Cá hôn nhau

01:29 |
Chắc hẳn ít có loài cá nào đào hoa và tình cảm như cá hôn nhau. Trong 1 bể cá mang tên thiên đường thủy sinh là nới cá hôn nhau thể hiện những nụ hôn bất tận và lãng mạng.

Cá hôn nhau

1. Giới thiệu thông tin chung về cá hôn nhau, cá đào hoa
- Tên khoa học: Helostoma temminkii Cuvier, 1829

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Helostomatidae (họ cá mùi)
Tên đồng danh: Helostoma temminckii Cuvier, 1829
Tên tiếng Việt khác: Cá Hôn môi; Cá Đào hoa
Nguồn gốc: Cá hiện diện rải rác ở các thủy vực tự nhiên Nam bộ (do du nhập từ Đông Nam Á vào thập niên 60), đã sản xuất giống trong nước

- Tên Tiếng Anh: Kissing gourami

- Tên Tiếng Việt: Cá hôn nhau, Cá Mùi; Cá Hường

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

Hình ảnh cá hôn nhau
Cá hôn nhau


Cá hôn nhau


2. Đặc điểm sinh học cá hôn nhau, cá đào hoa
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):20 – 30

- Nhiệt độ nước (C):22 – 29

- Độ cứng nước (dH):5 – 25

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Campuchia
Tầng nước ở: Giữa
Sinh sản: Cá đẻ trứng nổi và có tính dính. Vớt cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ vì chúng có thể ăn trứng và cũng không có tập tính chăm sóc cá con

Cá hôn nhau


3, Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hôn nhau, cá đào hoa
- Thể tích bể nuôi (L):250 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong:Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Loại thức ăn:Rong tảo, thực vật, phiêu sinh động vật, côn trùng, giun và thức ăn viên

- Tình trạng nhiễm bệnh:

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 120 cm
Thiết kế bể: Bể trang trí đơn giản với nhiều không gian cho cá bơi. Bể có thể trồng cây thủy sinh có lá dầy và dai để tránh cá ăn cây.

Cá hôn nhau


Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, điều kiện môi trường đơn giản.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn là rong tảo, thực vật, phiêu sinh động vật, côn trùng, giun và thức ăn viên.
Read more…

Cá Cờ

00:44 |
1.Cá cờ
+Tên Việt Nam: Cá cờ
+Tên latin: Macropodus Opercularis
+Tên tiếng anh: Paradise fish
+Họ: Cá tai tượng Osphronemidae
+Bộ: Cá vược Perciformes

Cá Cờ


Mô tả:
Kích thước tối đa 6.7 cm nhưng có thể lớn đến 8 cm trong môi trường nuôi dưỡng. Số lượng gai vây lưng (tia cứng): 11 - 17; tia vây lưng (tia mềm): 5 - 10; gai vây hậu môn 7 – 22; tia vây hậu môn: 9 – 15; đốt sống: 27 – 29. Đuôi hình chiếc nĩa, ở cá đực hai thuỳ đuôi kéo dài; viền ngoài gần gốc đuôi có hình răng cưa nhọn; có một chấm xanh viền đỏ nổi bật trên nắp mang; ở mẫu vật, trên thân có 7-11 sọc nổi bật và đậm màu trên nền vàng nhạt (ở cá thể sống là những sọc xanh trên nền thân màu hanh đỏ); một vạch đen kéo dài từ miệng qua mắt đến chấm xanh trên nắp mang, đầu và lưng có nhiều chấm đen, khe và viềnvảynhạt màu hơn vảy.
Sinh học:
Sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần bề mặt, độ pH: 6.0 – 8.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 16 – 26°C. Cá đực thường hung dữ và đá nhau tranh giành lãnh thổ, nhất là trong mùa sinh sản. Chúng chọn nơi yên tĩnh để nhả bọt và dẫn dụ cá cái đến để đẻ trứng, tổ bọt thường có bán kính xấp xỉ 15 cm, số lượng trứng có thể lên đến 300, sau khi thụ tinh trứng được cá bố mẹ nhả lên tổ bọt và cá đực tiếp tục chăm sóc trứng. Trứng nở sau 1 ngày. Sau 3 ngày thì cá con bơi lội tự do được. Thức ăn của cá bột là những vi sinh vật có sẵn trong nước.

CÁ CỜ ĐỎ


Nơi sống và sinh thái:
Cư ngụ ở những vùng nước trũng, từ vùng bụi hoang ven bờ hay vũng nước tù ở gần sông, suối cho đến những con kênh dẫn nước bên cạnh những ruộng lúa. Ở Việt Nam, loài này còn xuất hiện ở vùng cao nguyên thượng nguồn của sông Đồng Nai. Chúng có thể sống nơi nước đục và nghèo ô-xy hoà tan (nhờ khả năng thở trực tiếp). Thức ăn bao gồm tất cả những loài động vật thuỷ sinh kích thước nhỏ kể cả cá nhỏ.
Phân bố:
Các tỉnh phiá Bắc trải dài từ Vinh đến Tuy Hoà (ngoại trừ lưu vực sông Hương nơi chảy ra Huế và thị trấn Đông Hà , Quảng Trị). Loài này còn xuất hiện ở thượng nguồn sông Đồng Nai (chảy qua Sài Gòn). Thế giới: Lào, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Giá trị sử dụng:
Loài cá được nuôi làm cảnh, cá cờ là loài cá cảnh thứ hai sau cá vàng được nhập cảnh vào châu Âu (Pháp 1869, Đức 1876), không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi.

2.CÁ CỜ ĐEN
Tên Việt Nam: cá cờ, lia thia, thia đá, săn sắt
Tên Latin: Macropodus spechti (Schreitmüller, 1936)
Tên tiếng Anh: black paradise fish
Họ: cá tai tượng Osphronemidae, phân họ: cá cờ Macropodinae
Bộ: Perciformes
Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

CÁ CỜ ĐEN


Loài cờ đen Macropodus spechti có các chấm đen đặc trưng trên vây lưng và đuôi. Loài đặc hữu của Việt Nam. Chúng được phát hiện ở Huế và Hội An
Mô tả: kích thước tối đa 5.8 cm. Số lượng gai vây lưng (tia cứng): 11 - 15; tia vây lưng (tia mềm): 4 - 9; gai vây hậu môn: 17; tia vây hậu môn: 11 – 14; đốt sống: 28 – 30. Chấm trên nắp mang rất mờ hoặc không có, thân có 4-12 sọc rất nhạt màu trên nền nâu nhạt hay không có gì hết, đầu và lưng không có chấm đen, khe và viền vảy đậm màu hơn vảy, chóp vây bụng (hay còn gọi là kỳ) màu đỏ, chấm và sọc đen trên vây lưng và đuôi, phần phía trước của vây lưng và đuôi có màu xanh, tia đuôi kéo dài có màu trắng hay đen ở gần chóp.

Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần bề mặt, độ pH: 6.5 – 7.8; độ cứng dH: 20, nhiệt độ: 20 – 26°C.

Nơi sống và sinh thái: cư ngụ ở những dòng suối nhỏ, trong bụi hoang ven bờ hay vũng nước tù hay những con kênh dẫn nước bên cạnh những ruộng lúa.

Phân bố: lưu vực sông Hương và sông Thu Bồn. Loài đặc hữu.

Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi.

3.CÁ CỜ ĐỎ
Tên Việt Nam: cá cờ, lia thia, rô thia, săn sắt
Tên Latin: Macropodus erythropterus (Freyhof & Herder, 2002)
Tên tiếng Anh: Vietnamese paradise fish, red paradise fish
Họ: cá tai tượng Osphronemidae, phân họ: cá cờ Macropodinae
Bộ: Perciformes
Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

Loài cá cờ đỏ Macropodus erythropterus có lưng màu hanh đỏ. Loài đặc hữu của Việt Nam. Chúng được phát hiện ở các tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình
Mô tả: kích thước tối đa 6.5 cm. Số lượng gai vây lưng (tia cứng): 12 - 16; tia vây lưng (tia mềm): 6 - 8; gai vây hậu môn: 17; tia vây hậu môn: 13 – 17; đốt sống: 29. Chấm trên nắp mang rất mờ hoặc không có, thân có từ 10-12 sọc nhạt màu, đầu và lưng không có chấm đen, khe và viền vảy rất đậm màu so với vảy, chóp vây bụng (hay còn gọi là kỳ) màu đỏ, chấm và sọc đỏ nâu trên vây lưng và đuôi, các tia vây màu nâu nhạt, lưng màu hanh đỏ và phần thân phía trên vây hậu môn có màu xanh dương hay xanh lục ánh kim.

CÁ CỜ ĐỎ


Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, gần bề mặt.

Nơi sống và sinh thái: cư ngụ ở ven bờ những dòng suối nhỏ nơi có nhiều thực vật nổi và rễ cây.

Phân bố: sông Gianh, sông Cam Lộ, thị trấn Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, thị trấn Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Loài đặc hữu.

Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi.
Read more…

Cá công gô tetra

19:21 |
Cá congo tetra là loài cá sống theo bầy đàn, thích hợp trong bể thủy sinh, cái tên gọi công gô cũng nói lên được nguồn gốc xuất xứ của chúng ở xứ sở congo.

Cá congo tetra


1. Giới thiệu thông tin Cá công gô - Congo tetra

- Tên khoa học: Phenacogrammus interruptus (Boulenger, 1899)

- Chi tiết phân loại:
+ Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)
+ Họ: Alestidae (họ cá neon châu Phi)
+ Tên đồng danh: Micralestes interruptus Boulenger, 1899; Alestopetersius interruptus (Boulenger, 1899); Hemigrammalestes interruptus (Boulenger, 1899)
+ Nguồn gốc: Cá nhập nội sau năm 2000

- Tên Tiếng Anh: Congo tetra

- Tên Tiếng Việt: Cá Công gô

- Nguồn cá: Ngoại nhập

Hình ảnh Cá công gô tetra
Cá congo tetra

Cá congo tetra

Cá congo tetra

Cá congo tetra


2. Đặc điểm sinh học Cá công gô

- Phân bố: Châu Phi, Công gô

- Chiều dài cá (cm): 8

- Nhiệt độ nước (C): 23 – 28

- Độ cứng nước (dH): 5 – 20

- Độ pH: 6,0 – 8,0

- Tính ăn: Ăn tạp

- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
+ Tầng nước ở: Giữa
+ Sinh sản: Cá đẻ trứng phân tán, bố trí cây thủy sinh cho trứng dính, tách trứng ra khỏi cá bố mẹ sau khi đẻ

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Cá công gô 

- Thể tích bể nuôi (L): 220 (L)

- Hình thức nuôi: Đơn

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Ít

- Yêu cầu sục khí: Trung bình

- Thức ăn: Cá ăn tạp từ phiêu sinh động vật và thực vật, giáp xác, côn trùng, trùng chỉ.

Clip về cá Cá congo tetra:

Read more…

Cá Bống Mắt Tre

19:09 |
Cá bống mắt tre hay còn gọi là cá bống ống điếu, cá bống ong nghệ vì chúng có hình dáng nhỏ bẻ và màu sắc sọc như chú ong vàng chăm chỉ trong bể thủy sinh.

Cá Bống Mắt Tre


1. Giới thiệu thông tin chung về cá bống mắt tre

- Tên khoa học: Brachygobius doriae (Günther, 1868)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Gobiidae (họ cá bống trắng)
Tên đồng danh: Gobius doriae Günther, 1868; Hypogymnogobius doriae (Günther, 1868)
Tên tiếng Việt khác: Bống ống điếu; Bống ong nghệ
Tên tiếng Anh khác: Golden – banded goby
Nguồn gốc: Nguồn cá khai thác trong tự nhiên chủ yếu phục vụ xuất khẩu

- Tên Tiếng Anh:Bumblebee goby

- Tên Tiếng Việt:Bống mắt tre

- Nguồn cá:Tự nhiên bản địa

Hình ảnh cá bóng mắt tre
Cá Bống Mắt Tre

Cá Bống Mắt Tre

Cá Bống Mắt Tre


2. Đặc điểm sinh học cá bống mắt tre

- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):3 – 4

- Nhiệt độ nước (C):22 – 29

- Độ cứng nước (dH):10 – 20

- Độ pH:7,5 – 8,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore và Việt Nam (đồng bằng sông Cửu Long)
Tầng nước ở: Đáy
Sinh sản: Cá đẻ trứng trong hang hay giá thể cứng, tách cá cái ra riêng để cá đực chăm sóc ổ trứng, sau khi trứng nở tiếp tục tách cá đực ra khỏi cá bột.

Cá Bống Mắt Tre


3. Kỹ thuật nuôi cá bóng mắt tre

- Thể tích bể nuôi (L):70 (L)

- Hình thức nuôi:
- Nuôi trong hồ rong:Không
- Loại thức ăn: moina, trùng chỉ và thức ăn viên

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 50 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nhiều hang hốc trú ẩn và nền đáy cát. Nuôi nhóm từ 6 con trở lên.
Chăm sóc: Cá sống ở nước ngọt và lợ, thích hợp môi trường nước lợ nhẹ 5 – 7‰.
Thức ăn: Cá ăn phiêu sinh động vật, moina, trùng chỉ và thức ăn viên.
Read more…

Cá Bống Rồng

18:57 |
Cá bống rồng có tên tiếng anh là Stiphodon là loài cá cảnh sỡ hữu hình dáng nhỏ bé nhưng lại hùng dũng như 1 con rồng, bởi hội tụ những nét đặc sắt từ vây lưng nhọn cùng với máu sắc bắt mắt hơn so với các loại cá bống khác.

Vây trên thân của chúng cũng giống vây rồng. Những chú cá bống rồng lớn thì đầu chúng mỗi con có một màu khác nhau nhưng đa phần là màu xanh.

Hình ảnh các loại cá bống rồng

Cá Bống Rồng

Cá Bống Rồng

Cá Bống Rồng

Cá Bống Rồng

Cá Bống Rồng

Cá Bống Rồng


Clip về cá Bống rồng:

Read more…

Cá Cánh Buồm

10:32 |
Cá cánh buồm có nhiều màu sắc khác nhau như cá cánh buồm đen, cá cánh buồm xanh... Là loại cá nhanh nhẹn và cực kỳ dễ nuôi.

Cá Cánh Buồm


1. Giới thiệu thông tin chung về cá cánh buồm
- Tên khoa học: Gymnocorymbus ternetzi (Boulenger, 1895)

- Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)

- Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)

- Tên đồng danh: Tetragonopterus ternetzi Boulenger, 1895

- Tên tiếng Việt khác: Bánh lái; Hắc quần, cá váy

- Tên tiếng Anh khác: Black widow; Butterfly tetra; Blackamoor

- Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Hình ảnh cá cánh bườm
Cá Cánh Buồm

2. Đặc điểm sinh học cá cánh buồm
- Phân bố: Nam Mỹ: từ Paraguay đến Argentina.

- Chiều dài cá (cm): 6

- Nhiệt độ nước (C): 21 – 27

- Độ cứng nước (dH): 5 – 19

- Độ pH: 6,0 – 8,0

- Tính ăn: Ăn tạp

- Tầng nước ở: giữa

- Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng phân tán, chọn giá thể là cây thủy sinh cho trứng dính, trứng nở sau 2 – 3 ngày.

Cá Cánh Buồm


3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cánh buồm

- Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)

- Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Ít

- Chiều dài bể: 60 – 80 cm.

- Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh mọc thấp. Cá bơi theo đàn, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung với các loài nhanh nhẹn và vây ngắn vì cá có tập tính rỉa vây cá khác

- Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

- Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

-st-
Read more…

Cá Betta - Xiêm Đá

23:23 |
Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.

Cá Betta - Xiêm Đá

1. Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá
- Tên khoa học: Betta spp

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 ...
Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia; Cá Thia xiêm; Cá Chọi; Cá Phướn
Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish
Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

Cá Betta Rồng Đỏ Viền Bướm


- Tên Tiếng Anh:Betta

- Tên Tiếng Việt: Cá Xiêm; Cá Đá

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

- Số kiểu hình:8

Hình ảnh cá betta, cá xiêm đá
Cá Cảnh

2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

- Nhiệt độ nước (C):24 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 20

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam ...
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo ...

Cá Betta
Cá Betta rất đẹp

3. Kỹ thuật nuôi cá betta, cá xiêm đá
- Thể tích bể nuôi (L):50 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong:Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 30 – 40 cm
Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ....

-st-
Read more…

Cá Bảy Màu

22:33 |
Cá bảy màu được nhiều người chơi cá cảnh chuyên nghiệp gọi là cá guppy, chúng còn có tên gọi là cá đuôi quạt, cá công... Tên khoa học: Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước. Cá bày màu là 1 trong số những loại cá cảnh dễ nuôi nhất.

- Cá bày màu là dòng cá phổ biến trên thị trường, chúng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.

Cá Bảy Màu
Cá Bảy Màu

- Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam.
Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi "guppy" vẫn được sử dụng. Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.

- Phân bố:
Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.

Cá Bảy Màu


- Sinh sản:
Cá bảy màu đẻ nhiều. Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi.
Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2 đến 200 cá con, thông thường trong khoảng 5-30 con. Cá con vừa sinh đã có đầy đủ khả năng bơi, ăn, và tránh nguy hiểm. Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy màu có khả năng lưu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lưới ngăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá con.
Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trưởng thành. Trong bể cá, thức ăn cho cá bảy màu con thường là thức ăn nghiền và ép thành dạng vảy (flake), ấu trùng artemia, hoặc thức ăn của cá trưởng thành. Ngoài ra, cá con còn ăn tảo bám trong bể.

Người ta đã lai thành công cá bảy màu với một số loài khác thuộc chi Poecilia (poecilia latipinna/velifera), ví dụ cá bảy màu đực và Poecilia cái. Tuy nhiên, con lai luôn là cá đực và có vẻ vô sinh

- Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.

- Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu).

Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột. Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và tấn công, và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không để chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm vì nó có thể bị sẩy thai.

-st-
Read more…

Cá Thanh Ngọc, Cá Bãi Trầu

22:19 |
Cá thanh ngọc hay còn gọi là cá bãi trầu được dân chơi cá chọi thích thú bởi vẻ đẹp hoang dã cùng với màu sắc tự nhiên và bắt mắt.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá thanh ngọc, cá bãi trầu

- Tên khoa học:Trichopsis vittata (Cuvier, 1831)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Tên đồng danh: Osphronemus (?menus) vittatus Cuvier, 1831; Ctenops vittatus (Cuvier, 1831)
Tên tiếng Việt khác: Bã trầu; Bảy trầu
Tên tiếng Anh khác: Talking gourami
Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu.

- Tên Tiếng Anh:Croaking gourami

- Tên Tiếng Việt: Bãi trầu

- Nguồn cá: cá thanh ngọc có nguồn gốc trong tự nhiên bản địa, ở các ruộng đồng

Hình ảnh cá thanh ngọc, cá bãi trầu
Cá Thanh Ngọc, Cá Bãi Trầu


2. Đặc điểm sinh học cá thanh ngọc, cá bãi trầu

- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):7

- Nhiệt độ nước (C):24 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 20

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn động vật, trùng chỉ, lăn quăng

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam)
Tầng nước ở: Giữa – mặt
Sinh sản: Cá đẻ trứng tổ bọt, cá đực chăm sóc trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng sau khi đẻ. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng 2 ngày sau khi nở và bắt đầu ăn luân trùng, moina ...

Cá Thanh Ngọc, Cá Bãi Trầu


3. Kỷ thuật nuôi và chăm sóc cá thanh ngọc, cá bãi trầu

- Thể tích bể nuôi (L):70 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong:Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Trung bình

- Loại thức ăn:côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, cung quăng, ...

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 40 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể nước tĩnh trồng nhiều cây thủy sinh và thực vật nổi. Cá hiền, thích hợp bể nuôi chung. Tuy nhiên cá đực có thể gây hấn và đánh nhau trong môi trường chật hẹp hoặc khi đến giai đoạn phát dục.
Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, chịu được môi trường chật và nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ
Thức ăn: Cá ăn phiêu sinh động vật, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, cung quăng, ...

-st-
Read more…

Cá Ali Trắng

22:13 |
Cá ali trắng có màu trắng như tuyết, là dòng cá ali albino mắt đỏ có nét đẹp tinh tế. Màu trắng tuyết của cá ali tạo nên điểm đặc trưng riêng độc đáo.

1. Giới thiệu thông tin về loài cá ali trắng - Pindani

-Tên khoa học: Pseudotropheus socolofi Johnson, 1974

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
Tên đồng danh: Haplochromis ahli Trewavas, 1935; Cyrtocara ahli (Trewavas, 1935)
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ cuối thập niên 90, trung bình 500 – 1000 con/năm giai đoạn 2000 – 2004. Cá đã sản xuất giống trong nước từ năm 2004, tập trung ở Biên Hòa.

- Tên tiếng Anh: Pindani

- Tên tiếng Việt: Cá Ali trắng; Cá Tuyết điêu

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa


Cá Ali Trắng


2. Đặc điểm sinh học cá ali trắng

- Phân bố: Châu Phi( hồ Malawi và Mozambique)

- Chiều dài cá (cm): 20

- Nhiệt độ nước (C): 24 – 28

- Độ cứng nước (dH): 10 – 25

- Độ pH: 7,6 – 8,8

- Tính ăn: Ăn động vật

- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Giữa – đáy
Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái đẻ trứng lên giá thể cứng trong bể, cá đực thụ tinh ngoài, sau đó cá cái gắp trứng lên miệng để ấp. Thời gian cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 tuần.

Cá Ali Trắng


3. Kỹ thuật nuôi cá ali trắng

- Thể tích bể nuôi (L): 250 (L)

-Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Ít

- Yêu cầu sục khí: Trung bình

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 120 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nhiều hang hốc đá với nền đáy cát. Bể có không gian rộng rãi cho cá di chuyển. Không nên thả nhiều cá đực trong bể chật để tránh cá gây hấn. Bể nuôi chung các dạng Cá ali xanh, vàng, cam, trắng ... gây liên tưởng đến bể cá cảnh biển do cá có màu sắc đẹp và dáng bơi rất đằm.
Chăm sóc: Cá lên màu đẹp trong môi trường nước cứng và pH kiềm. Có thể trải một lớp đá san hô trên bể để giữ môi trường phù hợp cho cá.
Thức ăn: Cá ăn động vật. Thức ăn bao gồm cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, thức ăn viên...

-st-
Read more…

Cá Vàng

13:30 |
Cá vàng còn gọi là cá tàu, cá ba đuôi, cá bốn đuôi là 1 trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, với nhiều màu sắc và chủng loại. Cá vàng là loài cá dễ nuôi thích hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Hầu hết những ai chơi cá cảnh đều đã từng trải qua thời kỳ nuôi cá vàng.

1. Giới thiệu thông tin về cá vàng
- Tên khoa học: Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Carassius auratus (Linnaeus, 1758); Carassius carassius auratus (Linnaeus, 1758); Cyprinus auratus Linnaeus, 1758
Tên tiếng Anh khác: Grucian carp; Gibel carp
Nguồn gốc: Cá nhập nội khoảng thập niên 40 và tiếp tục nhập thường xuyên sau đó các kiểu hình lai tạo mới. Cá sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 50, bắt đầu từ cá ba đuôi thường.

- Tên Tiếng Anh: Goldfish; Golden carp

- Tên Tiếng Việt: Cá Vàng; Cá Tàu; Cá Ba đuôi

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

Hình ảnh cá vàng
Cá Vàng Ngọc trai


2. Đặc điểm sinh học cá vàng
- Phân bố:Trung Quốc

- Chiều dài cá (cm):10 – 30

- Nhiệt độ nước (C):19 – 28

- Độ cứng nước (dH):10 – 15

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Cá vàng là dạng đột biến của cá diếc bạc xuất hiện ở Trung Quốc từ hơn 800 năm trước, sau đó du nhập vào Nhật khoảng hơn 400 năm trước. Đa số các kiểu hình cá vàng hiện nay là do sản xuất nhân tạo và không hiện diện trong môi trường tự nhiên.
Tầng nước ở: mọi tầng nước.
Sinh sản: Cá thành thục sau 1 năm tuổi, khi đó nhận biết cá đực qua các nốt sần trên nắp mang, thân và vây ngực, còn cá cái có bụng to, lỗ sinh dục lồi ra màu đỏ hồng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể mềm (rễ lục bình, rong thủy sinh ...) thụ tinh ngoài. Vớt trứng hoặc vớt cá bố mẹ ra để ấp riêng trứng, trứng nở sau 40 - 60 giờ ở nhiệt độ 28 - 300C. Sau khi nở 2 - 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn moina.

Cá Vàng


3. Kỹ thuật nuôi cá vàng
- Thể tích bể nuôi (L):250 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 - 120 cm.
Thiết kế bể: cá vàng có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Cá có tính khí thân thiện, thích hợp với bể nuôi chung. Bể cá trải sỏi, với vài vật trang trí và cây thủy sinh (cây thật hoặc bằng nhựa) tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất.
Chăm sóc: cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm sạch bể và ổn định chất lượng nước.
Thức ăn: cá ăn tạp từ trùn chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)... Bên cạnh mồi sống, cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho cá.


4. Thị trường mua bán cá vàng
- Giá trung bình (VND/con): 10000

- Giá bán min - max (VND/con): 5000 - lên đến vài trăn nghìn

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Nhiều

-st-
Read more…

Cá Neon Hoàng Đế

13:14 |
Cá neon hoàng đế hay còn gọi là cá tetra hoàng đế - Nematobrycon palmeri là loài cá được tìm thấy ở các suối và sông ở phía tây Colombia bao gồm sông Atrata và sông San Juan.

Cá Neon Hoàng Đế


Cá neon hoàng đế được nuôi làm cá cảnh có thân dài đến 7,5 cm. Nó ưa thích độ pH 5.5 - 7.5 và độ cứng 50–100 mg/l và nhiệt độ 23-27 C. Nó không bơi thành bầy như các loài khác trong họ. Loài cá này là loài ăn tạp, ăn cả thực vật và động vật.

Cá neon hoàng đế có nhiều loại, sau đây là 1 vài hình ảnh các loại phổ biến

Cá Neon Hoàng Đế

Cá Neon Hoàng Đế

Cá Neon Hoàng Đế


-st-
Read more…

Cá trái tim đỏ

11:59 |
Cá trái tim đỏ có tên tiếng anh là Bleeding heart tetra, chúng hình dáng giống cá hồng kỳ, hắc kỳ. Xuất sứ ở Amazon - Brazil. Trên nền màu phớt hồng của chúng có một điểm nằm ở vây có màu đỏ, nhìn tựa như một trái tim bé nhỏ hiện lên khiến chúng thật đặc biệt so với những loài cá Tetra cùng họ.

Nguồn gốc cá trái tim đỏ
Những chú cá này có nguồn gốc từ những con sông lớn ở Peru và những đầm lầy thông với sông Amazon có nhiều lũa và thực vật thuỷ sinh, nước ở những nơi mà chúng sinh sống trong đến độ có thể nhìn thấy cả ở dưới đáy. Vào mùa mưa, chúng thường tụ tập thành bầy để tiến hành quá trình sinh sản. Vào mùa này, việc bắt chúng rất dễ dàng vì chúng hay tụ tập thành một bầy gồm vài chục con ở những đầm lầy nhỏ. Loài cá này được mọi người biết đến vào khoảng thập niên 30-50, khi đó , chúng và cá Neon là hai loài Tetra khá phổ biến lúc bấy giờ.

Cá trái tim đỏ


Đặc điểm cá trái tim đỏ
Bleeding Heart Tetra có hình dáng khá giống cá Hồng Nhung - Hyponssobrycon Callistus, chúng có thân mình thon và có màu màu phớt hồng khá là bắt mắt. Từ cuống đuôi của chúng có một đường thẳng màu hồng đậm kéo tới "trái tim"-thực chất là một đốm nhỏ màu đỏ có hình dáng giống trái tim. Đuôi của loài này có màu trong suốt. Vây lưng và vây chậu của chúng dài hơn vây của Hồng Nhung, vây chậu có màu trắng viền đen (có một vài con không có viền), vây lưng có màu đỏ, ở chóp vây có một mảng màu đen, nếu cá nuôi lâu năm trong môi trường tốt, vây của chúng sẽ dài gần gấp đuôi vây cũ. Tuy hình dáng dễ thương, xinh đẹp của chúng nhưng vẫn có một đặc điểm khá khó chịu là: Khi trưởng thành , nó có thể dài tới 12 cm, khi đó nó sẽ làm xấu bố cục hồ nhỏ nhưng lại rất đẹp nếu bơi thành đàn trong hồ 2m trở lên.

Môi trường nuôi cá trái tim đỏ
Hồ nuôi Bleeding Heart Tetra cà phải có dung tích ít nhất là 100l với chiều sâu của hồ là 40cm trở lên. Hồ nuôi loài này nên có độ pH từ 6,5 - 6,8, nhiệt độ từ 26 đến 28oC và nước phải mềm. Trong hồ nên để nhiều cây lũa và trồng nhiều cây thuỷ sinh tạo thành bụi có bóng râm, trong hồ nên thả thêm vài chiếc lá bàng để căn bằng độ sinh thái của nước,vào mùa hè đèn bật 15/24 còn mùa mưa bật đèn ít hơn một chút.

Cá trái tim đỏ


Thức ăn cho cá trái tim đỏ
Loài cá này rất thích ăn trùn đông lạnh, thỉnh thoảng cũng nên cho chúng ăn một ít thịt tôm băm nhuyễn để chúng lên màu. Buổi sáng nên cho ăn lúc

Tập tính của cá trái tim đỏ
Đây là một loài cá hiền lành, chúng hay bơi theo đàn ở tầng giữa. Khi nuôi loài này, bạn nên mua từ 6 con trở lên, đây là cá khá nhút nhát nên việc tạo cho chúng những nơi ẩn nắp bằng cây thuỷ sinh và lũa sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn, có thể nuôi chúng chung với các loài cá nuôi trong bể thủy sinh.

-st-
Read more…

Cá Kim Thơm

11:08 |
Cá kim thơm có tên khoa học là Cichlasoma severum là dòng cá Cichlid nhiệt đới có nguồn gốc từ Amazon Nam Mỹ.

Cá Kim Thơm


Cá kim thơm là loài cá cảnh ăn tạp, chúng có thể ăn các loài cá nhỏ vừa miệng chúng. Trong giai đoạn sinh sản chúng trở nên hung hăng để bảo vệ hàng trăm trứng của chúng. Chúng đẻ trứng trên giá thể nằm ngang chứ không phải thẳng đứng như cá dĩa hay ông tiên. Có thể đặt tảng đá phẳng, cho chúng đẻ trứng.

Cá cha mẹ rất cận thận chăm sóc trứng, những trứng nào hư, cá con chết sẽ được chúng ăn để dọn dẹp sạch.

Cá kim thơm khỏe mạnh và đòi hỏi hồ nuôi có kích thước lớn kết hợp bộ lọc nước mạnh. Bản tính cá kim thơm khá nhút nhát vì thế trong bể nên trang trí các hốc đá, gỗ lủa cho chúng ẩn nấp.

Trên thị trường không được bán phổ biến loại cá này cho lắm, giá chúng khoảng vài chục ngàn/con cho đến vài trăm ngàn.

Kích thước tối đa: 15 - 20cm
PH: 6 - 6.5
DH: 2 - 6

-st-
Read more…

Cá Vòi Voi

09:42 |
Cá vòi voi còn gọi là cá mũi voi thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, cá vòi voi thích sục mũi xuống nền đáy tìm thức ăn nên bể cần phủ cát, bùn đất hoặc trải sỏi tròn không có góc cạnh.Cá hoạt động và ăn chủ yếu vào ban đêm. Cho cá ăn thức ăn vừa cỡ miệng, thả xuống nền đáy gần nơi cá trú ẩn vào ban đêm.

1. Giới thiệu thông tin cá vòi voi
- Tên khoa học:Gnathonemus petersii (Günther, 1862)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Osteoglossiformes (bộ cá thát lát)
Họ: Mormyridae (họ cá vòi voi)
Tên đồng danh: Mormyrus petersii Günther, 1862; Gnathonemus brevicaudatus Pellegrin, 1919; Gnathonemus histrio Fowler, 1936
Tên tiếng Việt khác: Cá Mũi voi
Tên tiếng Anh khác: Elephant fish; Ubangi mormyrid
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 90

- Tên Tiếng Anh:Elephantnose fish

- Tên Tiếng Việt: Cá Vòi voi

- Nguồn cá:Ngoại nhập

Hình ảnh cá vòi voi
Cá Vòi Voi


2. Đặc điểm sinh học cá vòi voi
- Phân bố:Châu Phi …

- Chiều dài cá (cm):35

- Nhiệt độ nước (C):24 – 28

- Độ cứng nước (dH):5 – 15

- Độ pH:6,0 – 7,5

- Tính ăn:Ăn động vật

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Phân bố rộng rãi ở hơn 10 quốc gia châu Phi
Tầng nước ở: Cá vòi voi là loài cá sống ở tầng đáy
Sinh sản: Cá chưa sinh sản nhân tạo, chưa có thông tin đặc điểm sinh sản, nguồn giống hiện chủ yếu vớt từ tự nhiên ở châu Phi

3. Kỹ thuật nuôi cá vòi voi
- Thể tích bể nuôi (L):220 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Yếu

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Nhiều

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong hồ rong với ánh sáng yếu, nhiều cây thủy sinh làm nơi trú ẩn. Bể cần có nắp đậy vì cá hay nhảy. Cá thích sục mũi xuống nền đáy tìm thức ăn nên bể cần phủ cát, bùn đất hoặc trải sỏi tròn không có góc cạnh. Cá nên nuôi thành đàn khoảng 4 – 5 con.
Chăm sóc: Như các loài cá không có vảy khác, cá nhạy cảm với các loại thuốc chữa bệnh, muối ăn, hóa chất hay chlorin trong nước máy. Để nuôi dưỡng thành công loài cá này cần quản lý tốt môi trường nuôi và phòng bệnh hiệu quả.
Thức ăn: Cá ăn côn trùng và các loại trùn dưới nền đáy, có thể ăn thức ăn đông lạnh. Cá hoạt động và ăn chủ yếu vào ban đêm. Cho cá ăn thức ăn vừa cỡ miệng, thả xuống nền đáy gần nơi cá trú ẩn vào ban đêm.

Cá Vòi Voi


4. Thị trường mua bán, giá bán cá vòi voi
- Giá trung bình (VND/con): 350.000

- Giá bán min - max (VND/con): 150.000 - 500.000

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Ít
Read more…

Cá Phi Đao

09:35 |
+Tên khoa học: Gymnarchus Niloticus (Cuvior,1829)
+Tên tiếng anh: Aba Aba knife fish
+Họ: Chymnarchidae
+Bộ: Osteoglossiformes

Cá phi đao


+Đặc điểm:
Cá phi đao có 1 cơ thể dài và mảnh,không có vây đuôi,vây chậu,và vây hậu môn.Vây lưng kéo dài,chạy dọc theo lưng về phía chiếc đuôi không vây,tù và là nguồn chính tạo ra lực đẩy.Nó có thể đạt chiều dài 1m67.
Cá phi đao sống về đêm và thị lực kém.Thay vào đó,nó sử dụng một lực điện trường yếu để định hướng và săn cả nhỏ tương tự như cá vòi voi.Cũng như cá vòi voi,nó sở hữu một bộ não lớn bất thường,được cho là diễn giải các tín hiệu điện.Cá đẻ trứng trong các tổ trôi nổi và bảo vệ cá con.Là một loài cá có thân hình độc đáo,khá giống cá lông gà,có thể nuôi làm cảnh.

Cá phi đao


+Ph: 6,5-8,0
+DH: 10-25
+Nhiệt độ: 23 -28 độ c
+Phân bố: Châu phi,sông Nil,hồ rudolf...

Một con cá phi đao albino.

Read more…