Chim Chích bụng vàng (Golden-bellied Gerygone)

14:50 |
Tên tiếng anh: Golden-bellied Gerygone
Danh pháp khoa học: Gerygone sulphurea

Chim Chích bụng vàng


Chích bụng vàng (Golden-bellied Gerygone) là một loài chim trong họ Chích bụng vàng (Acanthizidae.)

Nó được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan.
Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm vùng đất thấp và rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới.

Chim Chích bụng vàng


Phân loại 

G. s. flaveola:
Cư trú ở Sulawesi, Salayar và quần đảo Banggai (Peleng và Banggai)

G. s. sulphurea:
Cư trú ở Bán đảo Mã lai, các Greater Sundas và Sundas Lesser

G. s. simplex:
Cư trú ở Lubang, Luzon, Mindoro, Verde, Negros, Bohol và Cebu

G. s. rhizophorae:
Cư trú ở Miền Nam Việt Nam (Mindanao, Basilan và quần đảo Sulu)

Chim Chích bụng vàng

Chim Chích bụng vàng

Chim Chích bụng vàng


-st-
Read more…

Nguyên nhân khiến chòe than suy

13:58 |
Chòe Than suy là đang xuống sức , thân mình gầy còm, yếu ớt ( bụng nhô lưỡi hái lên - mỏng như cái lưỡi lam ), bộ lông từ đầu đến mình đều xù lên . Chim đã suy thì cả ngày gần như không hót , ngay việc ăn uống cũng lười biếng đừng nói chi là hót .

Chích Chòe Than bị suy không còn hăng mà chiến đấu nữa . Nếu kè lồng lại gần chim dữ thì nó tỏ ra sợ hãi và tìm cách trốn chạy . Chòe than suy là chim đang bị bệnh. Chòe than suy có thể thay lông bất thường, vì tốn công tốn của dưỡng nuôi cho phục sức trở lại , và mất khoảng một thời gian khá dài không nghe được tiếng chim hót (2-3 tháng).



Có nhiều lý do khiến cho chòe than bị suy , trong đó có bốn lý do chính sau :
+ Thiếu ăn
+ Chăm sóc chưa chu đáo (tắm nắng và tắm nước thường xuyên giúp cho em giảm stress và mau lên lửa )
+ Do bị bệnh
+ Do kiệt sức (nơi ở quá nóng bức; phơi nắng quá lâu; cho đi đá quá nhiều.v..v...)

Tất nhiên là còn do nhiều lý do khách quan khác , như thời tiết thay đổi bất thường , như di chuyển xa từ nơi này sang nơi khác nhiều lần...

Do thiếu ăn : Chòe Than không ăn nhiều , nhưng thiếu ăn một ngày là đã xuống sức mất rồi . Thức ăn mà thiếu chất bổ dưỡng con chim chích chòe than cũng suy yếu . Chẳng hạn như chim chích chòe than mà thiếu cào cào độ một tuần thì lười hót rõ rệt...

Do chăm sóc chưa chu đáo : Không đem chim đi dượt hay lâu ngày không tắm , lâu ngày không cho tắm năng ( phơi nắng sáng ) , để thức ăn trong cóng lâu ngày lên mốc và có mùi hôi , cóng đựng nước không súc rửa kỹ....là những lý do khiến chim chích chòe than bị suy .

Do bị bệnh : Bệnh thường gặp ở Chòe Than là : bệnh đường hô hấp , bệnh đường tiêu hóa , bện do thời tiết gây nên ... tắm nắng quá lâu chim cũng bệnh (cảm nắng) . Khi bệnh thì chim biếng ăn , có khi bỏ ăn nên sức khỏe sa sút trầm trọng...

Do kiệt sức : Trường hợp này thường xảy ra cho chim đá , xổ quá nhiều , đá quá lâu nên con chim phải kiệt lực .

Một khi đã nắm vững được lý do chính khiến chon chim bị suy thì việc nuôi dưỡng cho Chòe Than mau mập mạp khỏe mạnh không còn khó nữa.

Với con chim chích chòe than bị suy , dù là suy với bất cứ lý do gì , người nuôi cũng ngại trong việc nuôi dưỡng ! Tốn nhiều tiền có thể không tiếc , nhưng tiếc cái công phải bỏ ra chăm sóc cho chim trong khoảng thời gian dài cả mấy tháng trời.

Nuôi một con chim chích chòe than đang suy có phần vất vả hơn việc thuần dưỡng một con chim bổi . Chim đã suy thì thường không tránh khỏ nạn thay lông bất thường , như vậy một chứng sinh ra nhiều chứng ! Nuôi chim bổi sau một thời gian chắc chắn sẽ thuần thục , tăng giá trị hơn trong khi đó nuôi có mạnh lại đi nữa chưa chắc sau này sẽ hết suy . Mà dù chim có mạnh lại đi nữa thì cũng khó lòng giữ được đúng phong độ hùng dúng của ngày nào !

Một khi ta biết trước được những khó khăn có thể xảy đến cho mình thì cách tốt nhất là cố gắng phòng ngừa để tránh cho con chim yêu quí của chúng ta bị suy.

Các bậc tiền bối thường nói con Chòe Than nào mà mỏng lông thì mau hồi sức . Anh em chơi chim cảnh cũng chỉ bảo nhau kinh nghiệm, con chim mỏng lông, dài đòn là chim được nhiều người ưa chuộng , mỏng lông thì mau hồi sức , dài đòn là chim vừa đẹp vừa có sức lực ẩn nấu bên trong.

-st-
Read more…

Lựa chọn, nuôi và huấn luyện CCL để thi hót

16:30 |
Chia sẻ kinh nghiệm:
Bài viết này là nhằm chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong việc nuôi chích chòe lửa với các bạn và tôi xin chân thành hy vọng rằng, ngược lại, các thành viên sẽ cung cấp thêm thông tin về kinh nghiệm của mình vì lợi ích chung.



Chích chòe lửa là loại chim thi phổ biến nhất ở phía nam, nhất là lửa hót, một số nơi có tổ chức thi đá bên cạnh chòe than và họa mi. Vành khuyên và chào mào thì ít phổ biến hơn, chủ yếu ở phía bắc
Ở Singapore, có bốn loại chim thi đó là:
- Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus)
- Họa mi (Garrulux canorus)
- Vành khuyên (Zosterops palpebrosa)
- Chào mào (Pycnonotus jocosus)
Khi chim mới nhập về, trước tiên là thuần hóa làm nó bớt sợ hãi và sau đó là đào tạo để thi đấu về khả năng hót.
Chim thi hót được tổ chức bởi các câu lạc bộ nhỏ ở địa phương hoặc lớn hơn là hội chim cảnh, hội sinh vật cảnh. Mỗi cuộc thi thường thu hút hàng trăm người dự thi

Thi chích chòe lửa
Bình thường, trong khu vực thi chòe lưa hót, có thể thấy 30-120 chim giành năm giải gồm 03 giải đầu (nhất-nhì-ba) và 02 giải khuyến khích. Các chim được đánh giá trong suốt một khoảng thời gian hai giờ bởi một đội ngũ trọng tài gồm 3->5 người luân phiên nhiệm vụ của mình, như vậy trung bình chấm 30 chim/30 phút.
Một cuộc thi tại Singapore đánh giá dựa trên chất lượng và đa dạng của giọng hót, độ ồn, sức chịu đựng, nết chơi và vóc dáng của chim mà các điểm sau đây được trao tặng điểm:

1. Nhiều giọng 20
2. Hót to 40
3. Sức bền 20
4. Phong các chơi 10
5. Hình dáng 10

Tổng cộng 100

Lựa chọn
Mùa sinh sản của chích chòe lửa ngoài thiên nhiên từ tháng tư đến tháng bảy, do đó có thể mua chim non từ các tiệm chim vào tháng 5.
Hầu hết các fan thường chọn chim non cho mình bằng cách đánh giá về độ dài cơ thể, đôi chân của chim, đuôi, cánh, phẩm chất lông, kích cỡ của đầu, mắt, dáng đứng, sức khỏe của chim ..v.v.., nhưng có khi nhiều sự lựa chọn một cách cẩn thận này sẽ đưa đến kết quả thất vọng sau này. Không có phương pháp nào đảm bảo chọn được một con chim có chất lượng hay không ở giai đoạn này, dù cho chim ở cùng một tổ vẫn có con này, con khác

Một số fan mua từ các nguồn đáng tin cậy, do đó, khả năng có chú chim tốt tiềm năng từ chim cha mẹ hoang dã là lớn hơn. Những con chim non này sẽ được lọc lại một lần nữa sau ít nhất sáu đến chín tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Có khi một chim con xấu có thể trổ đẹp sau đợt thay lông đầu tiên.

Ấn tượng với trọng tài là gì ?
từ chim chuyền, nó sẽ thay lông cho hình dáng bên ngoài như chim trưởng thành trong thời gian 6-7 tháng. Một con chim với đầu, cổ, cơ thể, cánh, chân và đuôi ở tỷ lệ cân đối và biết đánh đuôi kết hợp sàng cầu sẽ nắm bắt được sự chú ý của các trọng tài là người sẽ thưởng điểm cho ' phong cách chơi' và 'hình dáng'.
Thông thường là một con chim hấp dẫn như vậy có thể gây ấn tượng với các trọng tài rằng nó được trao tặng nhiều điểm mặc dù những điểm mạnh thực sự không liên quan đến giọng hót.

Giọng hót của chích chòe lửa
Thật ra rất khó khăn để tìm được một con chích chòe lửa hót tốt ở năm đầu tiên. Chim tốt với giọng hót rõ ràng tự nhiên cộng với khả năng bắt chước giọng của các loài chim khác. Giọng hót to và dạn người có thể cải thiện được với thời gian. Chích chòe lửa sẽ hoàn thiện sau khi chúng được 2-4 tuổi.
Nói chung, những con chim có chất giọng tuyệt vời có thể không có lợi thế trong lúc thi do ban giám khảo không thể đánh giá được trong một môi trường ồn ào với những con chim được đặt quá gần nhau. Đây là một nhiệm vụ khó khăn để chọn ra một thí sinh hót hay.
Một con chim hay thường có một giọng hót lớn, “tông” cao. Những con chim có thể hót một cách tự do trong bốn vòng mà không sợ đám đông, tiếng ồn hay chim lạ khác sẽ đáp ứng được yêu cầu của ban giám khảo.

-st-
Read more…

Các Vấn Đề Cơ Bản Để Nuôi Chích Chòe Lửa

16:16 |
Bài viết này sẽ giúp người bắt đầu chơi chích chòe lửa tìm hiểu về cách chăm sóc chim cơ bản nhất. Dưới đây là tóm tắt về những gì cần phải làm:



LỒNG CHIM:
1. Khuyến khích nuôi lồng rộng vì chích chòe lửa là chim có bộ đuôi đẹp và dài. Có thể ước tính đường kính lồng tối thiểu theo công thức:
(Chiều dài của đuôi chòe lửa + 7,6 cm) x 2
Vì vậy, nếu chim có đuôi dài 17-18 cm kích thước lồng tối thiểu được xác định (đường kính của lồng) là khoảng 51 cm.

ÁO LỒNG:
2. Dùng để che lồng chim. Chim bổi mới đem về nó thường cố gắng chuôi đầu của nó ra khỏi lồng, vì thế cần phải phủ áo lồng gần như hoàn toàn. Nó giống như một bức tường ngăn không cho chim muốn thoát thân mà cố chúi đầu ra ngoài. Để thuần hóa chim, áo lồng sẽ được mở dần. Ngay cả với chim đã thuần, cũng nên phủ ½ lồng để chim có một cảm giác an toàn.

VỊ TRÍ ĐẶT LỒNG:
3. Nếu treo lồng chim trong nhà, nên chọn một góc mát mẻ của căn phòng để treo lồng. Không nên quá sáng hay quá tối. Vị trí cần được thông thoáng và không bị gió lùa. Không nên treo ở nhà bếp do thay đổi về nhiệt độ.
4. Con chim phải thích hợp với nơi bạn chọn. Nếu nó bay liên tục và bám trên các nan lồng, có thể vị trí đó không phù hợp. Hãy cố gắng tìm một vị trí tốt hơn.
5. Khi đã chọn được vị trí treo chim, không nên thay đổi nó mà không có lý do chính đáng. Chích chòe lửa là một con chim có tính lãnh thổ cao và nó cần phải quen với vị trí mà bạn đã chọn cho nó.

THỨC ĂN KHÔ:
6. Lúc mới bắt chim về nên cho chim ăn loại thức ăn mà chủ củ đã cho ăn, không nhất thiết đó phải là thức ăn tốt nhất cho chim vì người bán thường dùng thức ăn dạng viên cho gà hoặc loại thức ăn giá rẻ khác.
7. Ngoài bột cám ra, chòe lửa còn được cho ăn dế, mealworms, châu chấu, côn trùng khác và cá nhỏ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chòe lửa là loài ăn côn trùng vì vậy phải bổ sung thên côn trùng sống.
8. Kiểm tra phân để biết rằng chim tiêu hóa tốt. Lý tưởng nhất, phân của chim phải khô với màu trắng (urê) và một chút màu đen của chất thải. Chim ị phân đen nhiều chứng tỏ thức ăn không thích hợp. Tôi không nghĩ rằng cám gà con là phù hợp cho chích chòe lửa.
9. Nếu thức ăn khô là phù hợp, chim sẽ ăn chúng một cách dễ dàng. Nếu thấy chim dùng mỏ bới thức ăn làm bột rớt trên sàn lồng, đây là một dấu hiệu cho thấy nó không chịu ăn nhiều thức ăn khô. Trong trường hợp này, hãy xem xét hoặc bổ sung thêm côn trùng và / hoặc thay đổi thức ăn khô.
10. Nếu cần thay đổi bột cũng nên thay đổi từ từ. Nếu không, chim sẽ không ăn loại thức ăn mới và nó sẽ chết đói. Bột mới nên trộn với côn trùng trước khi cho ăn. Bằng cách này, chim sẽ chấp nhận thức ăn mới và hệ thống tiêu hóa của nó sẽ làm quen với loại thức ăn này. Trước khi bạn ngừng cung cấp côn trùng nên kiểm tra phân chim để đảm bảo rằng thức ăn này phù hợp với chim.

TẮM CHIM:
11. Nên mua một cái lồng tắm riêng cho chim. Chích chòe lửa cần tắm cách ngày hoặc mỗi ngày
12. Sau khi tắm, treo lồng ở nơi mát mẻ bên ngoài để cho khô lông. Không nên đặt chim ở ngoài nắng. Chích chòe lửa là loài chim rừng không cần nhiều ánh nắng mặt trời.
13. Chim chịu tắm là một dấu hiệu tốt. Nó chỉ ra rằng chim đang trở nên thoải mái hơn với môi trường xung quanh.
14. Nếu chim không tắm trong khoảng 15 phút, không nên phun nước. Chỉ cần đưa nó trở lại lồng của nó và trong vòng một vài ngày nó sẽ muốn tắm. Phun nước có thể dẫn đến việc nước vào phổi gây bệnh hô hấp cho chim.

-st-
Read more…