng tầu. Nữa là có người thích chơi lồng trơn nhưng cũng có người thích lồng đục chạm ít nhiều hoặc rất cầu kì.

Lồng vuông: chủ yếu là lồng vuông Huế - rất thông dụng và được ưa chuộng cho những ai thích lồng vuông

Ngoài ra còn chơi cả lồng thái xịn hoặc thái vác (kiểu dáng thái nhưng làm giả lại vở Vác). Rồi có những người thích chơi theo phong cách riêng tìm những kiểu lồng đẹp rồi đặt mua về hoặc làm giả kiểu từ Vác.

Cách đặt cầu cho lồng chào mào

Tùy theo phong cách chơi chào mào của từng vùng miền mà cũng có cách đặt cầu khác nhau:

+ Khu vực miền Bắc thì hay đặt 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Cũng có người đặt 2 – 3 cầu lượn nhìn cho đẹp và phù hợp với kích thước của lồng. Ít khi đặt 2 cầu song song.

+ Khu vực miền Trung đa số sử dụng lồng vuông nên hầu hết đều có 1 cầu chính, thỉnh thỏang có người sử dụng 1 cầu chính + 1 cầu phụ cho lồng vuông. Đối với lồng tròn thì thường đặt 1 chính + 1 phụ.

+ Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang do đặc thù hay chơi lồng lọai to từ 64-80 nan nên cách đặt cầu cũng rất nghệ thuật, đa số nghệ nhân đặt từ 2-3 cầu song song, cầu thuờng là câu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn. Nhìn rất phù hợp với kích cở của lồng.

+ Khu vực miền Nam thì hay sử dụng lồng tròn nên cách đặt cầu cũng đơn giàn là: 1 cầu chính và từ 1 – 2 cầu phụ kèm theo. Nếu sử dụng lồng vuông thì thường là 1 chính + 1 phụ, nếu sử dụng lồng to thì vẫn theo cách đặt cầu của khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang.

-st-
Read more…

Cách ép giọng cho Chào mào má trắng.

00:19 |
Có nhiều phương pháp để ép giọng chào mào má trắng cũng như huấn luận chúng kỹ thuật đấu đá trở thành chim mồi để đi bẩy và đấu đá. Ta nên ép giọng chim má trắng từ lúc đã biết ăn thành thạo, lông đuôi ra 80% tức gần đầy đủ.

1. Dùng chim mồi hay (có thể là mồi nuôi từ nhỏ hoặc chim bổi hót đấu đá hay) :

Chào Mào má trắng bẫy về hoặc mua từ tiệm được tuyển chọn dáng vóc kỹ càng rồi tống mỗi ông vào một lồng, treo tập trung một góc, rồi thỉnh “thầy” về, khi ép giọng chú ý phải có ít nhất 2 thầy trong phạm vi ép giọng. Cứ treo như thế cho mấy thầy đấu với nhau, lũ kia lẩm nhẩm đọc theo. Chứ chim thầy có 1 ông, khi vui thì ông hót, khi bùn thì ông rỉa lông, ăn uống thử hỏi “bọn con nít” lấy đâu ra mà học, ép giọng như thế thì lâu lắm .Tiếp tục cho đến khi bung hết mí, trổ mã ra má đỏ, biết sổ to là cơ bản coi như xong. Lũ “sinh viên mới ra trường” mới biết hót nên thường siêng lắm, chơi cả ngày. Thường thì mỗi con nó bắt chước giọng của một con thầy nào đó, có khi lai lai giữa thầy nọ với thầy kia - chọn lại con nào lai tào lao, hót không tròn giọng, không nối giọng lại được là thải ra ngay. Con nào nổi lên là bắt đầu cho đi đấu dợt nhưng dợt ít thôi, không thì rất dễ bị lai giọng bậy.

Giọng hót chim non học được ở đây là âm điệu (cách ngân nga luyến láy, khoảng cách nhả âm), số âm tiết của tiếng sổ (điều này ít con bắt chước được lắm, nhưng nó vẫn cố theo) - chứ còn giọng to - nhỏ - đanh - trầm là do bẩm sinh, không học được. Thời gian này có thể cho ăn nhiều quýt ngọt, cam, mật ong để cải thiện giọng hót cho chim ngay trước giai đoạn thanh quản của nó phát triển hoàn toàn (trưởng thành).



2. Dùng máy phát âm cho chào mào nghe:

Nếu không có chim thầy mà muốn ép giọng cho chim non/má trắng thì chỉ còn nước dùng cách này.
Đi thu giọng sổ của một (một con thôi) con chim có giọng thật hay, phải thu gần, thu thật chuẩn, thu khi thầy đứng sổ 1 mình, thời lượng khoảng 15 phút là vừa. rồi phải xử lý âm sao cho khi mở ra nghe thật ưng ý (có thể nhờ người có chuyên môn nếu quen biết, nếu không thì chỉnh bass – trebb của file đã thu, rồi thu đi thu lại khi nào đạt thì thôi.

Nếu nhà có internet thì chịu khó lên diễn đàn chào mào hoặc trang web có video về chào mào, tải file chào mào hót về máy. Chọn lọc file có chất lượng âm thanh tốt, giọng hót bạn ưng ý dự định ép giọng cho chim của mình.

Tiếp theo là làm như ở trên, thay vì xài thầy thì xài máy phát, cho autorevert khoảng 30 phút/lần. Hoặc mở file trên máy tính. Mở từ 8h sáng đến khoảng 2h chiều thì ngưng cho lũ nhỏ “ôn bài”. Tốt nhất nên mở tầm chập choạng tối, lúc con chim chuẩn bị ngủ - cho nghe chừng 5-10 phút mỗi tối là hiệu quả nhất. Lúc con chim nó gần ngủ, cho nghe nhỏ thôi, vừa lọt tai nó như lời hát ru thôi, cho nghe nhiều rồi thì tiếng hót đó đi vào tiềm thức của nó, trở thành giọng hót tiềm ẩn trong nó. Sáng ra nó sẽ phát ra cái giọng mà hồi tối nó nghe được, đi vào giấc ngủ của nó - tự nó luyện. Chứ cho nghe lúc nó đang sung thì nó chỉ bắt chước chứ không phải là học. Đây là điểm khác biệt giữa học và bắt chước.

Khi chim đã sổ tốt rồi, kể cả một vài mùa sau nếu không cẩn thận, chim vẫn bị lai giọng bậy (chim bổi già còn bị lai chứ nói gì đến lũ này - rất dễ bị). Vì vậy, lâu lâu phải “thỉnh thầy” hoặc phải mở file cho nghe để nhắc nhở bài vở cho chúng.

-st-
Read more…