Hoa thiên lý được trồng ở các nước Đông dương, Inđônêxia, Malaixia, Thái lan, Trung quốc. Ở Âu châu, người ta đã trồng cây Thiên lý từ năm 1748 để làm cây cảnh và lấy hoa. Riêng tại nước ta, Thiên lý được trồng nhiều trong các vườn gia đình vùng đồng bằng cho leo giàn lây bóng mát vào mùa hè, hoa thơm mát về đêm nên do đó còn có tên Dạ Lài hương.
Dân Việt thường dùng hoa và lá nấu canh với thịt ăn như một loại rau cho bổ mát. Trong những ngày hè nắng bức, một bát canh chua Hoa Thiên lý là phương thuốc giải nhiệt rất hay, không bị rôm sẩy hay mẩn da. Ăn canh hoa Thiên lý người ta có cảm giác khoan khoái, dễ ngủ và ngủ ngon giấc, bớt đi đái đêm và đỡ mệt mỏi đau lưng. Có thể xem hoa Thiên lý là một vị thuốc an thần.
Nếu tra sách thuốc thì ta thấy hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, tính chống viêm làm tan màng mộng, xúc tiến lên da non, thường được chỉ định trị viêm kết mạc cấp và mãn tính, viêm gíac mạc, mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi. Hoa thiên lý còn trị giun kim
Lá thiên lý được dân quê giã đắp lên đinh nhọt . Nó còn trị lòi dom trĩ và sa dạ con bằng cách giã 30 - 50 gr lá Thiên lý với 5% muối vắt lấy nước cốt, tẩm bông đắp vào hậu môn hay âm hộ (sau khi rửa sạch chỗ đau bằng nước muối), mỗi ngày thay một lần, sau 2- 3 ngày thì có kết quả. (Những điều này tôi viết theo Đỗ Tất Lợi dựa theo phúc trình của bệnh viện Thái bình ( Bắc Việt) trong báo Y Học thực hành vào tháng 5, năm 1962
Rễ thiên lý có thể dùng chữa đái buốt có máu hay cặn trắng, mỗi ngày dùng 10 - 20 gr dưới dạng thuốc sắc.
-st-
Comments[ 0 ]
Post a Comment