Chữa bệnh cá la hán đi phân trắng

14:57 |
Cá la hán thường hay mắc căn bệnh về đường ruột, đó là đi phân trắng. Tiện thể có bạn trên facebook hỏi mình cách chữa trị thì đăng luôn ở đây, sau này ai gặp tình huống này thì áp dụng luôn.



Biểu hiện của bệnh đường ruột, đi ngoài, phân trắng
Phân trắng sơị kéo dài, thường thì cá lờ đờ, bỏ ăn, có con vẫn ăn bình thường. Chú nào bụng to không xẹp sau 4,5 tiếng kể từ khi phát hiện thì là SÌNH BỤNG (TRƯỚNG BỤNG)
Nguyên nhân cá la hán bị bệnh sình bụng : ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn lạnh, sốc nước do thay nước ngay sau khi ăn, cá mới về, thay đổi môi trường, stress, ăn quá no không tiêu hóa hết……
Cách chữa:
• Việc chữa đi ngoài phải rất kiên trì không hấp tấp nóng ruột mà làm hỏng cả 1 quá trình chữa bệnh. Nếu thương cá mà cho ăn trong lúc điều trị chính là giết nó đấy.
• Nếu cá chớm đi ngoài thì CHO NHỊN ngay, bơm men Tiêu Hóa vào miệng ngày 2 lần. Đôi khi cá chớm bị thì dùng biện pháp này cũng hiệu quả chứ dùng thuốc ngay cũng không phải biện pháp hay. Sau 2 ngày mà không đỡ thì thực hiện như dưới đây:

Bật sưởi 30 Độ, tắt máy lọc, và bật sủi oxi
Có thể cho thêm muối 30gam/30 lít nước

Dùng thuốc Metrodiazol với liều lượng 1 viên 250mg với 15 lít nước. Vậy thì hồ cá của bạn nên rút nước bớt, hoặc di chuyển sang hồ có kích thước nhỏ. Nếu hồ 30 lít thì dùng 500mg Metrodiazol


Sau 24h thì thay 30% nước và bổ sung lập lại liều thuốc như ban đầu. Khoảng 3 ngày thì cá đã đi phân đen trở lại, lúc này ta bắt đầu cho cá ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và cho ăn với liều lượng ít thôi. (Nhớ là trong thời gian 3 ngày điều trị đó đừng cho cá ăn gì nhé) Có thể trong 3 ngày cá chưa khỏi thì kéo dài chữa bệnh đến 5 ngày.
Không cho ăn tôm (dễ tái phát bệnh) hạn chế đồ khô (khó tiêu gây trướng bụng).

Sau 5 ngày mà cá không khỏi bệnh thì chuyển sang thuốc Tinidiazol

Lưu ý: Tinidiazol chỉ dùng khi Metrodiazol ( vì Tinidiazol có hại đến thận )



MEN TIÊU HÓA MAI VIỆT bơm vào miệng cá ngày 2,3 lần, nhớ là không cần thả vào nước vì men gặp kháng sinh mất tác dụng.

CÁCH BƠM MEN/THUỐC KHÁNG SINH VÀO MIỆNG CÁ:
- Đổ 1 muỗng (sữa chua) men/thuốc kháng sinh ra cái chén con.
- Dùng xi lanh không có đầu kim hút khoảng 5cc nước trong bể hòa tan men.
- Sau khi hòa tan, hút toàn bộ nước hòa tan vào xi lanh.
- Dùng tay trái lùa cá và ép chặt vào thành hồ, lưu ý chỉ tỳ tay vào thành kính chứ không tỳ hay bóp vào người cá ễ làm cá hoảng, mục đích làm cá nằm gọn trong lòng bàn tay và thành hồ.
- Từ từ nâng đầu cá khỏi mặt nước chếch 45 độ, vẫn ngâm mang cá trong nước.
- Tay phải cầm xi lanh bơm thật mạnh vào miệng cá rồi bỏ cá ra.
Các thao tác phải nhanh, gọn không làm cá hoảng. Phần lớn men sẽ phun ra mang nhưng sẽ có 1 lượng men chui vào ruột cá.

-st-
Read more…

Thức ăn cho cá La Hán lên đầu và lên màu

14:38 |
Để cá la hán lên đầu và màu đẹp thì cần chú ý đến khẩu phần thức ăn cũng như môi trường nuôi dưỡng chúng. SVCVietNam xin giới thiệu đến các bạn một số thức ăn phổ biến giúp cá la hán lên đầu cũng như lên màu tốt.

- Cá mồi hoang dã: là cá loại cá lia thia đồng, cá bã trầu, cá trâm, cá ròng ròng...đây là những dòng cá ít mầm bệnh

- Tép tưới: là loại thức ăn lên màu rất tốt, ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu. Để giữ tép sống lâu chúng ta cần phải xục khí mạnh.Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.

- Cá chép mồi: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch - Ichthyophthirius multifiliis). Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.



- Cá ròng ròng: là loại thức ăn bổ dưỡng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho cá ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, cá ròng ròng được ươm nuôi làm thức ăn cho cá có thể mang mầm bệnh (do mật độ nuôi cao). Nhiều trường hợp cá La Hán ăn ròng ròng bị nhiễm bệnh đường ruột. Cách xử lý trước khi cho cá ăn cũng tương tự như với cá chép mồi.

- Trùn chỉ: là loại thức ăn bổ dưỡng và tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, trùn chỉ nổi tiếng là mang nhiều mầm bệnh vì chúng sống ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho cá ăn chúng ta nên bỏ trùn chỉ vào chậu và xả nước cho sạch hết chất dơ. Bỏ chúng vào hồ 8 tấc xục khí mạnh trong một ngày trước khi đem cho cá ăn. Có người kỹ hơn đem đông lạnh trùn chỉ để sát trùng. Cách này an toàn hơn nhưng phải để ý cho cá ăn vừa đủ thôi vì trùn dư sẽ làm dơ nước.

- Lăng quăng và bo bo: đây là hai loại thức ăn đặc biệt dùng để nuôi cá bột, cá con. Cá ăn lăng quăng chóng lớn và lên màu rất nhanh. Nhưng các loại thức ăn này cũng có thể chứa mầm bệnh nên cần đổ ra vợt và rửa sạch trước khi cho cá ăn. Chúng có thể được trữ trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn sống (miễn là đừng để trên ngăn đá!), nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành muõi của lăng quăng.
- Thức ăn đông lạnh: Các loại thức ăn đông lạnh ít chứa mầm bệnh vì đã được hạ nhiệt độ để sát khuẩn. Thức ăn đông lạnh còn có một ưu điểm là tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên vì chúng không "khoái khẩu" bằng thức ăn tươi nên phải tập cho cá quen với thức ăn loại này.

- Tôm tép đông lạnh: đây là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến. Nhiều người nuôi cá La Hán bằng tôm đông lạnh đã lột bỏ vỏ. Loại tép tươi cỡ nhỏ vừa khá rẻ tiền, khỏi lột vỏ mà lại có nhiều carotene. Tép nhỏ rất dễ kiếm vào mùa mưa, từ khoảng tháng 6 cho đến sau Tết. Đôi khi ngoài mùa tép bạn cũng mua được loại tép nhỏ vỏ mềm như tép bạc tuy nhiên loại tép này dễ tan làm nước rất tanh.

- Trùng đỏ: là loại thức ăn bổ dưỡng và hợp vệ sinh. Đây là ấu trùng của một loại côn trùng dạng muỗi (midge) mà ở ta gọi là con muỗi lắc. Nhiều người đồn rằng loại ấu trùng này được nuôi bằng "chất màu hóa học" nên cá ăn vào dễ bị bệnh! Khi tra trên mạng tôi thấy con này đúng là có màu đỏ tự nhiên và được gọi là redworm (người ta cũng lộn nó với con trùn, con giun!). Tôi vẫn thường nuôi cá bằng trùng đỏ đông lạnh mà không gặp rắc rối gì, có điều loại thức ăn này hơi mắc tiền nên chỉ dùng để cho cá ăn dặm thôi. Mặt khác cá ăn trùng đỏ hay bị đen vây nhưng cũng không quan trọng lắm, ngưng cho ăn một thời gian là hết.

- Thịt bò, tim bò: thịt bò đắt tiền nên có lẽ chỉ cho cá ăn dặm. Tim bò vốn không ai ăn nên khó kiếm, muốn mua phải dặn trước các hàng thịt. Các món này cá thích ăn. Tôi cũng thử cho cá ăn thịt heo nhưng chúng không thích lắm.

- Cá: tôi thử cho cá La Hán ăn thịt cá ngừ đại dương nhưng chúng tỏ vẻ không thích lắm. Nếu muốn các bạn có thể thử cho cá ăn phi-lê cá basa đông lạnh. Thứ này giá cả phải chăng mà lại dễ kiếm. Theo tôi, cá La Hán rất dễ tính nên chúng ăn tất cả các loại thủy hải sản đông lạnh khi chúng đói!

- Ốc bươu vàng: nghe nói có người mua ốc bươu vàng về đập bỏ vỏ, lấy thịt xắt cho cá ăn. Tôi nghĩ ốc vốn là loài trung chuyển các mầm bệnh ký sinh như giun và sán, vì vậy chúng ta nên bỏ ốc vào ngăn lạnh một thời gian để diệt mầm bệnh trước khi cho cá ăn.

- Thức ăn tổng hợp xay nhuyễn: loại thức ăn này dùng để nuôi thúc cá La Hán giúp chúng chóng lớn và mau lên đầu tuy nhiên thức ăn thừa làm nước mau dơ nên chúng ta cần để ý thay nước thường xuyên.

- Công thức 1: thức ăn viên loại tốt + thịt bò + tôm + vitamin. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.

- Công thức 2: thịt bò + tôm + phi-lê cá basa + vitamin + thuốc tiêu hóa + nước ép cà rốt + nước ép bắp cải + chất kết dính. Tất cả đem xay nhuyễn rồi bỏ tủ lạnh cho cá ăn dần.

- Thức ăn viên cho cá la hán
Thức ăn viên có ưu điểm là vệ sinh và tiện lợi, tuy nhiên những loại thức ăn tốt thường đắt tiền và hay có hàng giả. Thức ăn viên thường được quảng cáo là có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên chúng ta không cần cho cá ăn gì thêm. Tuy nhiên, thức ăn viên khó tiêu hơn thức ăn tươi, chúng ta nên hạn chế cho cá ăn loại thức ăn này trong và sau khi cá bị bệnh về đường ruột. Chỉ dùng thức ăn viên để cho cá ăn dặm thêm mỗi khi không có sẵn các loại thức ăn khác.

Cá quen ăn thức ăn tươi có thể không chịu ăn thức ăn viên. Chúng ta có thể tập cho cá ăn thức ăn viên bằng cách ngưng cho chúng ăn vài ngày rồi sau đó bỏ thức ăn viên.
Các loại thức ăn khác

- Một số loại thức ăn tươi sống khác cũng có thể dùng làm thức ăn cho cá La Hán như gián, dế, cào cào, trứng kiến, sâu bọ, thằn lằn, giun đất... Kể cả loại sâu qui dùng làm thức ăn cho chim cũng có thể đem cho cá ăn (nhưng chúng không thích lắm). Những loại thức ăn này hầu như không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá so với những loại thức ăn có nguồn gốc thủy sản.

-st-
Read more…

Kinh nghiệm lên màu và lên gù cho La hán

09:27 |
Người sở hữu chú cá La Hán luôn mong muốn chú cá của mình có màu sắc thật đẹp và quan trọng hơn hết là cái đầu gù thật to. Thế nhưng để chú cá của mình đạt được tiêu chuẩn “2 trong 1” thật không dễ. Có người phải mất ăn mất ngủ chỉ để “nghiên cứu” làm sao để chú La Hán nổi gù, có người mất nhiều tiền mua sách để học nghề mà vẫn không thành công. Chúng tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm bỏ túi từ những nghệ nhân, những bậc thầy chơi cá La Hán.



KINH NGHIỆM LÊN MÀU
Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về cho cá dùng, thế nhưng trước “một rừng” thức ăn, nhiều người e ngại không biết chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng “thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu” người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:
Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)
Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.
Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.
Lên màu cho cá trưởng thành
Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

LÊN GÙ (ĐẦU)
Lên gù tự nhiên bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên
Tương tự như cách lên màu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như (JBL.NoVo.ToP.XO) bạn dễ tìm mua tại các cửa hàng cá kiểng.

Lên gù bằng cách thả cái mái vào
Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Soi gương
Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Tìm hiểu thêm sách, báo để biết thêm thông tin.

-st-
Read more…

Kĩ thuật nuôi cho La Hán khỏe đẹp.

09:15 |
Cá La Hán có nguồn gốc từ loài cá Cichlid vùng Nam Mỹ. Vì thế,chúng cần không gian vùng vẫy dù cá còn nhỏ để chúng sống thoải mái như ở ngoài thiên nhiên.Một cái hồ dài khoảng 1.2m là phù hợp để cá phát triển tối đa về dóc dáng cũng như vẻ đẹp bên ngoài. Nên chọn vị trí hồ tiện cho việc thay nước,nơi ngập tràn anh sáng hay quá nóng cũng không phù hợp,khung giá đỡ hồ phải thật vững chắc để có thể đỡ toàn bộ sức nặng của hồ.



Phụ kiện cho hồ cá:
Loài cá La Hán vốn là loài cá phàm ăn,vì vậy lượng chất thảy của chúng dễ làm ô nhiễm nước trong hồ.Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì cá sẽ bị nhiễm độc và bệnh.Lượng thức ăn thừa cũng làm cho nước ô nhiễm nhanh hơn.Khi nước trong hồ bị ô nhiễm trầm trọng thì sức đề kháng của cá sẽ yếu đi,hơi thở gấp gáp,lười ăn và cuối cùng là trở bệnh.Để tránh trường hợp này hệ thống lọc và cung cấp oxy là điều kiện không thể thiếu.Nó không những làm tuần hoàn nước trong hồ,cung cấp khí oxy mà còn thảy bớt các chất độc.Trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc,loại đặt bên trên,loại đặt trong lòng hồ,loại đặt chìm trong lớp sỏi nền.v.v…Những thiết bị này không những chỉ làm sạch nước mà còn tạo nên một môi trường sinh học hoàn chỉnh cho cá,giúp ổn định nguồn nước.

Thiết bị làm ấm nước:
Vốn xuất thân từ loài cá nhiệt đới vì thế cá La Hán có thể thích nghi nhanh chóng khí hậu vùng Châu Á với nhiệt độ nước khoảng 28-30độC.Trong quá trình nuôi cá ,khí hậu trở lạnh,người nuôi phải làm nước trong hồ ấm lên để phù hợp với cơ thể cá.Nên chọn những loại thiết bị tư động ngắt điện khi quá nóng.

Đèn hồ cá:
Hồ cá cần có ánh sáng để làm tăng thêm vẽ đẹp,bạn có thể nhìn ngắm các tư thế bơi lội và các hành vi của cá.Đối với hồ cá La Hán,bạn cần trang trí một cái đèn ống ,chiều dài tùy theo kích cỡ của hồ,thông thường là loại 0.6m và 1.2m,màu đèn thích hợp nhất là màu hồng để giúp cho cá tăng thêm màu sắc,đẹp hơn khi nhìn từ bên ngoài.Nếu bạn đặt hồ cá trong phòng khách thì không cần bật đèn chiếu sáng trong hồ.

Các dụng cụ bổ sung:
Ngoài các thiết bị đã kể trên,nên chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ trợ cho việc nuôi cá như máy cho ăn tự động,thiết bị đo nhiệt độ nước,thiết bị đo độ pH..v.v…Ngoài ra cần có thêm một cái hồ nhỏ dùng để chữa bệnh cho cá khi cần thiết.

Trang trí hồ cá:
Cá La Hán vốn rất hiếu động nên tốt nhất không nên trang trí hồ bằng những vật quá cầu kỳ,dễ vỡ sẽ làm cá bị thương.Ngoài ra loài cá này rất thích sục sạo dưới nền sỏi nên hồ không nên trồng các cây thủy sinh vì sẽ bị cá làm xáo trộn,dẫn đến những va chạm có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể cá.

Kiểm tra chất lượng nước:
Nước máy hàng ngày sử dụng đã được khử trùng bằng những hóa chất,nên phải lọc nước để thảy bớt các chất độc hại,dùng khí oxy để trung hòa nồng độ Clo và cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho cá.Sau khi đã lọc sạch nước,phải chú ý đến nhiệt độ và độ pH.Cá La Hán cũng không có yêu cầu cao và có thể thích nghi với môi trường sống,miễn là môi trường không bị ô nhiễm.Độ pH thường từ 6-8,nhiệt độ nước từ 24-30độC.Ở giai đoạn đầu,nhiệt độ hồ nên điều chỉnh từ 26-28độC và độ pH từ 6.5-7.5 nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho cá biếng ăn và chậm lớn,dễ dàng mắc bệnh.

Thay nước hồ cá:
Cá nuôi trong hồ kính thường phải đối mặt với 2 bất lợi là nguồn dưỡng khí và các chất thảy ra trực tiếp trong nước.Vì thế,cho dù hệ thống lọc nước có hoạt động có hiệu quả tới đâu thì nguồn dưỡng khí trong nước sẽ tụt giảm một khi nồng độ nitrite tăng cao trong nước.Cho nên,biện pháp hữu hiệu nhất để có một nguồn nước sạch là cần phải thay bớt một phần nước trong hồ,thời gian thay nước khoảng từ 2-3 tuần một lần và chỉ thay 1/3 lượng nước trong hồ.Khi thay nước ta nên quậy nhẹ đáy hồ rồi dung ống để hút hết các chất bẩn ra ngoài và cho vào ngay lượng nước mới thay vào.Cọ rửa hệ thống lọc thật kỹ,kiểm tra bên ngoài trước khi đưa vào hồ sử dụng.

-st-
Read more…

CÁCH PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ LA HÁN

09:05 |
1. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO ĐỐM ĐEN TRÊN VÂY LƯNG CÁ CON
(Tỷ lệ chính xác đạt khoảng 60%)
Hoa La Hán là giống cá lai tạp giao nên phương pháp phân biệt giới tính căn cứ vào đốm đen trên vây lưng của chúng cũng không chính xác lắm. Nhưng những phương pháp phân biệt thông thường lại không thể áp dụng khi cá con nhỏ, cho nên phương pháp phân biệt này vẫn được sử dụng.
Vây lưng không có đốm đen: 80% là cá đực
Vây lưng có đốm đen: 60% là cá mái



2. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT ĐỘNG THÁI CÁ CON
(Tỷ lệ chính xác là 75%)
Thông thường cá La Hán đực nhỏ tương đối "lì lợm", còn cá La Hán cái nhỏ rất dễ sợ (nhát) và bị chuyển màu. Khi chúng sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ (ở các của hàng kinh doanh cá kiểng), dùng tay quẫy nhẹ vào trong bể cá, nếu thấy cá Hoa La Hán không hoảng hốt bỏ đi phần lớn là cá đực, còn nếu thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể hoặc sau các hòn đá tạo cảnh và thể sắc chuyển màu đen thì thông thường là cá mái. Khi ăn no, thông thường cá Hoa La Hán sẽ có một chút thay đổi chẳng hạn như khi thấy con người đến gần, thông thường cá Hoa La Hán phần lớn sẽ bơi tán loạn, còn cá Hoa La Hán đực sẽ bơi đến một cái hốc nào đó bên cạnh.

3. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TRẠNG THÁI TĨNH
(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)
Quan sát cá Hoa La Hán con, bộ phận bụng của chúng hơi phình to ra một chút thì khả năng tính cái là rất lớn. Còn khi lật mình cá xem cơ quan sinh dục của chúng, nếu thấy nó hơi lồi ra thì phần lới chúng mang giới tính đực, còn nếu xem không thấy có gi lồi ra thì đó là cá mái.

4. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TOÀN BỘ THỂ THÁI CỦA CÁ TRUNG 
(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)
Thông thường cá có hình thể hơi thô, có gờ có cạnh là cá có giới tính đực. Còn thể thái cá tròn. Mượt mà thì là cá có giới tính cái.

5. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH BẰNG XƯƠNG VÂY LƯNG CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)
Xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ sáu có biểu hiện tương đối thô kệch và có hình tròn là cá có giới tính đực, còn có biểu hiện nhỏ, có hình dẹp thì là cá cái.

6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO THUỘC TÍNH CỦA VÂY BỤNG CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)
Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp khí oxy; đề phòng các vi khuẩn xâm nhập và dùng vây để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, con hơi cứng là cá đực.

7. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO TUYẾN NGỰC CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 90%)
Cách nhìn của phương pháp nhận biết này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác lại rất cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì thương đối tròn.

6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ HOA LA HÁN HÁN BẰNG TUYẾN SINH DỤC CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác cao nhất, khoảng 95%)
Lúc bình thường lỗ sinh dục của cá đực sẽ lồi ra hình chử V. còn lỗ sinh dục của cá mái sẽ lồi ra hình chủ U. khi phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ lồi hẳn ra, lúc này là lúc quan sát để phân biệt chính xác nhất.

-st-
Read more…