Cách tạo gốc to trong Kỹ thuật trồng Bonsai

13:27 |
Với nạn chảy máu các cây cổ thụ, cây thế lạ, gốc to kiểu đầu voi, đuôi chuột (gốc to, ngọn nhỏ) thì nhu cầu cần gốc cây to cho người chơi cây cảnh quả thật trở nên đáng báo động bà cần được giải quyết một cách cấp bách. Bài viết này không ngoài ý định là cung cấp cho bạn đọc một cách khá dễ dàng và nhanh chóng nhất để có được một gốc cây to, đẹp với những đường nét như ý mình. Nếu tác giả có duyên hay đủ sáng tạo thì có thể tạo được một gốc cây với đường nét không kém trong thiên nhiên.



Về cây cảnh nói chung, ngoài các thế văn nhân, chi mai thanh mảnh, nho nhã ra thì các thế đa phần đều dựa vào hình dáng, kích cỡ của gốc cây để thể hiện sự vững chãi, lão tính của tác phẩm. Trong cái nhìn so sánh của con người, từ thuở xa xưa, phần số lượng, hình dáng đóng một vai trò quan trọng. Nhờ phân biết được lớn nhỏ, ít nhiều mà người ta biết săn con thú lớn, chọn cây có trái nhiều. Âu đó cũng là lẽ thường tình của tạo hóa và sự tiến hóa. Chắc cũng vì lẽ đó mà người ta thích cái gì cũng phải nhiều một chút, lớn một chút. Ngay cả việc chơi cây cảnh ép nhỏ, bonsai thì lắm người cũng không qua khỏi được cái cảnh muốn có cái cây bề thế, đủ lớn để thể hiện hết những đường nét sinh động và để thể hiện mình, chủ nhân của tác phẩm. Cây dù lớn hay nhỏ thì bản chất của nó vẫn không thay đổi, với cùng đường nét đó thì một tác phẩm vẫn giữ nguyên cái hồn của nó và những gì tác giả muốn nói. Để ngộ ra được điều này hay vận dụng việc thổi vào cái gốc cây thấp bé đường nét và cái thần của một cây cổ lão, to lớn thì không dễ chút nào.

Trong bài viết này, chúng ta tạm thời bỏ qua việc cân đối cành lá của cây. Một cây có gốc đẹp mà cành lá không cân đối thì cũng như người đẹp mà để đầu tóc chơm bơm, tay chân lều khều vậy. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tạo được một gốc cây to như ý một cách nhanh chóng mà thôi. Một cây, tùy theo loại mà lớn nhanh hay chậm, có gốc nhỏ hay lớn. Để nuôi cây có gốc to rồi đốn bớt phần trên thì hơi uổng phí thời gian cũng như dinh dưỡng cây. Chúng ta khó mà bảo mấy cái cây tác phẩm của mình rằng “đại ca cây ơi là đại ca cây, đệ làm ơn chỉ lớn cái gốc nhanh nhanh cho huynh là được rồi, đừng có vươn cao lên.” Nếu dùng phương pháp cắt tỉa gây nhiều cành gần gốc thì cây cũng bị ảnh hưởng về tăng trưởng phần nào, do bị cắt tỉa quá nhiều. Còn để cây cao lớn thì chúng ta lại lãng phí thời gian cũng như dinh dưỡng của cây vào phần ngọn phía trên. Đó là chưa kể những giống cây bụi đẹp nhưng lại hiếm khi có được thân to.

Vào khoảng năm 1993, Doug Philips nhận thấy rằng có một số loài cây có đặc tính rễ và lá có thể liền với nhau như được ghép cành. Và rồi thì anh cũng lợi dụng đặc điểm này để tạo gốc cây to từ nhiều cây nhỏ hay từ các cây trồng từ hạt. Một hai năm sau, anh bắt đầu tiến hành trồng thử và dần dần hoàn thiện kỹ thuật.

Phương pháp này cơ bản là ghép nhiều cây nhỏ lại thành cây to, đồng thời vận dụng thêm việc chỉ dồn sức tăng trưởng của cây để tạo gần như chỉ là cái khuôn của gốc. Cũng như người thợ kim hoàng xưa kia tìm ra được cách làm đồ trang sức rỗng ruột với số lượng vàng ít ỏi, chúng ta cũng học theo cách đó mà tạo gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được các gốc cây to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì anh Doug Philips đã tạo được một gốc với đường kính khoảng 30 đến 40 cm. Khuyết điểm là cân gần như rỗng ruột và chưa có thử nghiệm nào về đường lớn nhất của gốc cây ta có thể tạo.

-st-
Read more…

Cách tưới nước cho cây bonsai.

10:53 |
Cây trồng thiếu nước sẽ chóng chết đã đành, việc tưới quá nhiều nước cũng gây hại cho cây trồng, nguy hiểm hơn là không phải lúc nào chúng ta cũng biết được những tác hại do việc tưới nước quá nhiều. Tưới nước cho cây cảnh như thế nào là đủ và đúng cách, đó là một câu hỏi cần trả lời. Một số ý kiến sau đây sẽ giúp bạn tham khảo để chăm sóc cây bonsai của mình.



Về cơ bản, ban đầu mọi cây trồng đều có khả năng tự điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường sống mới cũng như lượng nước tưới cho chúng. Chẳng hạn như khi tưới nước cho cây, nếu như lượng nước tưới là không đủ thì bộ rễ của cây trồng sẽ tự tản dài ra xung quanh cho đến khi chúng có thể hấp thụ đủ độ ẩm cần thiết thì thôi. Chính vì vậy, những cây trồng mọc lên hay được nuôi trồng ở những vùng đất khô thường có bộ rễ sâu và dài đủ để hấp thụ độ ẩm cần thiết cho cây trồng. Ngược lại, đối với những cây trồng mọc lên hay được trồng ở những vùng có điều kiện khí hậu ẩm, nơi mà đất trồng luôn có đủ độ ẩm cần thiết cho cây thì chúng thường có bộ rễ nông hơn, nguyên nhân là do việc hấp thụ độ ẩm cần thiết đối với chúng là quá dễ dàng. Nói như vậy để đem ra so sánh, khi cây trồng được đem trồng trong chậu cảnh như cây cảnh bonsai chẳng hạn, lúc này cây trồng đánh mất khả năng tự điều chỉnh khả năng hấp thụ độ ẩm, chúng không thể khống chế hay điều chỉnh lượng nước tưới được nữa. Vả lại, đất trồng trong chậu cảnh có xu hướng nhanh khô hơn bình thường, các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ xung quanh cũng có tác động trực tiếp lên đât trồng.

Tưới nước đúng cách cho cây trồng đòi hỏi phải có kỹ năng, đó không phải là một công việc dễ dàng đối với những người mới làm lần đầu. Ở Nhật Bản, người ta nói rằng phải mất tới 3 năm để học cách tưới nước cho cây trồng sao cho có hiệu quả nhất. Thậm chí đối với nhiều người chơi bonsai, họ cũng không rõ tại sao cây trồng của mình lại bị chết, phải mất một thời gian khá dài sau đó họ mới biết được nguyên nhân chính là do cách tưới nước cho cây trồng của họ là không đúng.


Ảnh hưởng của việc tưới nước đến cây bonsai

Nước tưới giúp cho cây trồng tồn tại và phát triển, nước tưới thấm qua đất trồng, rồi dần dần thấm qua rễ cây trồng bởi quá trình thẩm thấu, sau đấy, nước tưới thấm vào thân cây trồng, thoát dần ra ngoài không khí qua bộ lá của cây. Tiến trình này cho phép cây trồng phân bổ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của cây tới các cơ quan dinh dưỡng của cây trồng. Nếu không nhờ bộ rễ của cây, dòng luân chuyển nước tưới này sẽ bị chặn lại, hệ quả là cấu trúc cây trồng sẽ nhanh chóng bị đổ vỡ, từ đó cây trồng khô héo. Cành và lá cây trồng là những phần bị ảnh hưởng trước tiên, tiếp theo là đến các nhánh cây trồng cũng sẽ bị ảnh hưởng, rễ cây trồng khô dần, cuối cùng cây sẽ chóng chết. Lúc này nếu có cố tưới nước cho cây trồng cũng chả có ích gì nữa.

Như đã nói ngay ngay ở phần đầu, phải mất nhiều thời gian mới thấy rõ được ảnh hưởng của việc tưới thừa nước cho cây trồng. Tưới thừa nước vô tình tạo ra một môi trường nước ngập trong rễ cây. Trên lý thuyết, rễ cây cần oxy để thở, nước ngập trong rễ cây sẽ làm đất trồng giảm khả năng hấp thụ không khí. Hệ thống rễ cây không thể phát triển được nữa, hệ quả là rễ cây trồng sẽ dần chết.

Một điều lo lắng hơn, những rễ cây chết sẽ mục nát, trở nên thối rữa. Theo lẽ tự nhiên, điều đó sẽ dẫn tới việc nhiều vi sinh vật có cơ hội xâm nhập vào gây hại cho cây trồng. Các tán lá trên cây trồng sẽ bắt đầu chuyển dần sang mầu vàng và rơi rùng dần, các cành cây nhỏ sẽ quắt lại. Những rễ cây còn sống sót sẽ trở nên nhỏ dần đi, chúng mất hết khả năng hỗ trợ, nuôi dưỡng cây trồng. Các rễ cây mục nát thường chỉ được phát hiện ra khi mà người trồng thực hiện công việc chuyển đổi trồng cây từ chậu cảnh này sang chậu cảnh khác. Rễ cây mục có mầu đen và bị tan rã ra khi chạm vào. Lúc này, tốt nhất là hãy cắt bỏ các phần mục nát của rễ cây đi trước khi đem trồng lại.


Vậy phải tưới nước cho cây như thế nào?

Trước tiên, đừng bao giờ coi việc tưới nước cho cây là một công việc diễn ra theo thói quen thông thường hàng ngày. Với nhiều người mới tập toẹ chơi bonsai, họ tưới nước cho cây như một thói quen hàng ngày sẵn có, cách làm như vậy đôi khi sẽ dẫn tới việc đất trồng lúc nào cũng trong tình trạng “thừa nước”. Hãy để ý tới điều kiện môi trường, nhiệt độ môi trường xung quanh, bề mặt của đất trồng, thường thì khi đất trồng khô đi thì bề mặt của nó thường chuyển mầu, đó là lúc cần tưới nước cho cây trồng, hay như vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, thì việc tưới nước cho cây hàng ngày là điều nên làm nhằm đảm bảo độ ẩm cần thiết cho đất trồng. Vào mùa đông và mùa xuân, khi thời tiết mát mẻ, đất trồng đã có đủ độ ẩm cần thiết thì việc tưới nước hàng ngày là không cần thiết.

Cách xác định thời điểm tưới nước cho cây trồng chính xác nhất là khi bạn nhận thấy phần phía trên (khoảng 1cm tính từ trên xuống dưới) của đất trồng bắt đầu khô đi. Cũng cần chú ý rằng, mỗi loại cây khác nhau thì lại đòi hỏi lượng nước tưới khác nhau, hãy tự nhận biết bằng điều này bằng cách theo dõi kỹ cây trồng của bạn sau những lần tưới ban đầu.

Ngày nay, vì công việc bận bịu mà nhiều người trong số chúng ta luôn phải vắng nhà, từ đó ta không thể có nhiều thời gian để chắm sóc, theo dõi tưới nước cho cây trồng vào ban ngày. Nếu như hôm nào đó mà do dự báo thời tiết có nói trời nắng nóng, mà bạn sợ cây trồng của mình sẽ thiếu nước do ban ngày không có ai ở nhà tưới cho chúng thì hãy tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng trước khi đi làm. Không cần thiết phải tưới nước cho cây trồng vào buổi tối, hãy cố gắng tưới nước cho cây trồng của bạn vào buổi sáng nhằm đảm bảo cho cây trồng có đủ độ ẩm cần thiết trước cái nắng nóng của ban ngày của mùa hè, bạn chỉ nên tưới nước thêm cho cây trồng vào buổi tối nếu thấy thực sự là cần thiết.


Cách tưới nước

Khi tưới nước cho cây trồng, cần phải tưới đều, tránh tưới quá nhiều nước, nhưng như vậy cũng không có nghĩa là bạn chỉ tưới qua loa là xong, tránh tưới thừa nước không có nghĩa là chỉ làm đủ ẩm cho cây mà thôi. Mỗi lần tưới, một điều quan trọng cần chú ý là toàn bộ hệ thống rễ của cây trồng và đất trồng cần phải được tưới đủ nhằm tránh tình trạng đất bị khô, từ đó dẫn tới rễ cây khô. Người Nhật có câu nói của riêng mình nói về việc tưới nước cho bonsai: “Khi tưới nước cho bonsai, hãy tưới 2 lần”. Cụ thể, lần tưới đầu tiên nhằm mục đích làm ẩm đất trồng, hãy tưới toàn bộ bề mặt trên của đất trồng cho đến khi thấy nước thoát ra khỏi lỗ thoát nước bên dưới chậu cảnh thì thôi. Sau đó, hãy đợi khoảng từ 10-20 phút hẵng tưới tiếp lần thứ 2, lần này hãy tưới đều và kỹ sao cho khi nào lại thấy nước tưới thoát ra từ lỗ thoát nước bên dưới chậu cảnh thì thôi. Lúc này bạn có thể đảm bảo rằng đất trồng và hệ thống rễ cây đã đạt độ ẩm cần thiết để đảm bảo sự sống cho cây trồng.

Chú ý phải dùng nước máy sạch để tưới nước cho cây trồng. Ở những nơi khó kiếm nước máy sạch, thông thường người ta còn sử dụng nước mưa để tưới cho cây trồng, nước mưa có tác dụng giúp sả hết lượng muối dư thừa có trong đất trồng. Đặc biệt chú ý không dùng nước được lấy từ nguồn nước thải hoá chất để tưới cho cây vì làm như vậy sẽ gây hại cho cây trồng.

-st-
Read more…

Kĩ thuật nuôi cho La Hán khỏe đẹp.

09:15 |
Cá La Hán có nguồn gốc từ loài cá Cichlid vùng Nam Mỹ. Vì thế,chúng cần không gian vùng vẫy dù cá còn nhỏ để chúng sống thoải mái như ở ngoài thiên nhiên.Một cái hồ dài khoảng 1.2m là phù hợp để cá phát triển tối đa về dóc dáng cũng như vẻ đẹp bên ngoài. Nên chọn vị trí hồ tiện cho việc thay nước,nơi ngập tràn anh sáng hay quá nóng cũng không phù hợp,khung giá đỡ hồ phải thật vững chắc để có thể đỡ toàn bộ sức nặng của hồ.



Phụ kiện cho hồ cá:
Loài cá La Hán vốn là loài cá phàm ăn,vì vậy lượng chất thảy của chúng dễ làm ô nhiễm nước trong hồ.Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì cá sẽ bị nhiễm độc và bệnh.Lượng thức ăn thừa cũng làm cho nước ô nhiễm nhanh hơn.Khi nước trong hồ bị ô nhiễm trầm trọng thì sức đề kháng của cá sẽ yếu đi,hơi thở gấp gáp,lười ăn và cuối cùng là trở bệnh.Để tránh trường hợp này hệ thống lọc và cung cấp oxy là điều kiện không thể thiếu.Nó không những làm tuần hoàn nước trong hồ,cung cấp khí oxy mà còn thảy bớt các chất độc.Trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc,loại đặt bên trên,loại đặt trong lòng hồ,loại đặt chìm trong lớp sỏi nền.v.v…Những thiết bị này không những chỉ làm sạch nước mà còn tạo nên một môi trường sinh học hoàn chỉnh cho cá,giúp ổn định nguồn nước.

Thiết bị làm ấm nước:
Vốn xuất thân từ loài cá nhiệt đới vì thế cá La Hán có thể thích nghi nhanh chóng khí hậu vùng Châu Á với nhiệt độ nước khoảng 28-30độC.Trong quá trình nuôi cá ,khí hậu trở lạnh,người nuôi phải làm nước trong hồ ấm lên để phù hợp với cơ thể cá.Nên chọn những loại thiết bị tư động ngắt điện khi quá nóng.

Đèn hồ cá:
Hồ cá cần có ánh sáng để làm tăng thêm vẽ đẹp,bạn có thể nhìn ngắm các tư thế bơi lội và các hành vi của cá.Đối với hồ cá La Hán,bạn cần trang trí một cái đèn ống ,chiều dài tùy theo kích cỡ của hồ,thông thường là loại 0.6m và 1.2m,màu đèn thích hợp nhất là màu hồng để giúp cho cá tăng thêm màu sắc,đẹp hơn khi nhìn từ bên ngoài.Nếu bạn đặt hồ cá trong phòng khách thì không cần bật đèn chiếu sáng trong hồ.

Các dụng cụ bổ sung:
Ngoài các thiết bị đã kể trên,nên chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ trợ cho việc nuôi cá như máy cho ăn tự động,thiết bị đo nhiệt độ nước,thiết bị đo độ pH..v.v…Ngoài ra cần có thêm một cái hồ nhỏ dùng để chữa bệnh cho cá khi cần thiết.

Trang trí hồ cá:
Cá La Hán vốn rất hiếu động nên tốt nhất không nên trang trí hồ bằng những vật quá cầu kỳ,dễ vỡ sẽ làm cá bị thương.Ngoài ra loài cá này rất thích sục sạo dưới nền sỏi nên hồ không nên trồng các cây thủy sinh vì sẽ bị cá làm xáo trộn,dẫn đến những va chạm có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể cá.

Kiểm tra chất lượng nước:
Nước máy hàng ngày sử dụng đã được khử trùng bằng những hóa chất,nên phải lọc nước để thảy bớt các chất độc hại,dùng khí oxy để trung hòa nồng độ Clo và cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho cá.Sau khi đã lọc sạch nước,phải chú ý đến nhiệt độ và độ pH.Cá La Hán cũng không có yêu cầu cao và có thể thích nghi với môi trường sống,miễn là môi trường không bị ô nhiễm.Độ pH thường từ 6-8,nhiệt độ nước từ 24-30độC.Ở giai đoạn đầu,nhiệt độ hồ nên điều chỉnh từ 26-28độC và độ pH từ 6.5-7.5 nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho cá biếng ăn và chậm lớn,dễ dàng mắc bệnh.

Thay nước hồ cá:
Cá nuôi trong hồ kính thường phải đối mặt với 2 bất lợi là nguồn dưỡng khí và các chất thảy ra trực tiếp trong nước.Vì thế,cho dù hệ thống lọc nước có hoạt động có hiệu quả tới đâu thì nguồn dưỡng khí trong nước sẽ tụt giảm một khi nồng độ nitrite tăng cao trong nước.Cho nên,biện pháp hữu hiệu nhất để có một nguồn nước sạch là cần phải thay bớt một phần nước trong hồ,thời gian thay nước khoảng từ 2-3 tuần một lần và chỉ thay 1/3 lượng nước trong hồ.Khi thay nước ta nên quậy nhẹ đáy hồ rồi dung ống để hút hết các chất bẩn ra ngoài và cho vào ngay lượng nước mới thay vào.Cọ rửa hệ thống lọc thật kỹ,kiểm tra bên ngoài trước khi đưa vào hồ sử dụng.

-st-
Read more…

CÁCH PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ LA HÁN

09:05 |
1. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO ĐỐM ĐEN TRÊN VÂY LƯNG CÁ CON
(Tỷ lệ chính xác đạt khoảng 60%)
Hoa La Hán là giống cá lai tạp giao nên phương pháp phân biệt giới tính căn cứ vào đốm đen trên vây lưng của chúng cũng không chính xác lắm. Nhưng những phương pháp phân biệt thông thường lại không thể áp dụng khi cá con nhỏ, cho nên phương pháp phân biệt này vẫn được sử dụng.
Vây lưng không có đốm đen: 80% là cá đực
Vây lưng có đốm đen: 60% là cá mái



2. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT ĐỘNG THÁI CÁ CON
(Tỷ lệ chính xác là 75%)
Thông thường cá La Hán đực nhỏ tương đối "lì lợm", còn cá La Hán cái nhỏ rất dễ sợ (nhát) và bị chuyển màu. Khi chúng sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ (ở các của hàng kinh doanh cá kiểng), dùng tay quẫy nhẹ vào trong bể cá, nếu thấy cá Hoa La Hán không hoảng hốt bỏ đi phần lớn là cá đực, còn nếu thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể hoặc sau các hòn đá tạo cảnh và thể sắc chuyển màu đen thì thông thường là cá mái. Khi ăn no, thông thường cá Hoa La Hán sẽ có một chút thay đổi chẳng hạn như khi thấy con người đến gần, thông thường cá Hoa La Hán phần lớn sẽ bơi tán loạn, còn cá Hoa La Hán đực sẽ bơi đến một cái hốc nào đó bên cạnh.

3. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TRẠNG THÁI TĨNH
(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)
Quan sát cá Hoa La Hán con, bộ phận bụng của chúng hơi phình to ra một chút thì khả năng tính cái là rất lớn. Còn khi lật mình cá xem cơ quan sinh dục của chúng, nếu thấy nó hơi lồi ra thì phần lới chúng mang giới tính đực, còn nếu xem không thấy có gi lồi ra thì đó là cá mái.

4. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO QUAN SÁT TOÀN BỘ THỂ THÁI CỦA CÁ TRUNG 
(Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)
Thông thường cá có hình thể hơi thô, có gờ có cạnh là cá có giới tính đực. Còn thể thái cá tròn. Mượt mà thì là cá có giới tính cái.

5. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH BẰNG XƯƠNG VÂY LƯNG CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)
Xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ sáu có biểu hiện tương đối thô kệch và có hình tròn là cá có giới tính đực, còn có biểu hiện nhỏ, có hình dẹp thì là cá cái.

6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO THUỘC TÍNH CỦA VÂY BỤNG CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)
Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp khí oxy; đề phòng các vi khuẩn xâm nhập và dùng vây để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, con hơi cứng là cá đực.

7. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH DỰA VÀO TUYẾN NGỰC CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác khoảng 90%)
Cách nhìn của phương pháp nhận biết này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác lại rất cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì thương đối tròn.

6. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH CÁ HOA LA HÁN HÁN BẰNG TUYẾN SINH DỤC CÁ TRUNG
(Tỷ lệ chính xác cao nhất, khoảng 95%)
Lúc bình thường lỗ sinh dục của cá đực sẽ lồi ra hình chử V. còn lỗ sinh dục của cá mái sẽ lồi ra hình chủ U. khi phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ lồi hẳn ra, lúc này là lúc quan sát để phân biệt chính xác nhất.

-st-
Read more…

Sự thay lông của chim và cách chăm sóc

23:52 |
Như chúng ta đã biết mỗi năm chim sẽ thay lông một lần vào đầu mùa mưa. Cũng có khi thay nhiều lần do sự thay đổi đột ngột như thời tiết như chuyển từ miền nam ra miền bắc hay thay đổi thức ăn đột ngột. Thời gian thay lông thường là 3 đến 4 tháng. Sự thay lông là một hiện tượng bình thường để chim bảo vệ thân nhiệt vào mùa đông như con người ta đi mua áo ấm hay áo gió vậy.



Quá trình thay lông được diễn ra từ từ. thường thì chim rụng hai ba cọng lông đuôi trước tiên và rụng đâu thì mọc lại liền ở đó rồi tới cánh mình đầu. Quá trình thay lông diễn từ từ cứ lông này thay hết đến lông khác và vẫn đảm bảo chim bay lượng đc như bình thường để kiếm thức ăn và giữ ấm cho cơ thể.

Quá trình thay lông do cần nhiều dinh dưỡng để tái tạo lông mới cũng giống như con người ta thay răng vậy nên cơ thể mệt mỏi và ê ẩm + với thời gian chăm sóc con cái trong thời kỳ sinh sản (nếu là chim ngoài tự nhiên ) làm cho sức khỏe suy giảm và dẫn tới mất lửa nên chim ko sung không hót nhiều và thường hay hót truyện chứ ít hót sổng, đây cũng là hiện tượng bình thường.

Vì thế nên ae ta nuôi chim thường thích chim thay lông nhanh để mau có lửa mà chơi. Như chúng ta đã biết, bất cứ nghề nào cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mĩ và công phu thì chơi chim cũng không ngoại lệ. và chúng ta đã biết dục tốc thì bất đạt vì thế nên mình nghĩ khi chim thay lông ta nên chăm sóc như mọi ngày tắm nắng tắm nước và cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho chim! như sâu dế cào cào trứng kiến thịt bò... và tùy theo loại mà cho chúng ăn hợp lý, nên dọn vệ sinh lồng, bố và Cóng sạch sẽ vì thời gian thay lông chim yếu nên dễ mắc bệnh. Đừng có tư tưởng để bộ lông dơ chim ngứa bức lông nhanh hơn, làm như thế lông mới thay ra cũng ko đẹp, mà lồng củ có cái do chim bức nên gãy gốc ko ra đc. có một số bạn hay hỏi sao chim mình thay lông đuôi hay một số bộ phận ra lông ko đc, lý do là lông bị gãy sát gốc nên lông mới không mọc ra đc. cũng có thể do chim nhảy gãy hay chim bức lông gãy. Ngoài ra một số người còn nói đến cho ăn thằn lằn (thạch sùng) thì theo mình là không nên, mình thấy trên diễn đàn có một số bạn hay hỏi sao chim hay nổi hột, có thể lý do là cho ăn thạch sùng, thịt thạch sùng không độc, nhưng lớp phấn trên mình nó thì gây ra dị ứng. giống như một số ngươi dị ứng với thức ăn, ăn vào nổi hột và ngứa, và ko phải con nào cũng bị, giống như một số người bị phong ăn thịt vịt xiêm thì bị ngứa, còn một số người thi không sao.

Một số bạn muốn chim mình nhanh thay lông thường có những cách như cho chim tắm khi trời mưa hoặc cho ăn tép khô, thực ta tép khô có muối nên làm chim rớt lông nhanh, nhưng mình nghĩ là ko nên vì như mình đã nói thời gian này chim khá yếu sức, tắm mưa thời tiết lạnh dễ gây cảm cho chim, con người ta ra đường trời mưa còn phải mặc áo mưa huấn chi là chim đang thay lông. Còn cho ăn tép khô thì mình chưa thử áp dụng nên ko giám bàn tới.

Với mình khi bạn thấy chim có hiện tượng thay lông thì pha 1 ly dấm ăn vào thau nước cho chim tắm, khi tắm xong phơi nắng vài phút và trùm áo lồng lại và treo vào nơi mát mẻ làm khoảng 2 đến 3 lần chim đổ lông rất nhanh đây là phương pháp mà tôi đã làm có hiệu quả khá hay mà lại không ảnh hưởng sức khỏe của chim. và nhớ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì bộ lông mới mới đẹp đc và chim nhanh lên lửa.

Trong quá trình thay lông! không biết các bạn thì sao chứ theo mình không nên dợt chim như than hay lửa và một sốc laòi khác. Vì làm thế giống như chim lên lửa ảo làm chậm quá trình thay lông, nhất là chòe lửa cho chúng đi đấu khi lông đuôi chưa ra đủ hết cỡ, như vậy sẽ làm hạn chế chiều dài của đuôi, cũng như làm cho đuôi của chúng bị chẻ làm hai thành chữ V, khi chân lông chưa cứng. bộ lông chưa cứng mà ra trận thì thật là nguy.

Chút kinh nghiệm mình chia sẽ cùng các bạn và mình mong các bạn có phương pháp nào tốt cho quá trình thay lông của chim hay chăm sóc như thế nào thì xin cho vài ý kiến để ae có thêm kinh nghiệm. Cái thứ 2 là không yêu xin đừng nói lời cay đắng.

Chúc các bạn và cả nhà sinh vật cảnh của ta đoàn kết mọi người ngày càng có những chú chim hay đẹp, và phải bảo tồn để đời sau đời sau nữa có chim chơi, chứ tình hình có một số vùng chim hay đã tiệt chủng.

-st-
Read more…