Cá Rồng Châu Á

14:54 |
Cá Rồng Châu Á là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì sự ưa chuộng rộng rãi, giá trị cao và vẻ đẹp của nó. Nét độc đáo của hình dạng, miệng rộng và vẩy sáng đã làm cho cá rồng trở nên đặc biệt và đã làm cho bao con tim của những tài tử si mê cá phải rung động. Với nét gần gũi cùng tổ tiên Nhà RỒNG, tất cả các Hoa Kiều trên toàn thế giới đều tin tưởng Cá Rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, và đem lại hạnh phúc do đó cá rồng trở thành con vật được cưng chiều nuôi nấng trong nhà để làm cho Phong Thủy được tốt hơn. Theo tương truyền hồ cá rồng là Phong, Nước hồ là Thủy, Cá Rồng là Tài, ba chữ này hợp lại thành Đại Phúc. Do vậy ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hiếm thấy của cá rồng mà các chủ nhân thường xem cá rồng như là biểu tượng cho sự phú quý của mình, đó là lý do tại sao cá Rồng được ưa chuông nhiều.

Cá rồng Châu Á


Cá Rồng châu Á được chia ra làm 4 loại tùy theo màu sắc tự nhiên khác nhau của từng giống:

KIM LONG QÚA BỐI từ Malaysia (Cross Back Golden Malaysia).
HUYẾT LONG (Super Red) từ tỉnh West Kalimantan, Indonesia.
KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden) từ tỉnh Pekanbaru, Indonesia.
THANH LONG (Green Arowana) Riêng giống này có thể tìm thấy ở vài nhánh sông khác tại Malaysia Indonisia, Myanmar và Thái Lan. Trong những năm qua, vì sự ưa chuọ?g đại trà và nhu cầu quá cao, cộng với hứa hẹn của siêu lợi nhuận, sự săn bắt tận cùng bừa bải đã đưa số lượng cá rồng gần như tuyệt chủng. Đặc biệt là giống Kim Long Quá Bối và Huyết Long đột nhiên biến mất trong thập niên 80. May mắn thay, cá rồng được bảo vệ bằng cách liệt kê vào hàng động vật có cơ hội tuyệt chủng của CITES (Wild Fauna and Flora) được đăng ký vào hạng mục bảo vệ động vật số 1 (Appendix I CITES). Từ đó những kẻ săn bắt cá rồng mà khô?g có giấy phép sẽ bị truy tố và phạt tiền rất nặng, cho đến hôm nay vẫn còn nhiều quốc gia cấm buôn bán cá rồng như Mỹ và Đài Loan.


A- KIM LONG QUÁ BỐI (Cross Back Golden) 

Có nhiều tên cho loại cá này, có người gọi Kim Long Quá Bối, Lưỡi xương rồng Mã Lai (Malayan Bony Tongue), Bukit Merah Xanh (Bukit Merah Blue), Đài Bắc Thanh Hoàng Long (Taipie Blue Golden) và Vàng của Mã (Malaysian? Gold). Tất cả đều cùng loạ: KIM LONG QUÁ BỐI. Cá này khi trưởng thành sẽ có màu suốt qua lưng. Lý do có nhiều tên là vì cá này được tìm thấy tại nhiều nơi trên lãnh thổ Malaysia như Perak, Trengganu, Hồ Bukit Merah và Johor.

Vì lý do nguồn cung ứng thấp, và nhu cầu thì quá cao, cho nên loại cá này thuộc dạng đắt nhất, và yếu tố làm cho giá tăng cao hơn là vì ngoài sự hiếm hoi có sẵn, kỹ thuật ép đẻ thành công cũng thấp. hiện nay các trại cá ở Sing và Mã Lai đang ép giống cá này.

Kim Long Quá Bối còn được phân loại xa hơn tuỳ theo màu của vẩy cá, bao gồm: Nền Xanh, Nền Tím, Nền Vàng, Nền Xanh Lục, và nền Bạc. Từ ngữ Nền Xanh và Nền Tím được dùng lẫn lộn tuỳ theo từng trại cá ép vì dải màu xậm trên sống lưng cá khi nhìn ở góc nghiêng thì có màu xanh dương đậm, nhưng khi nhìn ở một góc độ khác thì thành màu tím sậm. NỀN VÀNG là loại có vẩy màu vàng 24K, óng ánh từ viền vảy vào đến tâm vảy. Thay vì tâm vảy màu xanh hoặc màu tím. Cá nền vàng này qúa bối (màu qua lưng) nhanh nhất so với các loại cá khác. Kim Long Quá Bối có một sắc màu toàn vẹn nhất, khi trưởng thành, toàn thân vàng ửng như 1 thỏi vàng 24K bơi lơ lửng trong hồ. Thỉnh thoảng quay vòng nhẹ nhàng và tự tin trong phong thái VUA của các loài Cá Cảnh. Trong khi các loại cá cũng màu vàng khác không có được sắc màu trời cho này. Dĩ nhiên cũng không quên đề cập tới người anh em Nền Xanh Lục và Nền Bạc có tâm vảy màu xanh lục và màu bạc, tuy nhiên ít được ưa chuộng hơn.

Thật khó khăn khi muốn phân biệt cho thật chính xác vì các trại ép cá thường hay ép giống này lai qua giống khác, không còn thuần chủng như ngày xưa. Tuy nhiên ưu điểm là họ đã sản xuất ra những loại cá mới, lạ và sặc sỡ hơn. Điển hình các loại cá mới như Platium White Golden (Bạch Ngọc/Bạch Kim) và Royal Golden Blue (Hoàng Triều Thanh Long) là giống mới được sản xuất gần đây. Hai loại này hiện đang mang bảng giá cao nhất thế giới, và các Đại Gia Nhật Bản không quản ngại tiền bạc tung ra chỉ để sở hữu 1 chú này (DTV: có 1 chú đã bán ở Nhật với giá 800,000 USD và 1 chú khác giá 280,000 USD ????) và chỉ có ở Malaysia mới sản xuất thành công 2 loại cá trên.

B - HUYẾT LONG (Super Red) 

Đây là loại Rồng Châu Á có màu đỏ. Cá Rồng Đỏ phát hiện tại nhiều vùng thuộc địa phận Tây Kalimantan ở Indonesia, địa danh nổi nhất là Sông Kapuas và Hồ Sentarum, tại đây, loại Rồng Đỏ (Đỏ Ớt và Đỏ Máu ? Chilli and Blood Red) được phát hiện đầu tiên. Đây là loại cá phổ biến nhất trong các loại cá rồng, nguyên nhân là vì màu sắc sặc sỡ đồng thời giá cả mềm hơn loại Kim Long Quá Bối, điểm nổi bật là vi, đuôi, miệng, râu đã trổ màu đỏ từ khi còn bé, các tay chơi cá thật khó cưỡng nổi ham muốn và rất thích làm chủ 1 chú cá này. Khi lớn lên màu đỏ bắt đầu xuất hiện ở những phần thân thể khác như nắp mang cá, viền của vẩy, làm cho toàn thân cá ửng đỏ lên. Sự phổ biến và ưa chuộng Rồng Đỏ đã thúc đẩy các trại cá bắt đầu ép cá Rồng đỏ vì siêu lợi nhuận và hiện nay Rồng Đỏ lại đắt hơn Kim Long Quá Bối, tuy nhiên sau 1 thời gian ồ ạt sản xuất, Rồng Đỏ đã hạ gía thành, tuy nhiên vẫn đắt hơn Kim Long Quá Bối.

Rồng Đỏ được chia ra làm 4 loại khác nhau: Đỏ Ớt (Chilli Red) Đỏ Huyết (Blood Red), Đỏ Cam (Orange Red) và Đỏ Vàng (24K) (Golden Red). Thời gian gần đây những rồng đỏ này được góp lại và gọi chung cùng tên là Huyết Long (Super Red) hoặc Rồng Đỏ cấp 1 (1st Grade Red). Điều này tạo ra tranh cãi, vì cách áp dụng tên Huyết Long khi loại Đỏ Cam và Đỏ Vàng không đạt được đúng nghĩa của chữ ĐỎ khi so sánh với 2 loại trên, vì chúng chỉ xuất hiện màu vàng da cam hoặc vàng 24K. Dù vậy các trại cá vẫn lạm dụng từ Huyết long để đặt tên chung cho cá ép của trại mình.

Cả 2 loại Đỏ Ớt và Đỏ Máu đều xuất xứ từ nguồn nước nổi tiếng ở miền Tây Kalimantan, Indonesia có tên gọi là Sông Kapuas và Hồ Sentarum. Hồ Sentarum bao gồm nhiều hồ nhỏ nối liền với nhau và tập hợp lại tại đầu cuối của Sông Kapuas. Trong nước này chứa nhiều cây gẫy lâu năm chìm trong lòng sông hồ tạo thành môi trường tốt cho cá rồng sinh sống , nhưng với sự ô nhiễm, chất thải, bùn bẩn, nước tù đã ảnh hưởng không ít đến màu sắc nguyên thủy của cá rồng tại đây. Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến màu sắc nguyên thủy của cá Rồng Đỏ là sự ép giống lộn xộn đã sản sinh ra nhiều màu khác nhau. Có những giống có mình dày hơn, miệng cong và sâu hơn, có giống màu đỏ tươi hơn, màu nền xậm hơn. Vì sự khác biệt này, những người lái cá đầu tiên ở Indonesia chế ra 2 tên gọi chung cho 2 nhóm rồng hoá đỏ chính được tìm thấy trong vùng: Đỏ Ớt (Chilli Red) và Đỏ Máu (Blood Red). Những tên này được gán cho cá là vì độ Đỏ giữa 2 loài cá này. Đỏ ớt có màu đỏ tươi và Đỏ Máu có màu đỏ đậm hơn giống như máu bầm. Bên cạnh màu sắc, 2 loại cá này cũng có hình dạng khác nhau. Đỏ Ớt có thân mình rộng và dày hơn, trong khi Đỏ Máu thì dài và dẹp hơn, Sự khác biệt này có thể dễ dàng nhận ra khi nhìn chú Đỏ Ơt thì độ dày ngang từ sống lưng qua bụng đến đuôi đều dày và rộng trong khi Đỏ Máu từ thuôn hơn khi nhìn từ gáy đến phần đuôi. Sự khác biệt về hình dáng và có độ vảy dày hơn, đầu hình cái muỗng, màu đỏ tươi, đã làm cho Đỏ Ớt trở thành như lực sĩ thể hình, Xung, Cân đối và dễ nhìn.

Điểm khác biệt khác dễ nhận dạng là Đỏ Ớt có cặp mắt thật to, màu đỏ và đuôi hình Kim Cương (Diamond - shaped tail) - (DTV: Ở VN thì gọi là hình trái đào). Trong khi Đỏ Máu thì có cặp mắt trắng và nhỏ, đuôi thì mở rộng hình cánh quạt (Fan-Shaped Tail). Cặp mắt của Đỏ Ớt rất to và rộ?g, đôi khi to đến độ phần trên gần như đụng đầu và phần dưới gần chạm vào miệng. Phần đuôi của Đỏ Ớt giống như hình viên Kim Cương và mọc dài ra phía sau khi trưởng thành. Mặt khác, Đỏ Máu thì có cặp mắt nhỏ hơn nhiều nhìn vào thấy ?bình thường? hơn và tròn trịa hơn. riêng phần đuôi thì xoè ra như cánh quạt thật đẹp. Những khác biệt này thật rõ ràng kể cả khi cá còn rất bé cũng có thể nhận ra.

Đỏ CAM (Orange Red) Đây là loại cá rất phổ biến trong giới ép cá đẻ vì dễ thành công hơn, loại không phải là loại "Hoá đỏ" (Red-turning type). Khi trưởng thành chú cá này ?trình diễn? vây màu Vàng Cam phủ đầy mình rất rõ khi so sánh với Đỏ Ớt và Đỏ Máu. Sự khác biệt thể hiện rõ hơn khi phần Vi trên + dưới và đuôi cũng không được màu đỏ như 2 loại đàn anh trên.

Đỏ VÀNG (Golden Red) là loại cá rồng cũng thường gặp bên cạnh người anh em Đỏ Cam. Loại này có giá trị thấp nhất trong các loại Rồng Đỏ vì khi trưởng thành, nó chỉ có màu vàng nhạt quanh thân thể, môi và râu cũng không có màu đỏ mà chỉ hơi vàng 1 tí thôi, thật ra có nhiều con thuộc loại này cũng không có màu ở vi và đuôi nữa. Đây là hậu quả của sự ép đẻ khác giống đã cho ra 1 thế hệ có chất lượng nửa vời, chỉ vì sự ép đẻ rất thành công dễ dàng cho những trại cá chủ trương bán rẻ nhưng bán nhiều (số lượng hơn chất lượng !!!!)

Đỏ Xanh Lục (Banjar Red) hoặc còn gọi "Công dân loại 2" (2nd Grade Red) chưa bao giờ chính thức từ giống Huyết Long. Đây cũng lại là một chế tác của các ông lái cá tài tử ép đẻ giữa cá mái Đỏ Xanh Lục, Hồng Vỹ hoặc Thanh Long với Huyết Long đực chính hiệu để tăng năng xuất về cá con. Đôi khi các tay buôn này còn dùng hormones hoặc thuốc kích thích để làm cho các chú cá này nhìn rất là "Đỏ". Vì vậy khi mua Rồng Đỏ TUYỆT ĐỐI không nên mua loại cá được giới thiệu "Rồng Đỏ tự nhiên" (Wild caught Red Arowana) và khi hỏi có khai sinh thì lại trưng ra KS của CITES (DTV: Tất cả cá rồng không phân biệt loại nào, dù rẻ hay đắt, bán ở tiệm tại các nước Mã, Thái, Indo, Sing đều phải có khai sinh, vì nếu không khi bị bắt sẽ bị phạt rất nặng (động vật quý hiếm có cơ diệt chủng). Cách cuối cùng cho chúng ta nhận biết là nhìn đầu cá thì tròn hơn, miệng không được nhọn, vẩy không sáng, có màu xanh/vàng trên vẩy là đúng loại Banjar Red.

C- KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden) 
Được biết đến với tên Kim Long Hồng Vỹ (KLHV) hoặc Kim Long Indo, loại này được xếp hạng chung trong gia đình Kim Long với Kim Long Quá Bối (KLQB), Kim Long Malaysia, giá thành của Kim Long Hồng Vỹ rất ?mềm? so với Kim Long Quá Bối. Lý do là vì KLHV sẽ không bao giờ đạt được màu vàng 24K như KLQB, và màu vàng của KLHV sẽ không bao giờ vượt qua khỏi lưng mà khi trưởng thành luôn luôn có 1 vệt đen lớn kéo dài từ đầu đến đuôi cá. Mặc dù giá trị không cao khi so sánh với ?Cục Vàng Biết Bơi? (KLQB), nhưng đa phần các chú KLHV này sẽ có màu vàng lên đến lớp vảy thứ 4 và có vài chú, choé hơn thì màu vàng lên đến hàng vảy thứ 5. Cũng giống như đồng chí KLQB, KLHV cũng khác loại tuỳ theo màu sắc từng con, như nền xanh, xanh lục và nền vàng. Khi còn bé KLHV không có màu sắc gì hết trong khi KLQB đã thể hiện màu mè rõ ràng, sáng lóng lánh, và màu cũng đã xâm nhập lên hàng vảy thứ 5 rồi.

Nói chung KLHV "lì lợm" hơn so với KLQB, nhanh lớn hơn, và cỡ bự hơn, tuy nhiên Hồng Vỹ thì XUNG hơn KLQB. Thật khó khi nuôi chung trong 1 hồ lớn, thường thì 8-9 con cá nhỏ, trong khi KL Malaysia thì không sao cả, loại này cũng được bảo vệ của CITES, tuy nhiên vẫn bị săn lùng ở nơi thiên nhiên, ngoài ra, các bạn bạn rất giống nhau từ đuôi, Vi, và màu trên miệng của 2 loai KLHV này.

D- THANH LONG (Green Arowana) 
Đây cũng là 1 loại trong giòng họ cá rồng, thường tìm thấy ở Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện, Indonesia và Campuchia. Vì loại này sống ở nhiều phong thổ khác nhau và rộng rãi như vậy nên hình dạng và màu sắc cũng có thể khác nhau. Hầu hết những loại Thanh Long tìm thấy ở những nơi này có màu xám xanh ở thân mình và đuôi có sọc xanh xám đậm. Hình dáng Thanh long cũng đặc trưng khác thường hơn so với các loại cá rồng khác, đầu và miệng thì tròn và to hơn. Đây là loại cá rẻ tiền nhất trong các loại rồng cùng với loại Đuôi Vàng (Yellow Tail). Tuy nhiên có 1 loại Thanh Long Xanh (có xen lẫn màu tím trên tâmvảy) thì lại được đứng chung hàng với các đàn anh cao quý khác. Thanh Long cùng với Huyết Long ?hạng 2? (2nd Grade Red) được ưa chuộng nhiều nhất ở Thái Lan và Philippines vì giá mềm của nó. Bên cạnh đó, loại này cũng được các chú học trò nhỏ bên Nhật khoái vì vừa túi tiền, có khả năng tậu được, để vừa chiêm ngưỡng vừa tập ép đẻ.

Rất bình thường các chú cá này được hầu hết các tay mới tập chơi cá dùng làm bước khởi đầu cho sự nghiệp chơi cá cảnh sau này vì, vừa rẻ vừa dễ kiếm. Sau đó đã ký cóp 1 ít kinh nghiệm rồi mới bắt đầu chuyển qua KLHV, KLQB hoặc Huyết Long.

-st-

Read more…

Cách chọn cá rồng.

15:41 |
1. Hình dáng

Bạn không thể nào thay đổi hình dạng của cá Rồng bằng cách thay đổi thức ăn hoặc môi trường nước, vì đây là cấu trúc bẩm sinh. Hầu hết các người chơi cá Rồng đều nhất trí với quan điểm này nên khi chọn cá Rồng đẹp, hình dạng là điều tối quan trọng. Nói chung, thân mình cá nên rộng và có bề dày song song, kích cỡ của vi, đầu, mắt phải cân xứng với chiều dài và chiều rộng của thân mình cá, đoạn dốc giữa đầu và lưng phải nông, không được dốc sâu quá. Có những chú cá già xuất hiện đường dốc này sâu 1 cách lộ liễu. Khi nhìn cá từ đằng trước cũng đừng quên nhìn từ trên xuống, bề dày của cá phải song song từ đầu xuống đến vi hậu môn (pelvic fin), từ đó nhỏ dần đến đuôi. Bất cứ đoạn nào lồi lõm là hỏng bét, độ dày bắt buộc phài trơn tru từ đầu đến đuôi.

2. Màu sắc 

Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: giòng máu (60%), môi trường nước (20%), thức ăn (10%), và ánh sáng mặt trời (10%). Dù sao nếu giữ đúng các yếu tố trên, màu của cá sẽ tiến triển, không giống như thân hình là yếu tố bẩm sinh và mang tính vĩnh viễn. Màu sắc cũng tùy thuộc giống cá bạn chọn, nếu là Đỏ Ớt (Chilli Red) Đỏ Máu (Blood Red) Đỏ Cam (Orange Red). Thí dụ: Nếu bạn mua Huyết Long còn bé (Super Red), thì giống này thuộc 2 giòng Đỏ Ớt và Đỏ Máu, lúc ấy bạn phải chọn đuôi, vi trên (dorsal fin), vi dưới (gần đuôi) (anal fin), và vi hậu môn đều phải có màu đỏ, riêng vi mang cá (pectoral fin) phải có khoảng 50% màu đỏ. Khi chọn thân hình cá: phía bụng thì có màu hồng và lưng thì màu ngọc (xanh nhạt), vây thì phải sáng và có ánh phản quang. Ở vài chú cá cao cấp bạn có thể thấy môi và râu đã đỏ, nhưng không là điều bắt buộc (vì còn nhỏ -15Cm), khi lớn lên miệng và râu sẽ đỏ. Tùy vào loại Đỏ Ớt hay Đỏ Máu, khi trưởng thành, màu của nó sẽ qua nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể. Đỏ Máu sẽ lên màu sớm hơn (1-3 năm) trong khi Đỏ Ớt chậm hơn (1.5 - 5 năm).



Riêng Kim Long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối, thì tìm kiếm màu đen hoặc nâu đậm trên vi trên gần đuôi và 1/3 phần trên của đuôi, 2/3 phần còn lại của đuôi cũng như vi dưới, vi hậu môn, và vi mang cá thì thường có màu đỏ cam. Vây phải có màu ánh vàng, từ bụng lên đến hàng vảy số 4 và Hồng Vỹ thì lên đến hàng số 5. Với Kim Long Quá Bối phía dưới đáy của vi trên có những vảy nhỏ màu vàng óng ánh, thẳng hàng với dãy vảy số 5, vảy của Kim Long Quá Bối sẽ tỏa sáng và óng ánh bất cứ lúc nào nếu so với Hồng Vỹ.

3. Vảy 

Tất cả các vảy phải lớn và phản quang, thẳng hàng thành từng dãy ngang. Cá xấu là có những hàng vảy lộn xộn, zic zac, mặc dù thân hình đẹp và màu sắc chuẩn cũng bỏ đi. Tuy nhiên rất khó chọn 1 chú cá có hàng vảy "tuyệt đối", có cùng cỡ vảy, xếp hàng thẳng thớm cùng nhau. Do vậy, chúng ta sẽ bằng lòng với những hàng vảy "kha khá" thôi cũng được rồi ! Nếu bạn thấy 1 vài cái vảy bị mất, đừng lo ngại, nó sẽ mọc ra trong vài tuần, có loại vảy gọilà "khung mỏng" (thin frame) và có loại gọi là "khung dày" (thick frame), chuyện này không quan trọng, tùy ý thích cá nhân mà thôi. Với Kim Long Quá Bối đa số thích khung mỏng với màu tím nhiều hơn màu vàng 24K còn đối với Huyết Long thì ưa chuộng khung dày của loại Đỏ Ớt vì nó có nhiều màu đỏ hơn màu vàng 24K.

4. Râu

Cặp râu của cá ở đây là tượng trưng cho cặp Râu Rồng huyền bí, được sắp xếp gọn ghẽ theo chiều ngang. Nó chứng tỏ quyền uy và nghiêm trang. Râu rồng thì phải dài và thẳng, chỉ lên trên chứ không được chúc xuống. Cả 2 râu phải bằng và giống nhau, màu thì phải đúng loại mình chọn mua, thí dụ: các loại Kim Long thì râu phải là màu nâu đậm hoặc đen, còn huyết long thì phải đỏ hoặc hồng. Các đại gia Trung Quốc thì ưa chuộng râu rồng chĩa thẳng ra phía trước nếu nhìn từ đầu cá, hình dạng này tượng trưng cho số 8 trong Hán Tự.

5. Vây (vi)

Vi hậu môn và vi mang cá phải thẳng và hơi vòng cung, không được cong quẹo, đặc biệt là vi mang cá, vi này buộc phải dài và nhuyễn, khi bơi rẽ ngang phải mở rộng, động tác này giúp cho cá nhìn thấy hoành tráng hơn, vi này bị cong méo sẽ ảnh hưởng đến toàn vẻ đẹp của cá. Nói chung, vi càng lớn càng đẹp, và màu sắc của nó sẽ tùy theo loại cá bạn chọn.


6. Cách bơi

Yếu tố này tùy thuộc chú cá có "phong thái" lịch sự thượng lưu hay không?! Một cách bơi thanh nhã rất quan trọng, như thể dáng đi của hoa hậu, nếu chú cá bơi kiểu “tục tử” thì sẽ giảm đi rất nhiều vẻ thẩm mỹ của nó (như các cô đi chân vòng kiềng, cà thọt, hoặc xà ngang). Khi bơi phải nhẹ nhàng thanh thản kể cả lúc quay mình, vi mang cá nở rộng, 2 sợi râu thẳng đứng chỉa lên trên trời.

Cá Rồng thích nổi trên mặt nước, và thích bơi ở phần trên của hồ, nếu thấy chú cá nào thường trốn ở góc hoặc nằm ỳ 1 đống dưới đáy hồ thì đừng chọn nó! Một chú cá khỏe mạnh là chú cá sẽ tiến ra phía trước để xã giao với bạn, trình diễn vẻ tò mò về bạn như chúng ta đang nhìn 1 con quái vật nào đó! Cá rồng khỏe mạnh, thường phản ứng rất xung và đầy năng lượng.

Những chú cá "có vấn đề về bong bóng" là những đồng chí thường hay nằm im dưới đáy hồ, hoặc nổi trên mặt hồ, có chú vẫn bơi nhưng đầu chúi xuống đất, khoảng góc độ 45 độ, Không bao giờ chọn những chú cá đó vì đa số đã có vấn đề về đường ruột rất khó chữa.

7. Miệng: Miệng luôn luôn ngậm chặt, hàm dưới khớp với hàm trên, do đó người ta gọi thế ngậm"khớp cắn cây kéo", khi thấy nó bị trật khớp và chìa hàm ra trông rất khó chịu. Tuy nhiên cá bị khớp cây kéo rất khó khám phá ra khi còn nhỏ, chỉ dễ dàng nhận ra nếu cá đã lớn khoảng 20cm trở lên.

8. Nắp mang cá: Nắp mang cá là "bộ mặt" của cá rồng, lúc còn nhỏ, không phải là vấn đề lớn, khi những đường nhăn ít khi xuất hiện, chỉ nên quan tâm đến miếng nắp này nằm phẳng trên mang cá, không được mở ra, nó phải có màu sáng và phản quang, tất cả các loại rồng đều phải như vậy!

Loại Kim Long Hồng Vỹ và Kim Long Quá Bối mang cá phải bóng lộn màu vàng 24K, chứ không phải màu vàng nhạt, với Huyết Long thì tùy tuổi, khoảng 30cm thì có vài mảng đỏ ở đây, đến 50cm trở lên thì có màu đỏ tươi ở toàn bộ nắp mang cá. Độ già giặn với tuổi trưởng thành cũng giống như người có người già trước tuổi và cũng có người trẻ hơn tuổi, do đó, Huyết Long Đỏ Máu sẽ lên màu nhanh hơn Đỏ Ớt.

-st-
Read more…

Thức ăn cho cá rồng.

15:27 |
Cá Rồng là loài dễ tính có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng chúng rất dễ bị nghiện thức ăn là côn trùng. Nhưng cho dù thức ăn bạn dùng là gì đi chăng nữa thì nhất định bạn phải cách ly các mồi sống (các loại côn trùng sống) một thời gian ít nhất 1 tuần trước khi cho cá ăn và chỉ lựa những con mồi còn khỏe mạnh.



Nhái hay ếch

Loại thức ăn này bao gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trưởng về trọng lượng và kích thước của cá Rồng. Ếch và nhái được sử dụng làm thức ăn trong các trại nuôi cá Rồng khắp nơi trên thế giới. Khi sử dụng loại thức ăn này, cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Nguồn thức ăn này có thể chủ động được vì nó có sẵn có trong tự nhiên và ta cũng có thể nuôi chúng.


Tép

Tép chỉ nên cho cá Rồng lớn ăn vì các vẩy và những gai tép rất nhọn, có thể làm hỏng bao tử cá con, gây ra rất nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tép, hoặc có thể băm thành từng mẩu nhỏ cho cá con dễ ăn.


Tôm

Rất nhiều và dễ dàng mua ở bất kỳ siêu thị nào, bạn có thể mua tôm tươi hoặc tôm đông lạnh, nhưng chỉ nên chọn loại còn tươi. Loại thức ăn này có chứa rất nhiều Antaxanthin và Carotene rất cần thiết cho cá Rồng. Đặc biệt đối với việc lên màu, Huyết Long sẽ mau chóng phát huy màu sắc. Vỏ tôm rất tốt để bổ xung thêm calci cho cá. Với loại thức ăn này, chúng ta cũng chỉ nên cho cá Rồng lớn.


Côn Trùng

Đây là loại thức ăn được cá Rồng ưa chuộng. Một khi ăn, chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa, bởi vậy mà chúng ta chỉ nên cho cá Rồng ăn dặm mà thôi. Không nên cho cá Rồng ăn cùng một lúc loại thức ăn này kèm với các thức ăn khác. Cá Rồng sẽ bỏ lại thức ăn khác dẫn đến nước chóng bẩn. Khi cho ăn côn trùng cũng đừng cho ăn luôn cả đầu hoặc chân côn trùng. Các thứ này cứng quá sẽ rất có hại cho cá Rồng, dẫn đến cá bị các bệnh: lồi hậu môn... Nếu gặp phải bệnh này thì sẽ rất lâu cá mới khỏi. Thức ăn có quá nhiều chất béo cũng không tốt cho cá Rồng. Các loại sâu gạo hoặc sâu superworm trước khi cho cá Rồng ăn nên cho chúng ăn Carrot hoặc bột tảo Spirulina trước để chuyển hoá lượng chất bổ này vào cá Rồng.


Thằn lằn đất hoặc chuột con

Thằn lằn đất thì dễ mua tại các chợ bán chim, hoặc loại thằn lằn trên tường. Khi cho cá Rồng ăn phải cẩn thận với những chú thằn lằn ăn nhầm bả thuốc. Đối với chuột con có thể đặt mua tại các nhà hàng, là nguồn dinh dưỡng bổ nhất cho cá Rồng lớn.


Hỗn hợp tim bò

Xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi đổ vào một cái khay làm bánh (độ dày dưới 1 cm). Đặt khay này vào tủ lạnh (nhớ bao lại để tránh tỏa mùi). Khi thức ăn đã đông cứng thì cắt nó ra thành những mảnh lớn. Những mảnh này được trữ đông để lấy ra sử dụng dần. Khi cho cá ăn, cắt mảnh lớn thành nhiều mảnh nhỏ vừa với miệng cá. Tất cả các loài cá đều thích ăn tim bò, kể cả cá đĩa.

Loại thức ăn này nổi trên mặt nước nên thích hợp cho cá Rồng. Nếu cá phun thức ăn ra thì có lẽ miếng thức ăn hơi lớn. Bạn nên cho cá ăn miếng nhỏ trước, khi quen rồi nó sẽ chấp nhận miếng lớn hơn. Phần vụn thức ăn rơi vãi cần được hút ra ngay lập tức.

-st-
Read more…

Nuôi và gây giống Superworm, món ăn hữu ích cho Cá Rồng

14:42 |
Cách đây không lâu, tôi có viết sơ qua về cách nuôi và gây giống sâu superworm như là một món thức ăn để đổi món cho cá rồng . Trong bài ấy, tôi chỉ viết thoáng qua, không chi tiết và một vài bí quyết để kích sâu superworms sanh sản, vì thiết nghĩ bên Việt Nam mình chưa có giống sâu này. Nhưng tôi đã nhầm to, hôm qua có một bác trong đây đã pm cho tôi, và hỏi về cách gây giống sâu cá rồng, vì đã có lấy được giống sâu này, nên tôi thiết nghĩ một bài viết chi tiết cặn kẽ và một vài bí quyết sẻ giúp các bạn chơi cá rồng vừa đỡ tốn tiền, vừa bổ ích cho sức khỏe của cá rồng, vì sâu superworms rất được cá rồng ưa chuông. Superworms đối với cá rồng tôi nghĩ cũng ngon như tôm hùm đối với chúng ta. Xin lưu ý môt điều là cá rồng sau khi an sâu superworm trong vài ngày, sẻ đâm ra nghiện như nghiện ma túy, và sẻ từ chối tất cả mọi thứ thức ăn khác mà chúng đã quen ăn . Vì thế, các bạn nào đang có ý định cho cá rồng ăn loại sâu này nên cẩn thận đấy.



Sâu superworm có tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6-8cm . Chúng rất dể nuôi, và sống rất lâu, nếu môi trường sống không chật chội được cho ăn uống đầy đủ, đúng cách, chúng sẻ sống đến 6-7 tháng . Yếu tố sống lâu, và không cần sự bảo quản kỷ làm cho giống sâu superworm trở thành món thức ăn rất được ưa chuộng cho các nghệ nhân chơi các loài chim cảnh ăn sâu, và dĩ nhiên là các bạn chơi cá rồng .

Phương thức nuôi dưỡng sâu superworm
Sâu superworm có thể nuôi được trong một thùng nhựa hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lit nước . Trước khi cho sâu vào, cần phải rải một lớp cám màu vàng, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm . Trong một thùng với thể tích nêu trên có thể chứa được khoảng 1000 con sâu superworms . Thức ăn chủ yếu của chúng là từ lớp cám thức ăn của gà con .Ngoài ra táo, khoai tây, cà rốt, cắt từng lát mỏng, và rau xà lách là nguồn thức ăn cung cấp nước cho giống sâu này . Khoảng 2-3 tháng, bạn nên thay lớp cám trong thùng, vì bọn sâu này sẻ ăn hết loại cám này . Môt điều nên ghi nhớ là các nguồn thức ăn cung cấp nước cho sâu, nên được thay mổi 3-4 ngày/lần, vì nếu thiếu chúng, sâu sẻ tự ăn thịt lẩn nhau để thay thế cho nguồn nước .

Nếu bạn muốn thêm chất bổ dưỡng cho cá rồng hay các chú chim quý của mình, thì có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô đã có sẳn vitamins, khi chúng đã ăn no, thì thảy cho cá hay chim ăn trong vòng 24 tiếng sau sâu đã ăn các loại thức ăn bổ dưỡng kia . Nuôi sâu superworms chỉ có thế, rất đơn giản và sạch sẻ nhẹ nhàng, nhưng kết quả thì tuyệt vời, vì nếu bạn muốn cá rồng lớn nhanh, các cơ bắp phát triên tốt, và bản ngang to, thì sâu superworms là nguồn thức ăn tuyệt vời .
Một điều xin lưu ý là sâu superworms chịu lanh rất dỡ, ở nhiệt độ dưới 17 độ C, bọn chúng sẻ chết một cách mau lẹ . Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu là là từ 21-27 độ C .

Phương cách gây giống sâu superworms
Nếu bạn muốn nuôi để lấy giống , thì mọi chuyện lại khác, nó đòi hỏi bạn phải kiên nhẩn, và nắm bắt vài quyết để kích thích giống sâu này từ sâu ---> con nhộng ----> con bọ ---> giao cấu và đẻ trứng --->sâu .
Nếu bạn nào có ý định gây giống xin đọc kỷ phần này, bí quyết rất đơn giản .
Nếu bạn chỉ nuôi mà không kích thích giống sâu này, thì bọn chúng sẻ chẳng bao giờ thành con nhộng cả, vì chúng sẻ ăn, ăn và sau 6-7 tháng thì lăn ra mà chết . Muốn kích thích chúng thành con nhộng, bạn nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu superworm vào, và đậy nấp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Trong trường hợp của tôi, tôi dùng các hộp đưng film chup ảnh loại 25mm (35mm film canister) . Nấp đậy nên khoét lổ nhỏ để có dưỡng khí oxygen cho sâu thở .

Giống sâu này khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối như vừa miêu tả trên, chúng sẻ bị "stress" trầm trọng, và sẻ biến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Khi bắt đầu, bạn nên chọn 50-100 con sâu superworms để biết chắc trong 50-100 con này, bạn sẻ có đủ sâu đực và sâu cái .

Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần , sâu vì bị bắt ép phải cuộn tròn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẻ trở thành con nhộng . Con nhộng trong thời gian 2-3 tuần sẻ không ăn uống chi cả, mà sẻ từ từ biến dạng thành con bo.
Sau khi biến dạng thành con bọ, sau khoảng 24-48 tiếng, chúng sẻ cứng cáp, lúc này bạn có thể lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra anh sắng (không bao giờ để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẻ chết trong khoảng 1/2 tiêng), nơi chúng sẻ giao hợp và sinh sản . Bên trong thùng, như đã miêu tả ở trên là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3 cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các con bọ, không nên để chung các con bọ đen với đám sâu superworms.

Trong khoảng 2 tuần đầu, con bọ sẻ không làm chi cả, mà chỉ hút nước từ các miếng táo được lát mỏng . Đây là một bí quyết thứ hai, vì con bọ sẻ không làm chi cả cho đến khi chúng uống đầy đủ nước, vì thế trong thời gian 2 tuần này, bạn nên thay táo hay khoai tây mổi 2- 3 ngày . Sau khoảng 2 tuần, chúng sẻ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trúng gà đả được đặc sẳn cho chúng . Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đám bọ đen sẻ giao hợp và đẻ trứng . Phần lớn chúng làm chuyện truyền giống phần nhiều về đêm . Trứng sẻ rất nhỏ li ti, khó lòng mà thấy được, nhưng bạn hảy vững tin là trứng sâu nằm trên các vỉ trứng . Trứng sẻ nở ở nhiệt độ từ 22-27 độ C. Trong thời gian này, không nên đụng cham, di chuyển bất ky mọi vật gì trong thùng, cứ để cho các em nó được tư nhiên mà làm chuyện ấy, bạn mà tay máy tay chân, thì hỏng hết mọi chuyện đấy.

Không nên để nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, vì nếu trường hợp đó xảy ra, trứng sẻ khó lòng mà nở được . Mổi mọt con bọ cái có thể đẻ được 500-800 trứng . Các con bọ đen, sau sẻ chết đi khoảng 4-6 tuần sau khi biến dạng thành con bọ . Nhưng lúc này bạn đã có cả hàng vạn con sâu superworms, hay nhiều hơn thế nửa cho cá rồng hay chim ăn, nên các con bọ này có chết đi, thì chúng ta lại gây bầy mới.


-st-
Read more…