Nghệ thuật chơi đá cảnh

11:33 |
Tuy mới vào chơi đá chưa lâu, kinh nghiệm còn quá ít ỏi. Song những băn khoăn trắc trở về ,loại hình nghệ thuật đá cảnh vẫn luôn mang trong lòng. Thú chơi có từ lâu đời, mang tầm vóc nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực. Về phong cách hội họa, nhân văn, triết lý cuộc sống về thế giới sinh vật cảnh quanh ta...



-Nghệ thuật nguyên sinh hay còn gọi là thiên tạo, vốn là một trong hai thú được giới chơi đá ngưỡng mộ và ưa chuộng nhất. Là một viên đá vốn có cấu tạo sẵn tự buổi ban đầu. Mang vẻ đẹp tự nhiên vốn sẵn có của tạo hóa ban tặng cho con người. Viên đá đẹp có thể hiểu ở nhiều khía cạnh. Tính chất lý- hóa học, chỉ ra kết cấu tạo thành từ một hay nhiều loại khoáng chất và độ cứng của đá. Chỉ rõ tính bền vững của đá. Hình dáng kỳ ngộ mang tíng trừu tượng hoặc rõ nét. Màu sắc đá cũng tùy thuộc vào sự phối kết của các loại khoáng mà tạo ra. Đá có thể mang màu sáng , tối hay là đa sắc... Bản thân viên đá không bị sứt mẻ hoặc gãy bể. Cái kén chọn của đá nghệ thuật nguyên sinh là ở chỗ ấy. Bởi thế nên rất hiếm hàng "độc"và có thể ví von là một thứ quí hiếm không dễ tìm gặp.

-Nghệ thuật thứ sinh còn gọi là nhân tạo. Là thú chơi mà mọi người tham gia với lượng lớn hơn. Bởi đây là thứ đá dễ tìm gặp và người chơi cũng thích cái màu sắc bên trong đã được mài bóng. Đá nghệ thuật nhân tạo, là loại đá được các nghệ nhân gọt sửa tạo dáng, chế tác bằng nhiều cách và đánh bóng. Thứ nghệ thuật này cũng rất đòi hỏi. Viên đá phải có độ bóng cao, màu sắc hoa văn phải rõ ràng, hình dáng phải uyển chuyển thanh mảnh.

Nói chung đá nghệ thuật trên hai lĩnh vực , đang ngày một phát triển trên thế giới một cách lớn mạnh. Người chơi đá thuộc hàng kỳ cựu hay nói cách khác là có đẳng cấp. Chỉ nhìn qua là có thể phát hiện đâu là viên đá đẹp hay chưa thật sự đẹp. Nhìn đá buộc phải hình dung liên tưởng ra thế giới bên ngoài. Nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng, đó là cái thú vị trong nghệ thuật chơi đá. Xem đá nhằm tìm cái đẹp phô diễn, thổi hồn bằng cách đặt tiêu đề tác phẩm... Không thể bạ đâu đặt đó. Như vậy ta chưa thực sự thổi hồn vào tác phẩm, thì làm sao cho là nghệ thuật ? Tỷ dụ như viên đá mang tựa(Phụ tử), thì mang dáng ra sao? Mang tựa là (Vọng Phu)phải như thế nào. Rồi tại sao lại có tên là (Tỳ Vũ)... Những viên đá đẹp mang dáng núi phải khác dáng đồi, hoặc có hang hốc lồi lõm mà mang dạng thon tròn lại có người lấy tựa mang tính nhân văn rất cao....Chẳng hạn như(Nỗi Đau ĐIÔXIN), nói về sự tàn khốc của chất độc màu da cam...

Nói đến đá nghệ thuật thì vô cùng đa dang . Quan trọng ta phải biết phối kết, giữa tiêu đề và tác phẩm sóng đôi với nhau. Nó mới tôn vinh hết giá trị nét đẹp nghệ thuật của viên đá. Đó mới chính là cái cốt lõi trong thú chơi này.

-Đá có dạng gầy guộc, khô khan thì thể hiện tính cách rắn rỏi và cương trực.

-Đá có dạng gân sớ, nứt nẻ thể hiện tính nghiêm khắc cổ lão.

-Đá có nhiều hang hốc, lồi lõm lại thể hiện sự tịch mịch, tĩnh lặng không xô bồ tranh đua.

-Đá thấu thạch, hay còn gọi là có lỗ xuyên thủng qua thì thể hiện tinh anh, thông thái thấu suốt....

Rất nhiều và nhiều lắm, trong bao la của thế giới đá. Mỗi viên đá đều mang một vẻ đẹp thần bí riêng biệt. Chúng có một thứ ngôn ngữ không thể diễn đạt hết được. Chơi đá nghệ thuật không đơn thuần như một số người lầm tưởng. Nhìn bề ngoài ta chỉ thấy được tính thẩm mỹ, mang tính hình thức ! Cái tinh túy của nghệ thuật đá là nhìn được sự sống linh hồn từ bên trong đá. Nó có tác động rất quan trọng đến tâm linh con người, thật đáng tôn trọng. Trào lưu thú chơi đá đang ngày một phát triển và hội nhập. Công năng hữu ích của đá cùng song hành với tính nghệ thuật là vô cùng tận. Chơi đá cần nhất là mang tính trừu tượng. Không nhất thiết phải phô diễn hay khoa trương. Như thế mới buộc người thưởng ngoạn phải chiêm nghiệm, suy luận... Làm lộ tính nghệ thuật ở chỗ thức tỉnh và giác ngộ được mọi người. Như vậy là đáp ứng một cách thiết thực nhất.

Thỏa mãn tinh thần là sự thỏa mãn có thể sánh ngang thỏa mãn về vật chất. Nghệ thuật của đá là cả một kho tàng kỳ diệu. Kỳ bí nhưng lại mộc mạc chân thật. Bao la song lại gần gũi biết bao./.

-st-
Read more…