3 Loài Vành Khuyên phổ biến ở Việt Nam

23:08 |
Khoen Vàng
Tên Tiếng Anh : Oriental White-eye
Danh Pháp Khoa Học : Zosterops palpebrosus



Khuyên/Khoen Vàng (Zosterops palpebrosus), là một loài chim thuộc bộ Sẻ trong họ Vanh Khuyên (white-eye) là loài chim thường trú ở rừng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Indonesia. ăn mật hoa và côn trùng nhỏ. Điểm nhận dạng đặc biệt là vòng trắng chung quanh mắt (white eye-ring) và phần trên lưng có màu vàng chanh (overall yellowish). Một số của loài này được đặt tên phân loài phổ biến rộng rãi (widespread species)và một số có các biến thể khác biệt về sắc thái màu vàng trong bộ lông của chúng

chim này nhỏ (khoảng 8-9 cm) với phần màu vàng ô liu trên, mắt có một vòng (khoen)màu trắng bao quanh mắt, cổ họng màu vàng. bụng màu trắng là màu xám nhưng có thể có màu vàng ở một số phân loài. Các loại nhìn tương tự giống nhau Các loài phổ biến và siêu phân loài (superspecies) bao gồm trong chi Zosterops japonicus, Zosterops meyeni và có thể cũng có loài khác vì Phân loại của nhóm này vẫn còn chưa rõ ràng với một số loài trên các quần đảo đang được nghiên cứu và trong đó một số phân loài chưa được phân loài. ví dụ loài ở Flores, Indonesia có mắt trắng nhạt. nguoi ta vẫn chưa xác định vì chúng có những điểm giống với loài họa mi Stachyris (Stachyris babblers).

Hiện nay có 11 loài đã được công nhận (bao gồm các loài ở Bengal, Ấn Độ) được tìm thấy từ Oman, Ả Rập, Afghanistan, miền bắc Ấn Độ và mở rộng vào Trung Quốc và miền bắc Myanmar. Loài ở Western Ghats, và miền nam Ấn Độ được đặt trong chi nilgiriensis trong khi loài ở Eastern Ghats (Shevaroy, Chitteri, Seshachalam, Nallamalai) lại được xếp vào chi salimalii đôi khi còn được xếp vào các chi khác. Các loài của vùng đồng bằng của Ấn Độ, Sri Lanka Laccadives đôi khi được đặt trong chi egregius (= egregia) nhưng bị hạn chế bởi các công trình nghiên cứu khác. Những loài ở miền nam Myanmar, Thái Lan và Lào đặt trong siamensis. Các loài trên quần đảo Nicobar là nicobaricus và đôi khi tên này cũng được sử dụng cho loài trên quần đảo Andaman, tuy nhiên nét đặc biệt và khác biệt không rõ ràng trong tên loài. Các loài từ miền nam Thái Lan tới miền tây Campuchia được đặt trong williamsoni.. Các loài ở các đảo Đông Nam Á được đặt trong auriventer (= aureiventer), buxtoni, melanurus và unicus.

Nhóm occidentis ở phía tây của dãy Himalaya có phần trên màu xanh đậm và hông được nhuốm màu nâu. Các loài trong chi salimalii có mỏ ngắn hơn và phần bụng có màu vàng-xanh lá cây(brighter yellow-green) tươi sáng hơn phần trên.

Tên tiếng Anh và tên khoa học là dựa vào vòng trắng quanh mắt, Zosterops là tiếng Hy Lạp nghĩa là ''Mắt Trắng''

Tên tiếng Anh và khoa học tham khảo các vòng dễ thấy của lông trắng quanh mắt, Zosterops là Hy Lạp cho 'tráng mắt.

Môi trường sống tự nhiên của chúng hầu như là khắp nơi. Đôi khi chúng sống ngay tại các khu vực rừng ngập mặn và trên các đảo nơi mà nguồn thức ăn phong phú hơn .... Chúng chỉ hơi hiếm ở khu vực sa mạc khô của miền tây Ấn Độ

Có một loài đã được phát hiện ở San Diego, California trong thập niên 1980 và sau đó đã tuyệt chủng

Vành Khuyên sống rất hòa đồng thường sống thành đàn chỉ tách cặp trong mùa sinh sản. Chúng chỉ sống trên cây và chỉ ít khi xuống đến mặt đất. Mùa sinh sản là tháng hai-Tháng chín nhưng tháng tư là mùa sinh sản cao điểm. Chúng xây dựng tổ hình dáng như cái chén nhỏ gọn và đặt trên ngã ba của một nhánh cây nhỏ. Tổ được làm bằng mạng Nhện, địa y và chất xơ thực vật. Tổ được xây dựng trong khoảng 4 ngày và đẻ hai trứng màu xanh nhạt. Trứng nở trong khoảng 10 ngày. Cả chim trống và chim mái đều ấp trứng và cham sóc con. Mặc dù chủ yếu là ăn côn trùng., Các loài Khoen Vàng cũng ăn mật hoa và trái cây các loại.

Khi làm tổ chúng thường phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng là loài chim nhỏ nên chúng thường phải phòng thủ. kẻ thù của chúng bao gồm những con dơi (đặc biệt là Megaderma Lyra) và các loài chim như White-throated Kingfisher, Endoparasitic Haemosporidia of chi Haemoproteus......Khi xây dựng các tổ, chúng thường lấy (steal (ăn cắp)) vật liệu từ các tổ chim khác



Khuyên/Khoen Xanh
Tên Tiếng Anh : Japanese White-eye
Danh Pháp Khoa Học : Zosterops japonicus



Khoen Xanh hay còn gọi là Khoen Nhật Bản (Zosterops japonicus), còn được gọi là mejiro (メジロ, 目 白), là chim thuộc bộ trong họ Vành Khuyên. Thỉnh thoảng người ta viết tên loài chim này(Specific name)bằng japonica, nhưng điều này không đúng, do sự phân loài của chi. phạm vi bản xứ của nó bao gồm phần lớn phía đông châu Á, bao gồm cả Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines. Chúng đã được biết đến hầu như khắp thế giới như một loài chim cảnh. Là một trong những loài bản địa của quần đảo Nhật Bản, chúng đã được miêu tả trong nghệ thuật Nhật Bản rất nhiều.

Chiều dài trung bình từ 4-4,5 cm. Phần trán và cổ họng màu vàng, lưng một màu xanh lục, đuôi có màu nâu tối. Giống như loài Vành Khuyên khác, loài này cũng có viền mắt trắng(mejiro cũng có nghĩa là "mắt trắng" trong tiếng Nhật). Nó là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là côn trùng và mật hoa. Khi xây dựng các tổ, chúng thường lấy (steal (ăn cắp)) vật liệu từ các tổ chim khác.

Chúng được đưa đến Hawaii vào năm 1929 như là một phương tiện để kiểm soát côn trùng và đã trở thành loài chim phổ biến trên các quần đảo Hawaii.



Khuyên/Khoen Hông Nâu
Tên Tiếng Anh : Chestnut-flanked White-eye
Danh Pháp Khoa Học : Zosterops erythropleurus



Khoen Hông Nâu(Zosterops erythropleurus) là một loài chim trong họ Vành Khuyên (Zosteropidae). được tìm thấy tại Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Nga, Thái Lan, và Việt Nam. loài này là di cư, sinh sản ở miền bắc Trung Quốc và di cư tới Đông Nam Á trong mùa đông. Đây là loài di cư nhất trong họ Vành Khuyên. Chúng thường sống ở các vùng có độ cao trên 1.000 m.

-st-
Read more…

Kỹ thuật nuôi chim Vành Khuyên

14:31 |
Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngừoi hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nơi trên thế giới.
Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Các loài chim khuyên ở miền nam

1) KHUYÊN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHUYÊN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

Các loài chim khuyên ở miền bắc

1) KHUYÊN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHUYÊN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...

Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luận, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do thê mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý ngườii nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.
Ðiều đó có đúng không?



Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.

Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

Cách phân biệt vành khuyên trống mái :
- Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.
- Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:

- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
- Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi :

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới...

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:

- Cào cào non.

- Bột đậu xanh trộn trứng.

- thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.

Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

- Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.
Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.

Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Chăm sóc vành khuyên thay lông
Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng
Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.

-st-
Read more…

Cách phân biệt Vành Khuyên trống mái

14:27 |
Phân biệt Vành Khuyên trống mái bằng tiếng kêu:
+ Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Vành Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Vành Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.
- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
- Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.
Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.
+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…
+ Chim hót chuyện là chim trống (100%)
- Phân biệt theo vóc dáng :
+ Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.
+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.



Phân biệt theo phong thái:
Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình ( / ), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.
- Phân biệt bằng cách xem tu: ( Tu là : phần lông vàng ở hậu môn ). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.
Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.
- Phân biệt theo màu lông:
Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.
- Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.Dưới đây là phương pháp phân biệt chim trống và chim mái:



Thêm 1 số kinh nghiệm phân biệt vành khuyên trống mái
Để phân biệt khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt. VD thổi tu, màu lông, tiếng gọi, nhìn đầu mặt, nhìn vạch bụng….
1/ Phân biệt khuyên trống mái bằng cách thổi tu: Ta phải phân biệt theo mùa, đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng tu của con chim mái cũng cao và to như con đực cho nên tỉ lệ chính xác ko cao. Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu tỉ lệ sẽ cao hơn lúc này tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường thì tu con đực cao hơn con mái nhưng lựa trống mái theo cách này không cao lắm chiếm tỉ lệ chính xác là khoảng 60%.
2/ Nhận biết vành khuyên theo mầu lông:
- Chim trống thì có mầu lông tươi hơn và đẹp hơn chim mái ở những đặc điểm như lông người trên lưng có mầu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, chim mái thì mầu xanh xỉn hơn trông không được tươi tắn.
- Lông đuôi phía dưới và lông cổ chim trống có màu vàng tươi, chim mái màu lông ở cổ và lông đuôi dưới thì có màu vàng nhạt giống màu nõn chuối.
- Lông bụng phía dưới của chim trống có mầu trắng sáng như cục bông, còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Thường thì các con trống sẽ có vạch vàng dưới bụng tuy nhiên cũng có một số rất ít con mái có vạch vàng. Cách chọn này hiệu quả cũng không cao lắm chiếm 70%.
- Có một đăc điểm cần lưu ý: họa của chim trống thường to và dầy có mầu trắng sáng, còn chim mái họa thường nhỏ và mầu sẽ xỉn và tối hơn. Theo cách chọn này thì cũng không chính xác tuyệt đối.
3/ Phân biệt khuyên trống mái bằng tiếng kêu:
- Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn.
- Khuyên trống âm thường đanh, cao và gắt hơn, khuyên mái thì âm không đanh và tiếng rất cộc. Chim trống siêng kêu hơn, còn khuyên mái thì ít. Các bạn lưu ý là có rất ít những con trống kêu giọng mái mà vẫn líu như thường. Cách phân biệt này là có tỉ lệ cao nhất so với các cách kia chiếm 95%.
Các cách chọn vành khuyên mộc
Xin nói trước với các bạn là vóc dáng không quyết định gì tới tiếng hót hay, chỉ thuần túy để ngắm cho sướng mắt thôi, nếu mà dáng đẹp tiếng hay thì ai mà chẳng thích.
- Bộ đẹp thì nhỏ dài cao, thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn.
- Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp.
- Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn.
- Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.
- Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.
- Lông đuôi của con chim thế nào là đủ tiêu chuẩn: lông đuôi của con chim phải đủ 12 cái là chuẩn có những con 11 cái thì vẫn được, nhưng có những con chỉ có 9 cái sau này chim căng trông đuôi tóp sẽ mất cân dối với con chim.
Xin nêu một số kinh nghiệm chọn khuyên mộc, nếu muốn chọn được con chim mộc đẹp mà trong lồng nhiều quá nhìn sẽ khó chọn .
- Nhìn thẳng cửa lồng: Bình thường chúng ta hay nhìn thẳng cửa lồng như vậy thì chỉ nhìn được mỏ và mặt.
- Nhìn từ đỉnh lồng: nếu muốn nhìn vóc dáng con chim xem dài hay ngắn đuôi xòe hay ko xòe thì các bạn nhìn thẳng từ đỉnh lồng chim xuống thì nhìn rõ hơn .
- Nhìn thẳng theo chiều rộng của lồng: Còn muốn nhìn đầu con mặt con chim thì nhìn thẳng chỉ rõ được môt phần, các bạn nên nhìn từ chiều rộng của lồng lúc đó con chim mộc sẽ không hoảng đứng yên các bạn có thể nhìn rất rõ con nào đầu mặt mỏ có đẹp hay không, chân nó có cao hay không, móng trắng hay đen, họa dày hay mỏng sẽ lộ hết.
Chú ý khi nhìn bắt mộc lúc các bạn nhìn tay cầm cây móc chim gõ nhẹ vào lồng con chim hơi giật mình và mặt sẽ ngơ ngác lúc đó là lúc sẽ lộ ra hết vẻ đẹp của con chim.
Các bộ vóc dáng của vành khuyên

BỘ NHỎ DÀI, CAO
Thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn. Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.

BỘ NGŨ ĐOẢN
Bài ở trên là bộ chim nhỏ dài, còn có một loại bộ chim đẹp các bạn lưu ý đừng bỏ qua đó là bộ chim NGŨ ĐOẢN, bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài, tướng con chim, mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn tóm lại là cái gì cũng ngắn. Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó.

BỘ TO DÀI
Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Có vài người ở HÀ NỘI được sở hữu em cũng có một con như vậy có một đặc điểm các bạn lưu ý là tất cả những con to của các bác ở HN cũng như của em là líu rất tệ líu ngắn ko đảo tiếng tất nhiên là cũng có thể có những con tiếng hay. Phải nói là nhìn thì rất đẹp gọi to tiếng đanh các bạn cứ lấy tiêu chuẩn của khuyên nâu ra so là sẽ thấy khác ngay



BỘ VAI TO ĐẦU TRÒN
Những con chim này thường thì người ta không thích lắm vì trông ko được đẹp lí do là nhìn vai to đầu tròn mặt con chim nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim thì người chơi hay gọi là mình CỦ ĐẬU. Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu chơi bền, dễ chơi tất nhiên là cũng có con hay con dở. Vì đây là sở thích hình dáng con chim của mỗi người. Nếu mà con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất õng ẹo mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con ô mai xấu, mà đĩ tìm được con chim đẹp tiếng hay thì quả thực là khó và mất nhiều thời gian.

-st-
Read more…

Cơ bản về chọn nuôi Chim Vành Khuyên

16:48 |
Chim Vành khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.



Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có người hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nơi trên thế giới.

Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Ở miền nam có hai loài:

1) KHOEN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

Ở miền bắc có hai loài:

1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Đây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...

Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tư âm lịch. Đây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở điểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý người nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.
Điều đó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.

Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

- Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.

- Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có người lại căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:

- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

- Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.

Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Thuần hóa chim bổi:

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhết bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

Xin lưu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Đôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới...

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chungs sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:

- Cào cào non.

- Bột đậu xanh trộn trứng.

- thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

Cào cào non là món ăn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.

Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

- Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Đậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.
Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.

Một điều hết sức lưu ý: Đó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dương trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thương, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được.

Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Đối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi.Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Điều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Điều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hơi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian người nuôi chim ưng ý với con chim của mình nhất.

Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu cảu mình.

Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí đó!

-st-
Read more…