Cây Tầm Bì Lùn

15:04 |
Cây tầm bì lùn có tên khoa học Fraxinus Ornus, là loài cây nhỏ, hay thường khi hơn là cây bụi, có xuất xứ ở miền Nam Châu Âu và Tiểu á. Vỏ cây có màu xám nhạt lá dạng rụng thay lá, đối mặt, và có hình cặp đôi với lá giữa ở đầu chót. Hoa màu trắng tỏa mùi thơm được kết thành nhánh ở chót cành.

Cây Tầm Bì Lùn
Cây Tầm Bì Lùn

Cách chăm sóc cây tầm bì lùn :
- Thay chậu : Cách 2 - 3 năm thay 1 lần vào mùa thu hay đầu mùa xuân, với hỗn chất gồm 60% đất, 20% than bùn, và 20% cát to.
- Bón phân : Cách 20 - 30 ngày bón phân một lần từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng một khoảng thời gian vào giữa mùa hè.

Lưu ý : Tầm bì lùn là loại cây có khả năng phục hồi nhanh, dễ bắt rễ thậm chí khi bị xén tỉa nhiều. Phơi cây dưới ánh nắng để có được lá nhỏ hơn và các đốt xen kẽ ngắn hơn, nhưng không để cho đất bị khô ráo hoàn toàn.

-st-
Read more…

Yêu cầu phân bón cho cây Bonsai.

13:34 |
Mặc dầu đúng là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng cũng đúng các cây Bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiện tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những chậu nhỏ Phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng.



Vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây. Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều).

Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loài cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặt hơn, mỗi lần một ít. Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng nhấc hơn.

Không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rụng hoặc bị "cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lân và kali được gọi là nguyên tố đại lượng là vì cây sử dụng chúng với mỗi lượng lớn, còn nguyên tố vi lượng - như manhê, bor, kẽm, Mangan, canxi, sắt, đồng, cabalt, molybden: thì cây chỉ cần thiết Ít à thôi. Mặc dầu các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của cây, nhưng nếu bón với những liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây. Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loài cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều lần vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.

Phân bón cho cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là:
N-P-K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20
N : nói chung là giúp cây tăng trưởng
P : giúp điều hòa các chức năng sinh sản ra hoa kết trái
K : giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái

Bánh dầu thường được dùng cho kiểng Bonsai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Nên bón thêm kali với bánh đầu thì càng tốt có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm.

Hòa với nước để tưới: một muỗng càphê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần. Tuy nhiên người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bội tẩm nước nhồi thành viên, nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu bề kính của chậu là 10 - 15 cm thì dùng 1 muỗng càphê phân bột để vo thành viên.

Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây. Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây Nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu đặt gần bờ chậu thì có thề bi nước tưới cuốn trôi đi. Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Một điều phân vân thường nghe nhắc đến là nên dùng phân hoá học là phân hữu cơ hay ngược lại? muốn giải đáp điều này thì phải xét đến thời gian mà cây cần để đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa học thì được đồng hóa nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cần một hoặc hai tháng khi có hiệu qủa đối với cây. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho Bonsai, mặc dầu không phải dễ tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức. Cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây khi chọn và sử dụng phân bón.
· Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây.
· Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hóa học.
· Nếu sang chậu (và như thế là thay đất) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học.
· Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón một lần.
· Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm.
· Nếu bón phân hoá học thì chỉ nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo; nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm: vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô.

-st-
Read more…

Cách tạo gốc to trong Kỹ thuật trồng Bonsai

13:27 |
Với nạn chảy máu các cây cổ thụ, cây thế lạ, gốc to kiểu đầu voi, đuôi chuột (gốc to, ngọn nhỏ) thì nhu cầu cần gốc cây to cho người chơi cây cảnh quả thật trở nên đáng báo động bà cần được giải quyết một cách cấp bách. Bài viết này không ngoài ý định là cung cấp cho bạn đọc một cách khá dễ dàng và nhanh chóng nhất để có được một gốc cây to, đẹp với những đường nét như ý mình. Nếu tác giả có duyên hay đủ sáng tạo thì có thể tạo được một gốc cây với đường nét không kém trong thiên nhiên.



Về cây cảnh nói chung, ngoài các thế văn nhân, chi mai thanh mảnh, nho nhã ra thì các thế đa phần đều dựa vào hình dáng, kích cỡ của gốc cây để thể hiện sự vững chãi, lão tính của tác phẩm. Trong cái nhìn so sánh của con người, từ thuở xa xưa, phần số lượng, hình dáng đóng một vai trò quan trọng. Nhờ phân biết được lớn nhỏ, ít nhiều mà người ta biết săn con thú lớn, chọn cây có trái nhiều. Âu đó cũng là lẽ thường tình của tạo hóa và sự tiến hóa. Chắc cũng vì lẽ đó mà người ta thích cái gì cũng phải nhiều một chút, lớn một chút. Ngay cả việc chơi cây cảnh ép nhỏ, bonsai thì lắm người cũng không qua khỏi được cái cảnh muốn có cái cây bề thế, đủ lớn để thể hiện hết những đường nét sinh động và để thể hiện mình, chủ nhân của tác phẩm. Cây dù lớn hay nhỏ thì bản chất của nó vẫn không thay đổi, với cùng đường nét đó thì một tác phẩm vẫn giữ nguyên cái hồn của nó và những gì tác giả muốn nói. Để ngộ ra được điều này hay vận dụng việc thổi vào cái gốc cây thấp bé đường nét và cái thần của một cây cổ lão, to lớn thì không dễ chút nào.

Trong bài viết này, chúng ta tạm thời bỏ qua việc cân đối cành lá của cây. Một cây có gốc đẹp mà cành lá không cân đối thì cũng như người đẹp mà để đầu tóc chơm bơm, tay chân lều khều vậy. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tạo được một gốc cây to như ý một cách nhanh chóng mà thôi. Một cây, tùy theo loại mà lớn nhanh hay chậm, có gốc nhỏ hay lớn. Để nuôi cây có gốc to rồi đốn bớt phần trên thì hơi uổng phí thời gian cũng như dinh dưỡng cây. Chúng ta khó mà bảo mấy cái cây tác phẩm của mình rằng “đại ca cây ơi là đại ca cây, đệ làm ơn chỉ lớn cái gốc nhanh nhanh cho huynh là được rồi, đừng có vươn cao lên.” Nếu dùng phương pháp cắt tỉa gây nhiều cành gần gốc thì cây cũng bị ảnh hưởng về tăng trưởng phần nào, do bị cắt tỉa quá nhiều. Còn để cây cao lớn thì chúng ta lại lãng phí thời gian cũng như dinh dưỡng của cây vào phần ngọn phía trên. Đó là chưa kể những giống cây bụi đẹp nhưng lại hiếm khi có được thân to.

Vào khoảng năm 1993, Doug Philips nhận thấy rằng có một số loài cây có đặc tính rễ và lá có thể liền với nhau như được ghép cành. Và rồi thì anh cũng lợi dụng đặc điểm này để tạo gốc cây to từ nhiều cây nhỏ hay từ các cây trồng từ hạt. Một hai năm sau, anh bắt đầu tiến hành trồng thử và dần dần hoàn thiện kỹ thuật.

Phương pháp này cơ bản là ghép nhiều cây nhỏ lại thành cây to, đồng thời vận dụng thêm việc chỉ dồn sức tăng trưởng của cây để tạo gần như chỉ là cái khuôn của gốc. Cũng như người thợ kim hoàng xưa kia tìm ra được cách làm đồ trang sức rỗng ruột với số lượng vàng ít ỏi, chúng ta cũng học theo cách đó mà tạo gốc cây. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được các gốc cây to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì anh Doug Philips đã tạo được một gốc với đường kính khoảng 30 đến 40 cm. Khuyết điểm là cân gần như rỗng ruột và chưa có thử nghiệm nào về đường lớn nhất của gốc cây ta có thể tạo.

-st-
Read more…

Cách tưới nước cho cây bonsai.

10:53 |
Cây trồng thiếu nước sẽ chóng chết đã đành, việc tưới quá nhiều nước cũng gây hại cho cây trồng, nguy hiểm hơn là không phải lúc nào chúng ta cũng biết được những tác hại do việc tưới nước quá nhiều. Tưới nước cho cây cảnh như thế nào là đủ và đúng cách, đó là một câu hỏi cần trả lời. Một số ý kiến sau đây sẽ giúp bạn tham khảo để chăm sóc cây bonsai của mình.



Về cơ bản, ban đầu mọi cây trồng đều có khả năng tự điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường sống mới cũng như lượng nước tưới cho chúng. Chẳng hạn như khi tưới nước cho cây, nếu như lượng nước tưới là không đủ thì bộ rễ của cây trồng sẽ tự tản dài ra xung quanh cho đến khi chúng có thể hấp thụ đủ độ ẩm cần thiết thì thôi. Chính vì vậy, những cây trồng mọc lên hay được nuôi trồng ở những vùng đất khô thường có bộ rễ sâu và dài đủ để hấp thụ độ ẩm cần thiết cho cây trồng. Ngược lại, đối với những cây trồng mọc lên hay được trồng ở những vùng có điều kiện khí hậu ẩm, nơi mà đất trồng luôn có đủ độ ẩm cần thiết cho cây thì chúng thường có bộ rễ nông hơn, nguyên nhân là do việc hấp thụ độ ẩm cần thiết đối với chúng là quá dễ dàng. Nói như vậy để đem ra so sánh, khi cây trồng được đem trồng trong chậu cảnh như cây cảnh bonsai chẳng hạn, lúc này cây trồng đánh mất khả năng tự điều chỉnh khả năng hấp thụ độ ẩm, chúng không thể khống chế hay điều chỉnh lượng nước tưới được nữa. Vả lại, đất trồng trong chậu cảnh có xu hướng nhanh khô hơn bình thường, các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ xung quanh cũng có tác động trực tiếp lên đât trồng.

Tưới nước đúng cách cho cây trồng đòi hỏi phải có kỹ năng, đó không phải là một công việc dễ dàng đối với những người mới làm lần đầu. Ở Nhật Bản, người ta nói rằng phải mất tới 3 năm để học cách tưới nước cho cây trồng sao cho có hiệu quả nhất. Thậm chí đối với nhiều người chơi bonsai, họ cũng không rõ tại sao cây trồng của mình lại bị chết, phải mất một thời gian khá dài sau đó họ mới biết được nguyên nhân chính là do cách tưới nước cho cây trồng của họ là không đúng.


Ảnh hưởng của việc tưới nước đến cây bonsai

Nước tưới giúp cho cây trồng tồn tại và phát triển, nước tưới thấm qua đất trồng, rồi dần dần thấm qua rễ cây trồng bởi quá trình thẩm thấu, sau đấy, nước tưới thấm vào thân cây trồng, thoát dần ra ngoài không khí qua bộ lá của cây. Tiến trình này cho phép cây trồng phân bổ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của cây tới các cơ quan dinh dưỡng của cây trồng. Nếu không nhờ bộ rễ của cây, dòng luân chuyển nước tưới này sẽ bị chặn lại, hệ quả là cấu trúc cây trồng sẽ nhanh chóng bị đổ vỡ, từ đó cây trồng khô héo. Cành và lá cây trồng là những phần bị ảnh hưởng trước tiên, tiếp theo là đến các nhánh cây trồng cũng sẽ bị ảnh hưởng, rễ cây trồng khô dần, cuối cùng cây sẽ chóng chết. Lúc này nếu có cố tưới nước cho cây trồng cũng chả có ích gì nữa.

Như đã nói ngay ngay ở phần đầu, phải mất nhiều thời gian mới thấy rõ được ảnh hưởng của việc tưới thừa nước cho cây trồng. Tưới thừa nước vô tình tạo ra một môi trường nước ngập trong rễ cây. Trên lý thuyết, rễ cây cần oxy để thở, nước ngập trong rễ cây sẽ làm đất trồng giảm khả năng hấp thụ không khí. Hệ thống rễ cây không thể phát triển được nữa, hệ quả là rễ cây trồng sẽ dần chết.

Một điều lo lắng hơn, những rễ cây chết sẽ mục nát, trở nên thối rữa. Theo lẽ tự nhiên, điều đó sẽ dẫn tới việc nhiều vi sinh vật có cơ hội xâm nhập vào gây hại cho cây trồng. Các tán lá trên cây trồng sẽ bắt đầu chuyển dần sang mầu vàng và rơi rùng dần, các cành cây nhỏ sẽ quắt lại. Những rễ cây còn sống sót sẽ trở nên nhỏ dần đi, chúng mất hết khả năng hỗ trợ, nuôi dưỡng cây trồng. Các rễ cây mục nát thường chỉ được phát hiện ra khi mà người trồng thực hiện công việc chuyển đổi trồng cây từ chậu cảnh này sang chậu cảnh khác. Rễ cây mục có mầu đen và bị tan rã ra khi chạm vào. Lúc này, tốt nhất là hãy cắt bỏ các phần mục nát của rễ cây đi trước khi đem trồng lại.


Vậy phải tưới nước cho cây như thế nào?

Trước tiên, đừng bao giờ coi việc tưới nước cho cây là một công việc diễn ra theo thói quen thông thường hàng ngày. Với nhiều người mới tập toẹ chơi bonsai, họ tưới nước cho cây như một thói quen hàng ngày sẵn có, cách làm như vậy đôi khi sẽ dẫn tới việc đất trồng lúc nào cũng trong tình trạng “thừa nước”. Hãy để ý tới điều kiện môi trường, nhiệt độ môi trường xung quanh, bề mặt của đất trồng, thường thì khi đất trồng khô đi thì bề mặt của nó thường chuyển mầu, đó là lúc cần tưới nước cho cây trồng, hay như vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, thì việc tưới nước cho cây hàng ngày là điều nên làm nhằm đảm bảo độ ẩm cần thiết cho đất trồng. Vào mùa đông và mùa xuân, khi thời tiết mát mẻ, đất trồng đã có đủ độ ẩm cần thiết thì việc tưới nước hàng ngày là không cần thiết.

Cách xác định thời điểm tưới nước cho cây trồng chính xác nhất là khi bạn nhận thấy phần phía trên (khoảng 1cm tính từ trên xuống dưới) của đất trồng bắt đầu khô đi. Cũng cần chú ý rằng, mỗi loại cây khác nhau thì lại đòi hỏi lượng nước tưới khác nhau, hãy tự nhận biết bằng điều này bằng cách theo dõi kỹ cây trồng của bạn sau những lần tưới ban đầu.

Ngày nay, vì công việc bận bịu mà nhiều người trong số chúng ta luôn phải vắng nhà, từ đó ta không thể có nhiều thời gian để chắm sóc, theo dõi tưới nước cho cây trồng vào ban ngày. Nếu như hôm nào đó mà do dự báo thời tiết có nói trời nắng nóng, mà bạn sợ cây trồng của mình sẽ thiếu nước do ban ngày không có ai ở nhà tưới cho chúng thì hãy tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng trước khi đi làm. Không cần thiết phải tưới nước cho cây trồng vào buổi tối, hãy cố gắng tưới nước cho cây trồng của bạn vào buổi sáng nhằm đảm bảo cho cây trồng có đủ độ ẩm cần thiết trước cái nắng nóng của ban ngày của mùa hè, bạn chỉ nên tưới nước thêm cho cây trồng vào buổi tối nếu thấy thực sự là cần thiết.


Cách tưới nước

Khi tưới nước cho cây trồng, cần phải tưới đều, tránh tưới quá nhiều nước, nhưng như vậy cũng không có nghĩa là bạn chỉ tưới qua loa là xong, tránh tưới thừa nước không có nghĩa là chỉ làm đủ ẩm cho cây mà thôi. Mỗi lần tưới, một điều quan trọng cần chú ý là toàn bộ hệ thống rễ của cây trồng và đất trồng cần phải được tưới đủ nhằm tránh tình trạng đất bị khô, từ đó dẫn tới rễ cây khô. Người Nhật có câu nói của riêng mình nói về việc tưới nước cho bonsai: “Khi tưới nước cho bonsai, hãy tưới 2 lần”. Cụ thể, lần tưới đầu tiên nhằm mục đích làm ẩm đất trồng, hãy tưới toàn bộ bề mặt trên của đất trồng cho đến khi thấy nước thoát ra khỏi lỗ thoát nước bên dưới chậu cảnh thì thôi. Sau đó, hãy đợi khoảng từ 10-20 phút hẵng tưới tiếp lần thứ 2, lần này hãy tưới đều và kỹ sao cho khi nào lại thấy nước tưới thoát ra từ lỗ thoát nước bên dưới chậu cảnh thì thôi. Lúc này bạn có thể đảm bảo rằng đất trồng và hệ thống rễ cây đã đạt độ ẩm cần thiết để đảm bảo sự sống cho cây trồng.

Chú ý phải dùng nước máy sạch để tưới nước cho cây trồng. Ở những nơi khó kiếm nước máy sạch, thông thường người ta còn sử dụng nước mưa để tưới cho cây trồng, nước mưa có tác dụng giúp sả hết lượng muối dư thừa có trong đất trồng. Đặc biệt chú ý không dùng nước được lấy từ nguồn nước thải hoá chất để tưới cho cây vì làm như vậy sẽ gây hại cho cây trồng.

-st-
Read more…

Nghệ thuật trưng bày Bonsai.

10:31 |
Cũng như tất cả các loại nghệ thuật khác, nghệ thuật chơi bonsai có một số chỉ dẫn tuyệt vời cho việc tạo ra một cây bonsai đẹp, và chúng rất có giá trị cho những ai đang theo đuổi nghệ thuật bonsai đầy quyến rũ này.

Hầu hết những qui tắc này đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Chúng phân tích rất kỹ những điều nên làm và không nên làm khi muốn tạo ra một cây bonsai theo ý muốn. Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên.



Những qui tắc về thân cây và rễ cây:
1. Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.

2. Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.

3. Gốc cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.

4. Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cây xòe trên nền chậu.

5. Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).

6. Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.

7. Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.

8. Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép từ nebari.

9. Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình “ức bồ câu” (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).

10. Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây. Độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.

11. Không để cây tự mọc ra phía sau. Đây là một trong những qui tắc của tôi và rất khó giải thích vì sao. Nó liên quan đến độ uốn cong của thân cây. Nếu một thân cây tự mọc ra phía sau thì sẽ tạo ra một điểm uốn hình chữ “C”.

12. Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.

13. Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ “S” sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.

14. Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).

15. Một cây chỉ nên mang một ngọn.

16. Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào


Nhánh cây:
1. Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc ngang thân cây.

2. Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).

3. Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc.

4. Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.

5. Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).

6. Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.

7. Nếu cho nhánh thứ 1 mọc ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).

8. Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.

9. Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.

10. Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.

11. Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem.

12. Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120º để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.

13. Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuộc (vì như thế chúng sẽ tự làm chúng trông rất vô duyên).

14. Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.

15. Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải và cần phải tuân theo những qui tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.

16. Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.

17. Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.

18. Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác “lá”.

19. Không để những tán lá che khuất “jin”.


Chậu:
1. Cây bonsai nên được đặt sau vạch chính giữa của chậu, và bên trái hoặc bên phải của vạch trung tâm.

2. Độ sâu của chậu phải bằng đường kính thân cây, ngoại trừ những cây có dáng rũ xuống.

3. Nên sử dụng những chậu có màu men thích hợp cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây, những màu men đó cần phải hài hòa với màu sắc của hoa.

4. Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.

5. Kiểu dáng chậu cũng cần phải phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Chậu hình chữ nhật thì thích hợp với những cây dáng thẳng không uốn éo nhiều, còn với những cây thẳng không bình thường, những cây mà có nhiều điểm uốn trên thân thì chậu hình oval hay hình tròn là thích hợp nhất. Đối với những cây bonsai lớn thì ta nên trồng chúng sâu trong những chậu hình chữ nhật.


Chăm sóc:
1. Cần trộn chung nhiều loại đất vào một chậu, không nên phân ra thành nhiều lớp đất (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi

2. Ta cần bón phân đầy đủ theo nhu cầu của cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).

3. Ta nên tưới nước từ trên xuống, tránh để bonsai bị ngập trong nước, vì điều này sẽ cản trở sự tích tụ muối của cây.

4. Ta tăng độ ẩm của cây bằng cách đặt chậu cây vào một khay đựng nhiều đá cuội và nước hay đặt chậu bonsai ở dưới một cái ghế dài ẩm ướt, nhưng không được để sương bám trên cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi. Vì sương mù làm tăng sự tích tụ muối trên lá, và thực tế thì nó không có tác dụng gì trong việc làm tăng độ ẩm cho cây).

5. Ta cần dọn sạch hết những hạt cát mịn từ bất kì hỗn hợp đất nào, chỉ nên sử dụng những hòn đá thô và nhỏ.

6. Chỉ tưới nước khi nào cây thực sự cần được tưới, không tưới chúng theo một thời khóa biểu cố định nào.

7. Cho cây tiếp xúc nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chỉ với những cây bonsai nhiệt đới và cận nhiệt đới (với hầu hết các bộ phận) đều thích hợp cho việc để chúng ở trong nhà. Nếu chúng được đặt trong nhà thì phải đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường thấp, phù hợp để có thể tạo nên tình trạng tiềm sinh cho cây.


Kết luận:
Sách Kỹ thuật trồng ghép Bonsai I của John Naka được xuất bản năm 1973, tại học viện Bonsai California, là phần luận án hay hơn mong đợi trong lĩnh vực “những qui tắc” trồng và ghép bonsai mà tôi đã tìm thấy. Bất kỳ ai đều có thể tạo ra cho mình một cây bonsai đầy sức thuyết phục khi làm theo những qui tắc trên. Khi chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn có thể bắt đầu công việc tạo cho mình một cây bonsai ưng ý, mà không cần phải đắn đo suy nghĩ nhiều khi áp dụng “Những qui tắc” trên là đúng hay là sai.

-st-
Read more…