Kỹ thuật trồng hoa Hướng Dương

21:14 |
Hoa hướng dương (Pelargonium hortorum Balley) thuộc cây thân cỏ sống nhiều năm. Mùa hoa dài, có thể ra hoa mùa hè, tháng 10 đến tháng 4 - 5 năm sau cũng có thể ra hoa.

hoa hướng dương

1. Tổng quan - Hướng dương ưa ấm, đất tơi xốp sợ ngập úng, nhiệt độ cao cây mọc kém, cây ngủ nghỉ. Cây hướng dương có thể trồng chậu, đất chậu thường dùng là đất lá rụng trộn với đất cát, thêm một ít bột xương. Mỗi năm thay chậu 1 lần vào tháng 8 - 9. Trước lúc thay chậu cần tỉa thưa, chỉnh hình, cắt bớt rễ. Hàng năm vào tháng 4 đem cây ra ngoài nơi thoáng gió. Để cho cây không ngừng ra hoa tăng cường tưới phân loãng, 10 ngày tưới 1 lần. Tưới nước bình thường không nên tưới nhiều nước. Đến mùa hè nóng cây bước vào ngủ nghỉ, nên đưa cây vào nhà bệ cây. Mùa thu là mùa ra hoa cần kết hợp tưới nước bón ít phân loãng.[​IMG] - Sau mùa hoa cần tỉa cành, xúc tiến phân nhánh. Cây hướng dương mọc nhanh hàng năm đề phải tỉa cành, mỗi năm 3 lần: mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Căn cứ vào sinh trưởng của cây cần để cây có 3 - 5 cành chính, các cành dài cũng phải được tỉa bớt. Cây hướng dương mọc được 1 năm chỉ cần cắt ngắn ít cành. Sau khi tỉa cành thường đòi hỏi một thời gian hồi phục, nên sau đó nửa tháng phải bón thúc phân, cho cây không. Ngưng ra chồi nở hoa. Để tránh cây mọc quá cao, cần phải hái ngọn, cho mọc nhánh bên và nhiều hoa.
- Nhân giống cây hoa hướng dương thông thường dùng phương pháp giâm cành. Giâm cành vào mùa xuân tỷ lệ sống cao hơn mùa thu. Cánh làm cụ thể là: Cắt đầu cành có chồi đỉnh 6 - 8cm, cắt các đốt phía dưới, cắt bỏ lá gốc, sau khi vết cắt khô, cắm vào chậu cát hoặc sỏi, sâu 1/8 - 1/2 cành giâm, rồi tưới nước đẫm. Sau đó 2 ngày tưới 1 lần, để ở nhiệt độ 18 - 20 độ C. Sau 20 ngày mọc rễ và chờ khi cây con cao 2 - 3cm là đưa vào chậu, chậu để nơi râm, khi cây mọc chồi mới có thể chuyển vào nơi quản lý bình thường.

2. Kỹ thuật trồng hoa hướng dương - Chọn giống hoa: Chọn một giống hoa hướng dương tùy thuộc vào việc bạn muốn trồng những cây hướng dương lớn, khoảng 3m, loại trung bình từ 1,8m đến 3m hay các luống hướng dương loại nhỏ.
- Điều kiện thời tiết: Hãy quan sát điều kiện thời tiết để chắc chắn rằng mùa sương giá đã qua. Lúc đó bạn có thể yên tâm gieo những hạt hướng dương.
- Xuống giống: Gieo hạt trong những lỗ sâu khoảng 2,5cm, cách nhau khoảng 12 - 18 cm. khoảng cách giữa các luống là khoảng 90cm cho những cây hướng dương lớn, 60cm cho những cây cỡ trung bình và 30 cm cho những cây cỡ nhỏ. Trồng một loạt hoa hướng dương hay trồng xem kẽ giữa những giàn nho sẽ tạo nên cảnh quan đầy màu sắc cho khu vườn của bạn.
- Chăm sóc: Bắt các loại sâu bệnh như sâu bướm và mọt trong suốt quá trình phát triển của cây, đồng thời ngắt những lá úa. Hoa hướng dương rất dễ trồng và cần ít thời gian chăm sóc nên đây là loại cây thường được dùng để giúp trẻ làm quen với công việc làm vườn.
- Một số lưu ý: + Kích thích sự phát triển tối đa của hướng dương bằng cách giữ ẩm đất và bón phân hai tuần một lần. + Khi cây bắt đầu lớn, hãy cắm cọc để giữ cho cây thẳng đứng và sau 70 - 90 ngày bạn sẽ có được một khu vườn rực rỡ cùng những hạt hướng dương chắc mẩy để chia sẻ với chim, sóc và bạn bè của mình.

-st-
Read more…

Cách trồng và chăm sóc cây Cẩm Cù

21:04 |
Cẩm cù là 1 loại cây có tên khoa học là hoya.
Đặc điểm chung phổ biến nhất của loại cây này là lá dày, mọc đối, hoa có cánh hoa và nhụy hoa khi nở có 5 cánh cân xứng giống như hình 1 ngôi sao và hoa thường nở thành từng chùm.
Trong tự nhiên chúng thường mọc bám vào các thân cây hoặc vách núi đá.
Chúng tượng trưng cho những ngôi sao trên bầu trời.

hoa cẩm cù

Cây cẩm cù rất dễ chăm sóc tuy nhiên cũng cần có trồng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa thường xuyên hơn.
Điều kiện thích hợp nhất để cây phát triển.
Ánh sáng : 40 - 60 %
Độ ẩm : cao ( giá thể ẩm nhưng không ướt )
Dinh dưỡng: Tưới bổ sung B1 pha loãng hoặc nước vo gạo
Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể sử dụng nhiều loại khác nhau,
Mụn dừa: 50
Trấu hun hoặc tro: 20
Trấu tươi: 20
Phân bò khô: 10
Hoặc nếu không có trấu tưới và phân bò có thể sử dụng công thức trộn giá thể sau
Mụn dừa: 60
Trấu hun hoặc tro bếp: 40

lan cam cu

Cẩm cù có rất nhiều loại khác nhau vì vậy cần thay đổi riêng với từng loại.

-st-
Read more…

5 loại cây xanh nên trồng để làm sạch không khí trong nhà

20:55 |
Ngoài mục đích trang trí, giúp không gian trở nên tươi tắn thì một số loại cây xanh còn có tác dụng lọc và làm sạch không khí vô cùng hiệu quả.
Cây xanh không chỉ giúp không gian sống của bạn thêm tươi tắn mềm mại mà còn có thể lọc và làm sạch bầu không khí trong ngôi nhà. Dưới đây là những loại cây vừa đẹp, vừa có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà rất hữu hiệu.

1. Cây thường xuân (Hedera helix)

Cây thường xuân là loại cây được các nhà khoa học NASA liệt vào danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất. Loại cây này rất hiệu quả trong việc hấp thụ khí độc mà lại dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Sự mảnh mai mềm mại của loại cây thường xuân rất phù hợp để trang trí nhà.

Cây Thường Xuân


2. Cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ cũng là một loại cây xanh bạn nên xem xét trồng trong nhà bởi loại cây này không đòi hỏi nhiều công chăm sóc lại có tác dụng lọc khí rất tốt. Nó hấp thụ carbon dioxide và nhả oxy vào ban đêm, trái ngược với quá trình hô hấp thông thường. Cây cần ít ánh sáng, nước và phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà. Thêm vào đó kiểu lá đơn, cứng của loại cây này tượng trưng cho sự mạnh mẽ, rất ấn tượng.

Cây lưỡi hổ


3. Cây lục thảo (Chlorophytum comosum)

Cây lục thảo là một trong những cây trồng trong nhà vô cùng phổ biến và cũng là một trong những loại cây có tác dụng lọc không khí rất tốt, đặc biệt với các chất ô nhiễm như benzene, carbon monoxide và xylen - vốn là các chất sử dụng trong sản xuất đồ da, cao su và in ấn. Cây lục thảo xinh xắn, dễ trồng, mọc nhanh, phù hợp để bày ở cửa sổ hay bàn nước.

Cây lục thảo


4. Cây lô hội (Aloe Vera)

Cây lô hội

Cây lô hội thường được biết đến với hiệu quả làm đẹp và đặc tính chữa bệnh. Ngoài ra nó còn có một công năng khác mà ít người biết đến hơn, đó là có thể giúp làm trong lành bầu không khí vốn bị ô nhiễm. Hơn thế, cây lô hội còn giúp bạn nhận biết mức độ ô nhiễm trong không khí, cụ thế khi những đốm nâu xuất hiện trên lá là thời điểm mức độ hóa chất độc hại trong môi trường đã trở nên quá mức.


5. Cây cọ cảnh (Rhapis excelsa)

Cây cọ cảnh

Dễ trồng và rất duyên dáng, cây cọ cảnh là một “bộ máy” lọc amoniac - một thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm siêu tốt. Loại cây này rất dễ trồng nhưng hơi khó tạo dáng cho thật đẹp. Tuy nhiên khi cây cọ cảnh có “dáng vẻ” ưng ý thì đây đây sẽ trở thành một món trang trí thường xuyên cho ngôi nhà của bạn.

-st-
Read more…

Cây Thốt Nốt

20:44 |
Chi Thốt Nốt có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới châu Phi như Ethiopia, Niger, Nigeria, miền bắc Togo, Senegal v.v, Nam Á và New Guinea.

Cây Thốt Nốt
Cây Thốt Nốt

Chúng là các loại cây thân cau / dừa cao thẳng đứng, có thể cao tới 30 m. Lá dài, hình chân vịt, dài 2 – 3 m. Các lá chét dài 0,6-1,2 m. Cuống lá (mo) mở rộng. Hoa nhỏ, mọc thành cụm dày dặc, thuộc loại đơn tính khác gốc. Hoa đực nhỏ, có 3 lá đài, 3 cánh rời xếp lợp, 6 nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa cái to, gốc có lá bắc, đài và tràng rời, bầu hình cầu, có 3 - 4 ô, 3 đầu nhị cong. Quả lớn màu nâu hoặc nâu hạt dẻ hình dạng hơi tròn với 3 hạch, hạt thuôn chia 3 chùy ở đỉnh. Tại Việt Nam mọc và được trồng ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Đây là loài cây biểu tượng không chính thức của Campuchia.

Trồng và sử dụng :

Các loài thốt nốt có tầm quan trọng kinh tế đáng kể và được trồng rộng rãi trong các khu vực nhiệt đới.

Cây thốt nốt là một trong những cây có tầm quan trọng nhất của Ấn Độ từ rất lâu, tại đây người ta sử dụng thốt nốt theo trên 800 kiểu khác nhau. Lá của nó được dùng làm mái che, thảm, giỏ, quạt, mũ, ô dù, cũng như làm vật liệu như giấy để viết.

Các lá với kích thước, hình dạng và kết cấu phù hợp, không quá già không quá non được chọn. Sau đó đem luộc với nước muối và bột nghệ. Đây là công đoạn bảo quản. Các lá này sau đó được sấy khô. Khi chúng đủ khô, mặt lá được đánh bóng bằng đá bọt và cắt ra theo các kích cỡ thích hợp. Tại một góc người ta đục lỗ. Từ mỗi lá có thể làm ra 4 trang. Việc viết trên loại "giấy" này cần dùng bút châm. Lối viết là dạng chữ thảo và nối liền với nhau. Các lá sau đó được buộc lại với nhau thành các thếp.

Các cuống (bẹ) lá cũng có thể dùng làm hàng rào và có thể lấy ra sợi rắn chắc phù hợp cho việc làm thừng, chão hay chổi. Gỗ màu đen là loại gỗ cứng, nặng và bền, có giá trị trong xây dựng.

Từ cây này người ta cũng tạo ra nhiều loại thức ăn. Các cây non được đem nấu nướng như là một loại rau hoặc nghiền, giã hay nướng để làm thức ăn.

Quả được ăn dưới dạng tươi hay nướng, người ta còn ăn cả các hạt non tựa như thạch. Dịch ngọt có thể thu được từ các bông mo non (kể cả hoa đực lẫn hoa cái). Nó được dùng lên men để làm một loại đồ uống, gọi là rượu arac, hoặc được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt. Tại Indonesia người ta gọi nó là Gula Java (đường Java) và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của người dân Java. Ngoài ra, nhựa từ thân cây cũng được dùng làm một loại thuốc nhuận tràng. Các giá trị y học cũng đã được quy cho các phần khác của cây.

Cây Thốt nốt - nét đặc trưng văn hóa của đồng bào  Khơ-me Nam bộ :

Cây thốt nốt là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khơ-me Nam bộ, và cũng là cây đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí nầy.

Cây thốt nốt trông xa tựa cây dừa, nhưng thân cây to và cao, lá xòe tán rộng như lá cọ. Mùa vụ thốt nốt bắt đầu khoảng từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Trái thốt nốt kết thành từng chùm, trái to tròn cỡ trái dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột trái có những ngăn múi (khoảng 4 – 5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dầy màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước nhưng thơm ngon hơn. Đây là thức uống giải nhiệt ngày hè rất tuyệt vời! Chỉ cần cho cơm thốt nốt vào ly, thêm một muỗng đường và vài cục nước đá là ta có thể thưởng thức ngay hương vị đặc trưng của loại trái cây độc đáo khó quên nơi miền biên ải Tây nam của tổ quốc.

Lựa mua trái thốt nốt, du khách chú ý nhìn cái cuống còn tươi (không bị khô), trái đều đặn không bị móp, giập, và dùng tay búng vào vỏ trái để biết trái già hoặc non. Trái già cơm cứng, có vị lạt. Trái vừa ăn, cơm mềm, bên trong có một ít nước hơi ngọt, có vị beo béo và mùi thơm thoảng, rất ngon. Nhưng để chắc ăn và tránh việc mang xách nặng nề, nên mua phần cơm thốt nốt do người bán tách sẵn, tuy giá có cao đôi chút, nhưng phải dè chừng kẻo mua hàng cũ, có mùi ôi (chua) không đạt chất lượng.

Quả thốt nốt
Quả thốt nốt to bằng quả dừa xiêm.

Đặc sản từ cây thốt nốt rất phong phú. Ngoài cơm trái, còn có nước thốt nốt tươi (hoặc lên men) giải khát, đường thốt nốt, chè đậu xanh thốt nốt, và bánh thốt nốt nữa...

Để có được thành phẩm đường thốt nốt bán ra thị trường, người dân phải tốn rất nhiều công sức. Khi trời tờ mờ sáng phải mang thùng nhựa leo lên ngọn cây thốt nốt, cắt đầu cuống bông và treo thùng vào đó để hứng nước rỉ ra từ cuống (cây sung sức có thể cho 30 lít/ngày). Chiều đến leo lên đem thùng nước thốt nốt xuống đổ vào chảo nấu ngay trong ngày (tránh bị chua) cho đến khi nước thốt nốt keo lại đổ vào khuôn bằng ống tre để nguội. Sau đó, cắt thành từng miếng, và dùng lá thốt nốt khô gói lại từng cây trông giống như đòn bánh tét.

Bình quân 4 lít nước thốt nốt cho ra 1 kg đường. Đây là loại đường miếng tròn, màu vàng nhạt, có vị ngọt dịu, beo béo, thơm ngon, dùng để nấu chè hay làm bánh rất tuyệt! Và, món chè đậu xanh thốt nốt là một trong những “món chè đặc trưng”, gây ấn tượng nhiều trong lòng du khách vì ngon và lạ.

Làm món chè đậu xanh thốt nốt tương đối đơn giản (tương tự như chè đậu xanh nha đam). Chỉ cần cho đậu xanh đãi vỏ vào nồi nấu mềm, thêm vài tán đường đường thốt nốt vào vừa khẩu vị. Sau cùng, cho cơm thốt nốt, nấu mềm. Nhớ làm thêm chén nước cốt dừa đậm đặc nữa. Khi múc chè ra chén ăn, chan nước cốt dừa lên là xong.

Sẽ là thiếu sót lớn khi đến đây mà không thưởng thức món bánh gói thốt nốt, và bánh bò thốt nốt. Nguyên liệu chính để làm món bánh thốt nốt là: bột gạo + đường thốt nốt + nước cốt dừa + đậu xanh đãi vỏ nấu chín tán nhuyễn + bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung vào bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng.

Gạo phải chọn loại gạo lúa mùa ngon (thường là gạo cũ) ngâm nước lạnh khoảng 2 tiếng, xay thành bột. Cho tất cả nguyên liệu (bột gạo + đường thốt nốt + ít muối + nước cốt dừa + bột vỏ trái thốt nốt), trừ (cơm dừa + đậu xanh) cho vừa khẩu vị vào nồi nấu với ngọn lửa liu riu và dùng vá khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột hơi sền sệt (chưa chín hẳn), nhắc xuống. Dùng muỗng múc từng cục bột (cỡ nắm tay) đặt lên lá chuối tươi, lấy tay ép nhẹ bột xuống thành miếng mỏng tròn, dẹp rồi cho đậu xanh nấu chín, dừa xắt sợi vào giữa và gói bánh lại thành hình chữ nhật (như bánh gói) hay hình tháp (như bánh ít) tùy ý.

Khi bánh gói xong cho tất cả vào xửng hấp chừng vài tiếng là bánh chín. Lột phần lá chuối bên ngoài chiếc bánh gói thốt nốt, nhìn bột bánh màu vàng sáp cùng với "mùi thơm đặc trưng" của thốt nốt, của đậu xanh khiến khách nhàn du khó lòng cưỡng được cơn thèm phải thưởng thức ngay tại chỗ.

Bánh bò Thốt Nốt
Bánh bò thốt nốt.

Còn món bánh bò thốt nốt, nguyên liệu chính cũng tương tự như trên (không có cơm dừa xắt sợi + đậu xanh nấu chín), nhưng đặc biệt bột phải ủ qua đêm, và trong hỗn hợp bột phải có thêm một ít nước cơm rượu để bột dậy (bánh chín xốp có rễ tre mới ngon). Sau đó, dùng vá đổ bánh vào khuôn (hình dáng tròn, vuông tùy thích) cho vào xửng hấp chín.. Bánh bò thốt nốt mềm, xốp, ngọt, thơm ngon, rất quyến rũ.

-st-
Read more…

Cây thiên tuế

15:14 |
Thiên tuế hay tuế lược, có tên khoa học là Cycas pectinata, là loài thực vật phân bố ở đông bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, bắc Myanma, Hoa Nam, bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây là loài thứ tư của chi Cycasđược đặt tên khoa học với mô tả lần đầu năm 1826. Thiên tuế cao đến 12 m với tán rộng.

Cây thiên tuế
Cây thiên tuế

Thiên tuế là cây sống lâu năm có thân hình trụ, ít chia nhánh. Lá mọc thành vòng, dày đặc ở đỉnh thân. Lá dài hình lông chim, cuống có gai, lá nhỏ thuôn về phía gốc và đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng màu xanh đậm, cứng, đầu có gai nhọn.

Cây thiên tuế có tốc độ sinh trưởng chậm. Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Cây chịu ẩm ướt, nên tưới cây ngày 2 lần. Nhân giống từ hạt hoặc tách cây con.

Cây thiên tuế có hình dáng đẹp mắt, là cây sân vườn được trồng làm cảnh trong vườn hoặc trồng chậu làm cây nội thất để trang trí nội thất, trang trí sảnh… Cây thiên tuế còn được ưa thích làm cây bonsai.

Cây thiên tuế có nhiều loại như: Cây Sơn tuế (Thiên tuế biển) Cycas circinalis Linn, Cây Sơn tuế đỏ (Sơn tuế Xiêm) Cycas siamensis Miq, Thiên tuế Cycas pectinata Griff., Thiên tuế Bắc Cycas bellifonti (Lindl & Rod), Cây Thiên tuế uốn (C. Vạn tuế) Cycas revoluta Thunb.,Vạn tuế Trung (Vạn tuế chim) Cycas immersa Craib, Vạn tuế Nam (Sam tuế) Cycas micholitzii Dyer, Thiên tuế củ tròn Ceratozamia spirralis…

-st-
Read more…

Cây Tầm Bì Lùn

15:04 |
Cây tầm bì lùn có tên khoa học Fraxinus Ornus, là loài cây nhỏ, hay thường khi hơn là cây bụi, có xuất xứ ở miền Nam Châu Âu và Tiểu á. Vỏ cây có màu xám nhạt lá dạng rụng thay lá, đối mặt, và có hình cặp đôi với lá giữa ở đầu chót. Hoa màu trắng tỏa mùi thơm được kết thành nhánh ở chót cành.

Cây Tầm Bì Lùn
Cây Tầm Bì Lùn

Cách chăm sóc cây tầm bì lùn :
- Thay chậu : Cách 2 - 3 năm thay 1 lần vào mùa thu hay đầu mùa xuân, với hỗn chất gồm 60% đất, 20% than bùn, và 20% cát to.
- Bón phân : Cách 20 - 30 ngày bón phân một lần từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng một khoảng thời gian vào giữa mùa hè.

Lưu ý : Tầm bì lùn là loại cây có khả năng phục hồi nhanh, dễ bắt rễ thậm chí khi bị xén tỉa nhiều. Phơi cây dưới ánh nắng để có được lá nhỏ hơn và các đốt xen kẽ ngắn hơn, nhưng không để cho đất bị khô ráo hoàn toàn.

-st-
Read more…

Cây Tre Vàng Sọc

09:47 |
Cây tre vàng sọc : Cây bụi cao 6 – 12m, có đốt cách đều, lóng có vách dày. Thân, cành đều vàng tươi, có sọc xanh theo nhánh, lóng dài 20 – 30cm, vòng mo rõ, vòng rễ hơi gồ lên, gốc có nhiều rễ nổi. Thường mỗi đốt, nảy ra 3 cành chính, cành giữa thường lớn và dài hơn cả. Mo phủ đầy lông, lá mo hình tam giác có gân song song nổi rõ. Lá thuôn hình giáo, cuống ngắn, gốc tròn.

Cây tre vàng sọc
Cây tre vàng sọc

Cây tre vàng sọc có cụm hoa dạng chùm rộng. Bông nhỏ dẹt nhọn, xếp 2 chiếc một chỗ. Trồng bằng tách cây con từ măng, lấy các thân già có mắt ngủ nhúng bùn rồi trồng.

Cây có dáng đẹp, làm cây cảnh rất đẹp. Cây mọc khỏe và thích hợp với khí hậu mát ẩm, cây cũng được trồng trong chậu.

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng, nhu cầu nước trung bình, nhân giống từ tách bụi.

Cây có tuổi thọ cao, dễ chăm sóc.

Hiện nay cây tre vàng là cây nguyên liệu để thiết kế cho những khu du lịch mang tính đồng quê.

Cây tre vàng sọc thích hợp dùng làm cảnh, thân thẳng, đa thân, có màu vàng hấp dẫn xen lẫn sọc xanh một cách rất hài hòa và tự nhiên, cây có thể dùng làm hàng rào, ngoài ra còn được trồng trong chậu dùng làm cây cảnh trong nhà hàng khách sạn.

-st-
Read more…

Cây dâu da

09:41 |
Cây dâu da thuộc chi thực vật Dâu Da, chi Dâu da (danh pháp khoa học: Baccaurea) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Phyllanthaceae. Chi này bao gồm hơn 100 loài, phân bố từ Indonesia cho đến phía Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, dâu da thường được trồng làm cây ăn quả. Dâu da có quả cỡ nhỏ, khi chín có màu vàng hoặc đỏ ( tùy theo loại cây quả vàng hoặc cây quả đỏ ), quả có vị ngọt và chua.

Dâu da đất
Dâu da đất ( cách gọi miền Bắc ) - Cây bòn bon ( cách gọi miền Nam )

Ở Việt Nam, từ dâu da, hoặc du da, còn được dùng cho một cây nữa là dâu da xoan, còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại.

Dâu da xoan
Dâu da xoan - du da xoan

Quả cây dâu da dùng để ăn tươi, quả được bán trên thị trường như một loại trái cây đặc sản vùng rừng núi đang được mọi người ưa thích. Đặc biệt, quả cây dâu da có màu đỏ tươi rất đẹp và được nhiều hộ gia đình trưng bày trên mâm quả để thờ cúng.

Quả chín ăn rất ngon và ngọt, kích thích tiên hóa, lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt lở loét, dị ứng. Thường dùng giã nát trộn giấm bôi. Gổ chủ yếu được dùng đóng các đồ gia dụng thông thường.

Tuy nhiên, do tình trạng chặt phá rừng trái phép và khai thác quả của loài cây này không hợp lý, có khi chặt cả cây để thu quả nên cây dâu da trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm và có khả năng biến mất trong thời gian không lâu.

Cây dâu da sinh trưởng và phát triển tương đối tốt ở các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, đất đai) khác nhau. Cây ra hoa đậu quả hàng năm thường xuyên, ít sâu bệnh, không bị mất mùa. Trong điều kiện trồng quảng canh năng suất bình quân của cây 5 - 8 tuổi là 30 - 50 kg/cây/năm. Thấy được giá trị của loại cây này nên một số nông dân đã tự bứng cây từ trong rừng tự nhiên về trồng, tự nhân giống để trồng…

Qua sơ bộ điều tra, khảo sát, tìm hiểu cho thấy ở nhiều vùng có những cây dâu da quả có vị ngọt dịu ăn rất ngon nên cần phải bình tuyển chọn lọc giống. Một số người dân địa phương đã có trồng thử loại cây này ở quy mô trồng phân tán trong vườn rừng, vườn nhà và cho kết quả khả quan.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc phát triển cây dâu da chỉ mang tính tự phát và chưa có những tài liệu kỹ thuật nào để hướng dẫn nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến. Cho nên, để thuần hóa và phát triển cây dâu da một cách bền vững thì cần phải nghiên cứu về thuần hoá, về một số biện pháp kỹ thuật chọn lọc, nhân nhanh, trồng, chăm sóc, bảo quản…

Cứ đến khoảng tháng 8-9 âm lịch, màu xanh ngút ngàn của núi rừng lại điểm tô thêm sắc ửng đỏ hay trắng ngà của quả dâu da đất. Từng chùm quả dâu da bám vào thân cây được đồng bào dân tộc thiểu số hái và gùi về tận nhà trong niềm reo vui của trẻ thơ.

Cùng với các loại sản vật khác, dâu da được buôn bán chuyến vận chuyển về xuôi trên những chiếc xe máy vượt qua những chặng đường rừng chông chênh dốc núi. Dâu da xuống núi, vào chợ nằm lặng lẽ khiêm nhường bên những loại cây trái khác. Chùm quả dâu da được mọi người chuyền tay nhau để đón nhận cái nghĩa tình hoang sơ của núi rừng.

Dâu da rừng có hai loại đỏ và trắng. Bên trong lớp vỏ mịn màng là những múi dâu mọng nước ngọt lịm pha vị chua dìu dịu. Chùm quả dâu da ánh lên trong mắt trẻ, dịu dàng trên đôi môi thiếu nữ, đưa tâm hồn người già trở về miền ký ức tuổi thơ.

-st-
Read more…

Cây Vạn lộc

18:39 |
Cây Vạn lộc thường có 2 màu là màu đỏ và màu xanh. Cây Vạn lộc với sắc đỏ sẽ bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên, sắc xanh điểm những chấm trắng trên lá tạo ấn tượng của sự tinh tế, nhẹ nhàng.



Cây Vạn lộc có thể trồng trong đất hoặc trong nước, dù đươc trồng ở môi trường nào , Vạn lộc cũng rất dễ chăm sóc, không cần phải mất quá nhiều công sức để trang trí vì đặt ở vị trí nào, chậu cây cũng gây ấn tượng.

Vạn lộc cũng rất dễ chăm sóc, không cần phải mất quá nhiều công sức để trang trí căn hộ của bạn theo cách ấn tượng hơn. Cây nên đặt gần cửa sổ (cách cửa sổ khoảng 40cm - 80cm) là điều kiện tốt nhất cho cây phát triển. Cây ra hoa màu trắng (khoảng 3 tháng/1lần).

Lộc ứng với Tài lộc, thêm hoa của cây màu đỏ và rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng , phát lộc. Cây không chỉ là vật trang trí mà mang Tài lộc vào nhà của bạn nhờ cái tên may mắn "Vạn Lộc". Cây vạn lộc mang lại cảm giác bình yên , an toàn cho sự phát triển kinh tế.

Cây Vạn lộc trồng trong nước thể hiện vẻ đẹp của loài cây này một cách trọn vẹn nhất, từ những nụ hoa trắng thấp thoáng trong sắc đỏ của tàn lá đến bộ rễ khỏe mạnh trắng ngà ẩn trong làn nước tất cả toát lên vẻ đẹp của sự sang trọng.

Chăm sóc cây vạn lộc :

Để cây tươi tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day - light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.

Cây cảnh bày trí trong nhà thì không nên thay nước quá nhiều, mỗi lần thay phải lấy cây ra rửa sạch phần rễ, không đổ nước ngập hết bộ rễ để tránh làm cây bị ngộp.

- Vì là loại cây lá màu, có nhiều sắc tố, nên nơi đặt chậu cần phải có ánh sáng, ít nhất cần 2-3 giờ ánh sáng tự nhiên ( tốt nhất là những vị trí gần cửa sổ).

- Cây Vạn Lộc có thể chưng bày trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh, tuy nhiên ít nhất 1 tuần 1 lần ta mang cây ra hứng ánh sáng tự nhiên, đây là một cách để hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cây. Lưu ý là không nên phơi cây ra ngoài ánh nắng buổi trưa ( từ 11 – 15 h).

- Định kỳ 5-7 ngày thay nước cho cây Vạn lộc trồng trong nước, kết hợp bổ sung dung dịch dinh dưỡng, rửa sạch những bợn dơ bám trên rễ, cắt bỏ rễ bị hư, thối nhũn.

- Cây Vạn lộc trồng trong nước dễ hay bị thối ở cuống lá sau một thời gian trồng do ta đặt ở nơi ít ánh sáng và không được hứng nắng thường xuyên, gặp trường hợp này ta cắt bỏ lá bị thối , dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình.

-st-
Read more…

Cây đủng đỉnh

18:33 |
Cây đùng đỉnh : Thân hình trụ, mọc thành bụi, do đâm chồi từ gốc. Thân do nhiều bẹ lá tạo thành. Lá kép lông chim hai lần, dài 1 - 2 m, gồm nhiều lá chét mọc so le. Phiến lá hình tam giác lệch, gốc nhọn, bìa trên có răng cưa nhỏ, dài 15 - 20 cm, gân lá xếp như nan quạt, phiến lá dai.

Quả cây đủng đỉnh rất đẹp

Cụm hoa gồm 5 - 6 bông mo, mỗi bông mo dài 30 – 40 cm, mang hoa dày đặc. Hoa đơn tính cùng gốc, mỗi hoa cái có kèm 2 hoa đực. Mỗi chùm hoa gọi là buồng. Khi mang trái gọi là buồng trái (kiểu như gọi buồng cau).

Buồng hoa mọc từ thân ra, trên trước, dưới sau, do đó quả của buồng trên trưởng thành trước quả buồng dưới. Quả hình cầu, đường kính 1 - 1,5 cm, vỏ nhẵn màu đen, mỗi quả có 1 hạt.

Cây ưa ánh sáng, giai đoạn còn nhỏ cần được che bóng, đất thoát nước tốt, trồng rễ cao hơn miệng hố.

Cây được nhân giống từ hạt hoặc tách các bụi nhỏ.

Cây sinh trưởng chậm, nhu cầu nước ở mức trung bình.

Cây đủng đỉnh
Cùng chi Caryota với cây đùng đình bụi vừa nêu, ở Việt Nam còn có một số loài đùng đình khác nữa. Trong số đó, có một loài chỉ mọc đơn độc từng cây một, không thành bụi, thường được gặp ở vùng rừng núi của nhiều tỉnh từ vùng Tây Bắc cho đến khu vực miền Trung Việt Nam, được gọi là đùng đình núi, có nơi gọi là móc, với tên khoa học là Caryota urens. Đây là một loài thân cột to lớn, có thể cao đến 10-15 m, đường kính thân 40-50 cm. Lá kép lông chim, có lá chét xẻ thùy hình tam giác, mép ngoài dài hơn mép trong, có răng cưa không đều phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40 cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15 mm, màu đỏ nâu khi chín, có vỏ ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạt ngọt. Buồng quả thõng, dài tới 2-3 m, trông từ xa tựa như mái tóc xõa dài của một cô gái miền sơn cước, và khi quả rụng hết để lại xương buồng màu trắng xám, trông tựa như chòm râu của một tiên lão rất đẹp.

Do hiện hữu rộng khắp nên đùng đình cũng tạo nên một mối quan hệ khá đặc sắc với cuộc sống đời thường của cộng đồng dân cư người Việt nhiều nơi. Nó đã góp phần vào các hoạt động đời thường, dần dần hình thành nét văn hóa dân gian cho một số nơi.

Lá đùng đình thường được dùng để trang trí trong các dịp lễ hội ở nhiều vùng nông thôn. Dựng một cổng chào, người ta dùng thân tre làm sườn và dùng lá đùng đình để kết lợp trang trí. Lá đùng đình cũng được sử dụng làm chổi quét nhà, sân vườn. Nhiều nông dân treo những bó lá đùng đình trong chuồng gia súc với quan niệm trừ khử những rủi ro có thể đến bất chợt cho gia súc của họ. Cũng có người treo lá đùng đình trước hiên nhà và tin rằng sẽ trừ được sự đột nhập của ma quỷ. Chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn.

Biết được quả đùng đình gây ngứa, nhiều trẻ con đi nhặt về ném cho gà ăn gây ngứa cổ gáy khan, cho dù đó là gà mái, xem đây là một trò chơi thú vị.
Đối với dân gian vùng đồng bằng, cây đùng đình chỉ là dạng cây bụi mọc hoang, là khách không mời mà đến. Khi nó mọc ở góc vườn, ở khu đất hoang, ở bờ bụi, dễ có cơ hội tồn tại và phát triển, sau một thời gian sinh chồi nảy con, tạo thành bụi lớn với nhiều thân cột thon mảnh, có thể cao tới 3-4 m.

Đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi sử dụng cây đùng đình núi như một nguồn nguyên liệu làm rượu truyền thống, tương đương với cây đoác (Arenga saccharifera).

Ở Thừa Thiên Huế, có lẽ xã A Ngo, huyện A Lưới là điểm đặc trưng có tập quán chế biến rượu trích từ dịch đường của buồng hoa chưa nở của cây đùng đình núi qua lên men với một ít vỏ cây chuồng (một loài cây gỗ trong họ Bứa). Họ cũng gọi là rượu tà-vạc, như rượu tà-vạc làm từ dịch đường của cây đoác (ở nhiều nơi) hoặc từ cây mây voi (ở xã A-Roàng).

Vào những dịp lễ hội truyền thống, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở A Ngo xem rượu Tà-vạc làm từ đùng đình núi là một loại rượu truyền thống có giá trị. Vào dịp áp Tết, nhiều gia đình cũng bán ra hàng chục lít rượu loại này.

Do có dáng dấp đẹp nên cây đủng đỉnh còn được dùng làm cây cảnh. Ở miền núi, nhiều gia đình có khuôn viên sân vườn rộng, họ thường chọn trồng một vài cây đùng đình núi để vừa làm đẹp cảnh quan vừa làm nguyên liệu chế biến rượu dùng trong nhà.

-st-
Read more…

Cây cảnh phong thủy và những điều bạn nên biết

17:08 |
Cây xanh cung cấp ôxy cho căn nhà, tạo cảnh quan xanh gần gũi thiên nhiên nhưng nếu sử dụng quá nhiều cây xanh trong nhà quá nhiều sẽ khiến cho không khí ẩm ướt đôi khi tồn tại những vi sinh vật sống kí sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Mật độ cây trồng nếu quá dày cũng làm che mất ánh sáng vào phòng, mất tầm nhìn, nhiều khi phản tác dụng làm cảm giác vướng víu. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các loại cây, vị trí đặt cây cũng rất quan trọng. Theo quy tắc truyền thống về ngũ hành, bạn có thể dựa vào đặc tính của cây trồng, tính cách con người, môi trường sống để bố trí các loại cây khác nhau ở các vị trí phù hợp để tạo ra hiệu quả về phong thủy.

Cây xanh trong phòng khách

Ví dụ, các loài cây có lá nhỏ và dài, hoặc mọc quá um tùm thường khiến gia đình nảy sinh mâu thuẫn, có thể gây ra cãi cọ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Và những loại cây có tán lá rộng – tròn, đầy đặn, hoặc các loài hoa bền, hay các loại cây có màu lá đậm… sẽ tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang đến may mắn nhiều nhất.

Cùng điểm qua một số cách sử dụng cây cảnh trong các căn phòng :

Phòng khách:
Là không gian sử dụng tiếp khách hay là nơi để các thành viên gia đình quây quần nói chuyện, giải trí … Liên quan mật thiết đến sự hài hòa của vận mệnh gia đình cũng như các mối quan hệ bên ngoài. Cây hợp phong thủy</a> phòng khách là các chậu cây, hoa nhỏ. Nên tránh sử dụng các chậu cây lớn tại phòng khách gây cảm giác chật chội, vướng víu đồng thời tạo nơi trú ngụ của muỗi. Một số loại cây cảnh phù hợp với không gian phòng khách: Hoa lan, Trúc phú quý, Thông phong lai, Lan quân tử, Quýt… là các loài cây đem lại may mắn và tài lộc tuy nhiên bạn không nên bày nhiều loại hoa trang trí rải rác trên bậu cửa sổ, ti vi…

Phòng ngủ:
Là không gian yên bình, cần lắm sự yên tĩnh, ấm cúng sẽ có lợi cho sự nghỉ ngơi và giấc ngủ. nhưng theo phong thủy phòng ngủ dù là trồng hoa hay cây, bạn cũng chỉ nên bài chí một chậu cây nhỏ, tránh trồng các loại hoa nở về đêm, nở nhiều và có quá nhiều hương thơm. Một số loại cây phù hợp như: Hoa lan quân tử có tác dụng làm thư giãn tinh thần, Hoa nhài có mùi thơm nhẹ, mang lại cảm giác dễ ngủ. Cũng có thể trồng một số chậu cây nhỏ như cây lô hội, vạn niên thanh, vân trúc.

Ban công :
Ban công cũng là một không gian tương đối rộng, có ánh sáng đầy đủ phù hợp với nhiều loại cây xanh quanh năm và các loại hoa nhiều màu sắc. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn những loại cây, hoa có mầu sắc hài hòa với màu sắc của ngôi nhà sẽ hoàn hảo hơn trong tổng quan thiết kế của ngôi nhà. Thêm nữa, bạn cũng nên trồng cây ở hướng tây và bắc để tránh ánh nắng quá mạnh.

-st-
Read more…

Sen đá hoa hồng

16:49 |
Sen đá hoa hồng là cây mọng nước bé nhỏ với những chiếc lá dày. Sen đá hoa hồng có màu nâu và viền màu đỏ.
Sen đá hoa hồng là cây ưa sáng, chịu hạn tốt, dễ chăm sóc, trồng được trong nhà và ngoài trời. Sen có cấu tạo lạ mắt với các lá xếp thành một trục xung quanh thân tạo thành hình một đóa hoa hồng.

Sen đá hoa hồng

Sen đá hoa hồng mang một vẻ đẹp kín đáo, quyến rũ, hình dáng như đóa hoa sen tinh khôi, thanh thoát.

Ý nghĩa : Sen đá hoa hồng tượng trưng tấm lòng son sắt trong tình bạn, tình yêu, là món quà ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.

-st-
Read more…

Cây Tùng Thơm

16:47 |
Cây Tùng Thơm, tên khoa học là Cupressus macrocarpa, có nguồn gốc từ Nam Châu Mỹ. Ở Việt Nam , cây phân bố ở vùng núi cao mát ẩm. Cây phát ra một mùi thơm dịu nhẹ.
Cây Thùng Thơm là cây thân gỗ, có dạng tháp tự nhiên, cành nhánh nhiều, dày. Lá dạng kim, mọc thưa trên cành, màu xanh lục pha vàng và một điều đặc biệt đó là thân có tinh dầu thơm độc đáo.



Hoa, Quả, Hạt : Nón đực là bông dài 10cm, nón cái tròn.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái :

Tốc độ sinh trưởng chậm, ưa sáng, nhu cầu nước trung bình.

Cây tùng thơm toát ra một mùi thơm dịu nhẹ, mỗi lần hít thật sâu mùi hương ấy, các bạn sẽ cảm thấy đầu óc thư thái và tinh thần trở nên hưng phấn hơn. Cây có thể trồng trong phòng, tỏa ra mùi hương dễ chịu, có tác dụng xua đuổi muỗi hoặc làm cây trang trí.

Đặt một chậu "tùng thơm" ngay bàn học (cạnh cửa sổ), mùi thơm quyến rũ của loại cây này rất có ích cho tinh thần của các bạn.

Cách chăm sóc cây Tùng Thơm :

Hàng ngày tưới đều nước lên thân và lá cây, cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 30 phút.

Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.

Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day - light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.

Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.

Phòng bệnh cho cây tùng thơm :

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Khi cây bị khô héo :

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

-st-
Read more…

Cách trồng và chăm sóc hoa lan hồ điệp

10:35 |
Lan Hồ Điệp có tên tiếng anh là Phalaenopsis hay Moth orchird. Lan hồ điệp là một trong những loài Hoa Lan quý phái, lộng lẫy và rất lâu tàn. Nếu chúng ta chăm sóc tốt thì một chậu lan Hồ Điệp có thể trưng bày từ 3 đến 4 tháng thậm chí 6 tháng mà vẫn còn nhiều hoa. Và sau khi hoa tàn quý khách chăm sóc tốt thì lan Hồ Điệp sẻ lên khỏe và sớm ra hoa lại. Sau đây là hướng dấn cách chăm sóc Lan Hồ Điệp:



1. Chăm sóc Lan Hồ Điệp trước Tết:

- Những chậu Lan khi bạn mua mang về trưng bày trong ngôi nhà của bạn cần để nơi ánh sáng vừa phải, tuyệt đối không để nắng trực tiếp chiếu vào lá sẻ bị vàng, cháy, hoa nhanh tàn…Nhiệt độ tốt nhất là 21-320C.
- Nên tưới hoa vào buổi sáng, trước khi tưới nên xem chậu Lan có bị thiếu nước nhiều hay không để cung cấp nước vừa đủ cho cây. Không được tưới phun lên cánh hoa, như vậy hoa dể bị đốm và nhanh tàn, nếu trên hoa bị bám bụi thì quý khách có thể dùng nước tưới phun lên hoa cho bụi trôi theo nước. Chú ý khi tưới nên tưới vào gốc, nếu lá bị ướt nên dùng quạt cho khô trước khi trời tối, vì nước đọng trên lá sẻ dể làm cho lan Hồ Điệp bị thối lá…
- Định kỳ 1 Tuần, quý khách nên tươi thêm dinh dưỡng cho cây như phân Rông biển 1 gói nhỏ pha với 32 lít nước, hay B1 30ml/20 lít nước và phân 20-20-20 10g/20 lít nước để cây khỏe mạnh, hoa lâu tàn hơn.
- Những chậu Lan có trồng thêm cây trang trí như Rêu San Hô, cỏ Lan Chi, Mạc lan Hàn Quốc, cỏ May mắn, cây Gala của Châu Âu… thì tưới nước riêng hàng ngày, 1-2 ngày 1 lần.

2. Chăm sóc Lan Hồ Điệp sau Tết ( Hết Hoa):

- Sau khi Chậu hoa lan Hồ Điệp tàn hết hoa ( khoảng 2-3 tháng sau khi trưng bày), Qúy khách cần tháo rời từng cây ra khỏi chậu men.
- Bước 1: Cắt hết những rễ hư, thối, để khô ráo khoảng 2h cho vết cắt khô.
- Bước 2: Chọn một vài cái chậu nhỏ bằng đất nung có nhiều lổ, hoặc chậu nhựa có móc treo để trồng từng cây Lan Hồ Điệp vào .
- Bước 3: Chọn giá thể trồng bằng Than vụn. xơ dừa, zớn Trắng ChiLê…
- Bước 4: Trồng cây Lan vào chậu chèn Than, zớn cho thật chặc, đảm bảo cho cây không bị lung lây.
- Bước 5 : Để cây cảnh nơi ánh sáng yếu, nơi hiên nhà, dưới tán cây, hoặc che hai lớp lưới sáng 70%, nếu có điều kiện nên che mưa cho những chậu Lan Hồ Điệp.
- Bước 6: Định kỳ tưới nước, tưới phun phân qua lá cho cây, lúc nhỏ dùng phân N-P-K 30-10-10 hoặc 20-20-20 bổ sung thêm B1… Và định kỳ phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây theo phương pháp 4 đúng.

-st-
Read more…

Kỹ thuật chăm sóc mai vàng trước và sau tết

10:27 |
Cây Mai vàng sau khi lặt lá (cuối tháng 11 đến khoảng mùng mười tháng chạp âm lịch), chúng ta sẽ mang vào nhà chơi tết (sớm nhất từ 23 tháng chạp khi đưa ông Táo về trời và chậm nhất là tối 30 tết. Trong suốt từ mười đến mười lăm ngày để trong nhà, cây Mai nở hoa, ra lộc và thậm chí có một số hoa nở sớm sẽ đậu quả.



Dù cây nở nhiều hay ít hoa, ra nhiều hay ít lá, chúng ta cũng nên dứt khoát đưa cây Mai ra khỏi nhà trước mùng mười tháng giêng âm lịch để chăm sóc cây Mai càng sớm càng tốt. Sau đây là các biện pháp kỹ thuật cơ bản:
1. Ánh sáng dành cho cây mai vàng
Mai vàng là cây cảnh ưa sáng. Vì vậy khi trồng nên chọn vị trí có ánh sáng thật nhiều (ánh nắng trực tiếp) có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên, nếu trồng ở sân thượng thì bảo đảm yêu cầu về ánh sáng. Trồng ở ban công thì thích hợp hơn ở hướng chính đông hoặc chính tây (có từ bốn giờ chiếu sáng trở lên). Cây Mai sản xuất lớn thì người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày.

2. Bổ sung đất phân, thay đất, cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ, quả cho mai vàng
Trồng cây Mai trong chậu thoát nước tốt: dưới đáy chậu bỏ một lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt, đá dăm nhỏ, miểng sành, sứ,… để nước mưa hay nước tưới cho cây Mai khi quá nhiều sẽ thoát ra ngoài dễ dàng vì cây Mai cần đủ ẩm nhưng không chịu được ngập, úng lâu ngày.
a/ Bổ sung đất phân trên mặt chậu (tiến hành hàng năm):
Lấy 5->10cm đất mặt chậu bỏ đi, bổ sung vào bằng hỗn hợp đất phân trồng mai theo công thức: 30% phân hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân trấu, rơm rạ, xơ dừa,…Công thức này có thể vận dụng theo nguyên liệu của từng địa phương sao cho phù hợp.
b/ Thay đất cho mai vàng
Xăm quanh chậu, kéo cây Mai ra, cắt bớt rễ, đất phía dưới đáy(10->20cm) và xung quanh (5->10cm), 2 năm tiến hành một lần.
Bỏ hỗn hợp đất phân trồng Mai vào đáy chậu và xung quanh, làm sao để thấp hơn miệng chậu khoảng 5cm để tưới nước và bổ sung phân bón sau này. Hỗn hợp đất phân trồng Mai: 30% phân hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân trấu, rơm rạ, xơ dừa,…
c/ Dùng hóa chất kích thích ra rễ và nẩy mầm như Atonik, KTR,…pha nồng độ 1/1000 tưới đẫm vào chậu Mai sau khi đã vào đất phân đầy đủ.
d/ Tỉa cành, tỉa hoa, nụ và quả cho mai vàng
Tỉa lại cành cho cây Mai có tán cân đối, cắt ngắn lại những cành vượt ở tán và cắt bỏ những chồi vượt trong thân. Tỉa hết hoa, nụ và quả.

3. Chế độ tưới nước cho cây mai vàng
Cây Mai ưa nước sạch, không chịu được nước nhiễm chua phèn, mặn. Cây Mai ưa ẩm vì vậy phải được tưới nước hàng ngày trừ những ngày mưa to. Nếu ta thấy trời mưa lâm râm, cứ nghĩ cây đủ nước nên không tưới, cây Mai sẽ bị khô lá, lá bị vàng ở đầu ngọn và tuổi thọ của lá Mai sẽ bị ngắn dần. Việc này nếu xảy ra nhiều lần trong năm sẽ làm cây Mai không giữ được lá đến 12 tháng để đợi chúng ta lặt lá và ra hoa tập trung. Do đó cây Mai sẽ ra hoa lác đác từ tháng 9->12 âm lịch. Vì vậy cây Mai sẽ không nở được tập trung, ít hoa.

4. Bón phân cho cây mai vàng
a/ Phân hóa học:
Sau khi bổ sung đất phân hoặc thay đất một tháng, tiến hành bón phân NPK 20:20:20, 16:16:8, pha nồng độ 1/1000 (1 muỗng cà phê NPK pha với 4 lít nước) tưới đẫm vào chậu Mai hay rải phân NPK xung quanh vành chậu và xới đất trộn phân với liều lượng ½ muỗng cà phê đến 1 muỗng cà phê cho chậu Mai có đường kính lớn hơn hoặc bằng 50cm. Bón vào các tháng 2,5,8,11 âm lịch.
b/ Phân hữu cơ (phân bò, dê, vi sinh): bón vào các tháng 6,10 âm lịch. 3->5kg phân hữu cơ hoai trên chậu có đường kính lớn hơn hoặc bằng 50cm. Phân vi sinh 1kg/chậu có đường kính lớn hơn hoặc bằng 50cm. Liều lượng thay đổi tùy thuộc vào đường kính chậu Mai.

5. Kỹ thuật tỉa cảnh cho cây hoa mai vàng
2 tháng một lần tỉa cành cho Mai, lưu ý tỉa những cành vượt, những ngọn cành vươn quá dài, tước bỏ những chồi vượt mọc từ trong thân. Những cành ở xung quanh tán vươn dài bấm để lại từ 2->4 nách lá. Tỉa thoáng cành Mai để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tất cả những thân cành trên cây Mai. Có thể kê chậu Mai lên cao khỏi mặt đất từ 30->50cm để cây Mai được hưởng ánh nắng trực tiếp từ trên xuống dưới, hạn chế tối đa sự mất dần những cành phía dưới gần gốc Mai.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa mai vàng
a/ Sâu, nhện đỏ ở cây mai vàng
Mai thường có các loại bọ trĩ, sâu cắn lá, nụ hoa, sâu đục thân, rầy rệp các loại và nhện đỏ. Ta dùng các loại thuốc như Confidor, Trebon, Danitol, Sherpa, Politryl, Supracid, … kết hợp với chất bám dính phun liên tục 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 5 ngày.
- Khi cây Mai ra đọt non, lá non là thời điểm bọ trĩ phá hoại mạnh, nên kịp thời phun thuốc.
- Sau khi lặt lá Mai sẽ thấy rầy, rệp các loại bám trên thân cành và nụ, phun kỹ vào giai đoạn này.
- Trước khi Mai nở (khoảng 20->25/12 âm lịch) phun nhẹ thuốc phòng trừ sâu rầy phá hoại nụ hoa.
b/ Bệnh ở cây mai vàng
Phấn trắng, gỉ sắt, đốm lá, nấm hồng, … dùng các loại thuốc trừ nấm tổng hợp.

7/ Lặt lá cây Mai vàng
Đóan ngày lặt lá cho Mai sẽ ra hoa đúng Tết Nguyên đán. Đây là một việc làm mang tính đòi hỏi sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng và chơi Mai. Lặt lá Mai phụ thuộc vào thời tiết (lập xuân), loại Mai 5,9,12 cánh,…, cây Mai khỏe hay yếu, tập tính của từng cây Mai được trồng, chăm sóc của riêng từng gia đình, được đặt ở những vị trí của riêng từng nhà,…
Trước tiết lập xuân trời lạnh, sau tiết lập xuân trời ấm, kết hợp với theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để quyết định ngày lặt lá Mai, bản thân cứ mạnh dạn quyết định vài lần để tự rút ra kinh nghiệm.
Thông thường: Mai 12 cánh (Mai tai giảo) lặt lá từ 25/11 đến 5/12 Âm lịch. Mai 5 cánh đến 9 cánh lặt lá từ 5->10/12 Âm lịch. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nụ Mai lớn, nhỏ, lá Mai già hay xanh để quyết định ngày lặt lá. Lặt lá Mai là một việc làm hết sức tỉ mỉ, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi , hy vọng, thất vọng … thật hết sức thú vị.
Kính chúc quí vị hằng năm có được cây Mai rực rỡ hoa vàng do tự tay mình chăm sóc.

-st-
Read more…

Các loại cây cảnh trồng trong nước.

15:27 |
Một số kỹ thuật cơ bản cần chú ý để chăm sóc cây trồng trong nước:
- Vị trí đặt cây : nơi có ánh sáng tự nhiên, nếu đặt gần cửa kiếng thì nên cách xa ít nhất 30cm, tránh ánh sáng gay gắt trực tiếp, tránh luồng gió trực tiếp từ quạt hay máy lạnh
- Cho cây ra ngoài trời hứng ánh nắng trong vòng 2 tiếng, khoảng từ 8 - 10 giờ sáng (01 lần/tuần)
- Thay nước dung dịch trồng cây: ít nhất 1lần/tuần. Đổ sạch nước dung dịch cũ, rửa sạch bình và rễ cây (đưa rễ cây vào vòi nước để rửa, không dùng tay chà vào rễ cây), sau đó đặt cây vào bình, đổ nước dung dịch mới (đã pha loãng) sao cho ngập từ 2/3 đến 3/4 bộ rễ. Tuyệt đối không đổ trực tiếp dung dịch chưa pha loãng lên rễ cây. Nên thêm nước thường xuyên vì nước rất dễ bay hơi nếu đặt cây trong phòng máy lạnh. Vệ sinh thân và lá cây cảnh bằng nước thường.Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng bình xịt phun sương để tưới cây.
Cách pha dung dịch: Tỉ lệ 5ml dung dịch (1 nắp đầy) + 1 lít nước, lắc hoặc khuấy đều.
Lưu ý :Nếu bạn không sử dụng dung dịch thì cây vẫn sống được trong môi trường nước.Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải thay nước thường xuyên hơn để đảm bảo lượng khoáng chất trong nước mà cây hấp thụ.

Cây Cung Điện Vàng còn có tên gọi khác là cung điện hoàng hậu, hoàng mai mini. Đây là loại cây thuộc dòng sản phẩm "bình dân"
Mỗi tuần ít nhất 1 lần nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2 giờ vào buổi sáng từ 7 giờ - 9 giờ. Cây Cung Điện Vàng có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.
Khi trồng loại cây này ở nơi ẩm thấp, ít ánh sáng cây sẽ dễ bị bệnh thối lá, khi bị bệnh này, trên lá cây xuất hiện các đốm bị nhũn ra, có màu nâu đen, hoặc thối ở cuống lá sẽ làm cho lá bị gãy ở chỗ thối.


Cây Trầu bà sữa là sự hòa quyện giữa màu xanh ngát của cây và màu trắng sữa, tạo nên một sự độc đáo riêng biệt của cây. Cây thuộc họ dây leo thể hiện sự không ngừng nỗ lực vươn tới. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy Cây trầu bà giảm thiểu ô nhiễm ozon rất tốt, hút các khí độc từ máy vi tính. Thích hợp trưng trong bàn học, bàn làm việc. Mang lại vẻ xanh mát cho phòng làm việc, phòng học của bạn.


Cây đại đế lá xoắn có thể trồng theo phương pháp thủy canh nhưng tuổi thọ của chúng không cao. Chúng phù hợp với loại đất tơi xốp, ít bám dính, giữ ẩm tốt; hổn hợp đất trồng có thể là đất thịt, than bùn và đá trân châu hoặc bầu đất trồng lan gồm vỏ cây, than củi, sỏi nhỏ.



Cây đế vương đỏ thích hợp môi trường thiếu nắng. Cây thể hiện tinh thần đế vương, quyền uy. Thích hợp cho người quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức. Ngoài ra, tên cây cũng góp phần thể hiện ý chí không ngừng nỗ lực để hướng tới vị trí cao hơn. Cây mang hai màu xanh khác nhau, tạo nên sự hài hòa bắt mắt và giúp chúng ta thư giãn đầu óc, bình thản trong tâm hồn mỗi khi ngắm nhìn chúng. Ngoài ra, các lá cây luôn xòe rộng, thể hiện tinh thần mến khách, chính vì thế, cây rất được ưa chuộng đặt tại lối ra vào như một lời gợi mời chào đón mọi người.
Ý nghĩa phong thủy: Cây giúp xua đi tà ma, chướng khí và góp phần mang lại sức khỏe, sự thanh bình trong tâm hồn.


Cây bao thanh thiên, cung điện đỏ mang ý nghĩa thanh liêm, chính trực và sự mạnh mẽ của vị Quan Bao Thanh Thiên
Cung điện đỏ mang ý nghĩa quý phái và sang trọng, là cây thủy canh để bàn như một lời chúc phúc cho cá nhân hay doanh nghiệp luôn được thịnh vượng, phát tài. Với màu sắc tươi tắn nó còn có thể mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn và thư giãn trong những giờ làm việc căng thẳng.



Cây bách thủy tiên mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, miền vui đến cho bạn, dáng cây thanh tao quí phái, thích hợp cho việc trang trí trong nhà, bàn khách, bàn học, bàn làm việc. là loại cây trồng trong nước rất đươc nhiều người yêu thích.



Cây cần thăng là một trong số những cây bonsai đẹp và quan trọng là có thể sống trong môi trường nước sau khi được "thuần" đúng cách và công phu. Bạn có thể dùng dây thép mảnh để uốn tạo dáng cho cây theo ý thích



Cây cau tiểu trâm, dừa tụ trân với hình dáng nhỏ xinh thể hiện sự không ngừng vươn lên, vượt qua mọi trở lại trong cuộc sống. Cau tiểu trâm thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng. Đặt cây trên bàn làm việc, ngoài việc góp phần tô điểm thêm vẻ sang trọng cho không gian sống của quý khách. Cây còn giúp hút bớt khí độc, làm sạch không gian sống.




Cây si ấn độ ngoài tác dụng lọc không khí còn được áp dụng chữa trị nhiều bệnh trong dân gian


-internet-
Read more…

Cách trồng và chăm sóc Lan Hài

15:06 |
Cây Lan Hài dễ trồng, dáng cây tốt, mau ra hoa, hoa to có màu từ hồng đến đỏ với hình dáng tuyệt hảo. Cây Lan Hài là sự kết hợp giữa hai vẻ đẹp của cây lan Delenatii (cây mẹ) và cây lan Vietnamense (cây cha), một vẻ đẹp Á Đông thuần túy.



Lan hài thường sống ở vùng lạnh ẩm của núi cao nên chúng không phát triển tốt khi mang xuống đồng bằng do đó gây cho chúng ta ấn tượng là Lan hài khó trồng. Thật ra thì Lan hài có 2 nhóm:

- Nhóm lá có vân, thường chịu được nhiệt độ ấm, sống tốt ở đồng bằng: nhiệt độ thích hợp cho chúng là15, 5oC – 18oC về đêm, nhiệt độ ban ngày 22oC – 26,5oC .

- Nhóm lá không có vân, thích hợp vùng núi cao, lạnh. Nhiệt độ ban đêm 10 oC – 13oC, nhiệt độ ban ngày 15,5oC – 18oC.


Vì vậy ở đồng bằng chúng ta có thể trồng Hoa Lan hài được và như ta đã biết, quanh Sài Gòn, Gia Định xưa Lan hài mọc khắp mà sách vở còn ghi, như loài Paphiopedilum concolor gọi là Hài Gia Định. Hơn nữa các Lan hài lai chịu được khí hậu nóng ở đồng bằng đã được nuôi trồng khá phổ biến ở nhiều nơi.

Như vậy ngoại trừ ở cao nguyên như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột…là những nơi lý tưởng để trồng Lan hài còn ở đồng bằng thì nên chọn những loài chịu khí hậu nóng, thường là những loài có vân ở lá.




1. Ánh sáng cho cây lan hài

- Lan hài phải được trồng dưới mái che râm mát;

- Độ sáng thích hợp là 30 – 40%, nên trồng dưới mái hiên có ánh sáng khuyếch tán là tốt nhất;

- Thiếu nắng lá sẽ đậm màu, dư nắng sẽ tái nhạt, quá dư nắng lá sẽ bị cháy và cây dễ khô héo.

2. Chế độ tưới nước cho hoa lan hài

- Việc tưới nước là quan trọng vì Lan hài mọc nơi ẩm ướt , không có giả hành phù mập để trữ nước;

- Phải giữ ẩm suốt năm, không có kỳ để khô;

- Thường tưới 1-2 lần/ ngày bằng vòi phun sương, mùa khô tưới thường xuyên;

- Tưới nước đẫm trước và sau khi tưới phân;

- Vào mùa mưa các chậu Lan hài phải được đặt lên sạp hay treo lên giàn để chống việc úng nước làm Lan hài bị thối.

3. Chậu trồng và dinh dưỡng cho hoa lan hài

- Chất trồng và chậu trồng phải giữ ẩm tốt, chậu trồng nên có nhiều lỗ;

- Chất trồng không nên có đất, hỗn hợp chất trồng tốt là xơ dừa vụn hoặc sợi dớn, than gỗ vụn;

- Với loài sống trên đá vôi cần thêm vài viên đá vôi, hoặc có thể thế bằng vỏ trứng, vỏ sò đập vụn;

- Trộn hỗn hơp rồi cho vào nữa phần chậu, đáy chậu bỏ một lớp than vụn để dễ thoát nước, cho cây vào giữa chậu cho thêm chất trồng phủ rễ nhưng không phủ kín gốc.

4. Bón phân cho hoa lan hài

- Có thể bón NPK 1-2 lần 1 lần, cần có 40ppm Ca++ và 20-30ppmMg++;

- Dùng nước phân hữu cơ pha thật loãng hoặc tốt nhất là nước tiểu pha loãng 1/10;

- Cần theo dõi để bổ sung đá vôi, vỏ sò ốc…;

- Mùa nắng tưới nước và phân thường xuyên, mùa mưa giảm bớt do sự quang hợp giảm. Nếu thấy đầu lá nâu khô thì ngừng hẳn việc tưới phân.

5. Sang chậu hoa lan hài

- Sang chậu khi cây trưởng thành mọc ra ngoài chậu, chất trồng bắt đầu mục nát, thoát nước kém, sang chậu ngay sau mùa hoa. Khi sang chậu cần nhẹ nhàng.

- Cần bỏ hết chất trồng cũ, rễ hư thối, cần rửa rễ với thuốc trừ nấm;

- Tưới nước đẫm cho chất trồng ổn định và chờ 3-5 ngày sau mới tưới trở lại, cần tưới sương trên lá vào mùa hè để giữ ẩm, đến khi chồi mới phát triển thì tưới đều trở lại.

6. Cách nhân giống hoa lan hài

- Nhân giống bằng cách tách chiết, kết hợp khi sang chậu;

- Tách cây ra từng bụi 2-3 cây một đơn vị, có thể dùng tay hoặc kéo xắn đứt căn hành giữa chúng;

- Cắt bỏ lá già,rễ hư, bỏ đất trồng cũ rồi trồng vào chậu mới với đất trồng mới.

7.Trị các bệnh thường gặp ở hoa lan hài

- Bệnh thường gặp là nhện đỏ và rệp bột nên xử lý bằng thuốc chống côn trùng loại Dimethoate mỗi tháng 1-2 lần;

- Dùng thuốc trừ nấm như Orthocide, Benomyl tháng/lần để ngừa việc thối gốc, thối rễ.

-st-
Read more…

Kinh nghiệm tách, chiết, thay chậu Cattleya (Cát Lan)

15:18 |
1. Chuẩn bị đất trồng: giới thiệu ba loại phổ biến
- Than: than đập nhỏ nếu chia được ba cở càng tốt cỡ lớn,cỡ trung và cỡ nhỏ,sau đó nếu bạn là người kiên nhẫn, đem than đi ngâm cho đến khi chìm hẳn xuống nước thì có thể trồng lan được rồi( ngâm như vậy khi trồng rễ mới bám tốt không thun đầu rễ,còn nếu muốn trồng liền thì bạn phải đem luộc một lần để sôi chừng mười lăm phút,sau đó để một đêm giữ luôn nước ,sáng hôm sau,xả lại bằng nước lạnh ba lần ,phơi cho khô than khô rồi sau đó đem trồng



- Dớn cọng loại 50.000đ/kg: cũng cần luộc qua một lần như than, sáng xả lại ba nước phơi khô rồi đem trồng
- Dớn trắng (dớn lông, sphagnum moss) nên dùng loại 120.000đ/kg, bền, theo ý kiến riêng của mính là tốt nhất,cây mau hồi phục ,nhanh phát triển
- Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu luộc qua như vậy chất trồng lâu thoái hoá hơn

2. Chậu: Mình có thể dùng hai loại chậu chậu nhựa và chậu đất có lổ, nhưng chậu nhựa khi thay chậu ít tổn thương bộ rễ, chậu đất giữ nước tốt hơn,nếu môi trường tương đối mát nên chọn chậu nhựa,nếu môi trường nóng hơn,thì nên chọn chậu đất, chậu chỉ cần rửa sạch phơi khô là trồng được rồi không cần luộc chậu

3. Tách chiết: trồng lan tách chiết tốt nhất là vào đầu mùa mưa,tuy nhiên do đặc tính sinh trưởng của mổi cây khác nhau nên tốt nhất là khi nào bạn thấy giả hành mọc sau cùng ra ba đến năm rễ non là đến thời điểm tách chiết được rồi,khi tách chiết nên chiết ít nhất ba giả hành không nên ít hơn,ít quá cây tách chiết dễ bị yếu chậm hồi phục,nhiều giả hành hơn thì cây mau hồi phục hơn,nhanh ra hoa hơn,bạn có thể dùng lưỡi dao cạo hay kéo cắt để tách chiêt(phải khử trùng trước khi cắt) , cắt lấy ba giả hành có rễ non rồi, dài chừng một đến hai phân là vừa,bít vết cắt bằng sơn ,sơn móng tay,keo chống thấm trong xây dựng tốt hơn là vôi vì vôi có thể thấm nước vào vết cắt sau này
- Chú ý, nên để vết cắt khô lại, hãy bôi chất bít vết cắt, như vậy sẽ làm vết cắt liền mặt đẹp, bôi ngay khó bít vết cắt dễ nhiễm bệnh

4. Sau khi gắn móc vào chậu cho than hay dớn vào ( với than thì xếp ba lớp than lớn nhất ở dươí đáy chậu ,than nhỏ ở trên,nếu không thì một loại than củng không sao,nhưng kém thẩm mỹ và giữ ẩm không tốt bằng,còn nếu trồng bằng dớn cọng thì trước khi cho vào chậu nên lót thêm vài cục mút xốp ở đáy,trồng bằng dớn trắng thì ngâm nước ,rồi vắt cho ráo.cho ít mút xốp ,rồi nhét dớn vào chậu ,nén cho chặt,càng chặt càng tốt
- Nói chung trồng than hay dớn thì chất trồng củng nên cách miệng chậu chừng một đến hai phân,sau đó thì cố định cây tách chiết vào bằng dây điện nhỏ hay dây nilong củng được,theo kiểu cũ thì cột cây sát vào miệng chậu quay hướng phát triển sau cùng vào giữa chậu,nhưng kinh nghiệm cho thấy thì nên cố định vào khoảng một phần ba đường kính chậu là vừa,vì sau này có khi cây không ra giả hành mới theo ý muốn,có thể mọc ngược lại như thế thì sẽ mất cân đối không đẹp ,nếu cây khó đứng vững có thể làm thêm một cây kẹp phụ (cột ti tơ)đưa ra một phần ba chậu bằng kẽm để dễ cột hơn,cây sau khi cột vững rồi kiếm chổ thoáng mát để khô vài ba ngày ,sau đó có thể yên tâm mang ra giàn có hai lớp lưới treo lên được rồi,có mái che nắng càng tốt(có chút nắng sáng từ 7g -đến 9 giờ 30 sẽ kích thích ra rễ nhanh hơn),lần tưới lại đầu tiên nên tươí B1 thái có chứa chất kích thích sinh trưởng ( chai màu xanh) nồng độ 1cc/1lít nước,ba ngày tưói một lần B1 như thế ,khoảng ba lần nếu cây đã có rễ sẳn ,còn nếu chưa có rễ thì tưới ba ngày lần cho đến khi ra rễ mới thôi, những lần khác tưới nước ngày một lần ,nói chung tuỳ theo nhiệt độ nơi mình trồng mà tươí nước, đảm bảo cây khô thì tưới lại nhưng cũng không nên tưới quá 3 lần ngày , tươí nhiều quá dễ bị hư thối,chỉ khi nào rễ chui vào lớp dớn hoặc than khoang hai ba phân thì có thể an tâm tưới như những cây lan khác ,sao cho đảm bảo đủ ẩm nhưng không ứ nước ,dư nước dễ làm thối rễ mới,chú ý không nên tươí nước vào lúc trưa nắng sau mươì giờ,dễ bị thối cây và rễ,tuy nhiên vào mùa mưa cây tách chiết nên có mái che ,cây tách chiết không nên để hứng nước mưa cây dễ bị hư thối
- Để thay chất trồng không thay chậu mà cây ít bị mất sức có thể làm như sau:
- Chậu nhựa chất trồng là dớn cọng, ta cố định thêm cây lan bằng dây điện nhỏ hay dây nilong ,sao đó lộn ngược cây lại ,tay vổ miệng chậu cho chất trồng rơi ra cùng những giá thể hư mục ,có thể dùng kẹp gắp ,gắp thêm những giá thể bị kẹt lại ,tắt nhiên những giá thể bám dính chậu thì không cần chạm tới ,sau đó ,xịt rửa lại toàn bộ cây dưới vói nước sạch ,sau đó có thể ngâm thêm vào dung dịch thuốc tím rửa rau ,nồng đồ ghi trên túi thuốc tím ,chừng 10 phút,lấy ra để khô hẵn .sau đó mới cho chất trồng mới vào ,và khi tưới lại thì giống như cây mới tách chiết
- Thay chậu: tương tự như trên, nhưng sau khi ngâm thuốc tím, ta luồn kéo hay dao cắt hay dao thái ,cắt vòng quanh những rễ bám sát chậu ,rồi trồng lại như trồng cây tách chiết ,nhưng chậu to hơn,
- Đối với chậu đất, ta có thể dùng kéo cắt dây điện hay kềm thường bấm chậu cho vỡ ra từng phần ,không nên dùng búa gõ dễ chấn động cây
- Đối với chậu trồng bằng than, rễ lan nếu nuôi tốt bám đều, lật ngựoc chậu hầu như không tác dụng vì các rễ ăn luồn bó các cục than lại với nhau ,ta phải cắt rễ vòng quanh chậu,sát thành chậu,lấy nguyên khối ,rồi đem ra ngâm vào nước sạch hay ngâm thuốc tím cũng được sau đó nhẹ tay gỡ bõ những phần hư mục ,cắt rễ chết ,rồi trồng lại như cây táhc chiết và thay chậu
- Một số trường hợp trồng bằng dớn cọng hay dớn trằng, một số bạn dùng kéo cắt ,xả thẳng từ trên xuống ,lấy ra từng phần (giống như ta cắt bánh ) lấy ra từng khối làm vệ sinh ,để ráo nước ,rồi trồng lại,nhưng không tưới chỉ đợi khô hẳn phần xả ra đó ,mới tưới lại lần thứ nhất,và cách tưới cũng như phần đầu tiên
- Đối với những bạn trôồnglan trên sân thượng khuyến cáo nên dùng dớn trắng(dớn lông) để trồng lại sau khi tách chiết ,cây sẽ ít mất nước mau lớn,còn bạn trồng lan mà nền bằng xi măng,nền gạch việc đắp thêm ít dớn trắng phủ bề mặt (các anh chị bến tre thì ưa dùng giấy báo xé đắp phủ gốc ) cũng sẽ giúp nhanh ra rễ ở cây tách chiết hay cây trồng lại
- Nhiều bạn kỹ hơn trước khi thay chậu tách chiết họ phun thuốc ngừa nấm trước hai ngày, sau đó mới tiến hành xử lý thay chậu, tách chiết

-st-
Read more…

Chơi Hoa Lan - Những điều cơ bản

14:33 |
Khi mới bước vào nghề chơi Lan có những điều cần phải nhớ
* Phải phân biệt cho được những cây Lan cơ bản
- Dendrobium(sách vở hay gọi là Đăng Lan, ở ngoài gọi tắt là Đen Rô)
- Phalaenopsis(Hồ Điệp )
- Cattleya (Cát Lan)
- Vanda
- Lan hài
- Lan rừng (Species Orchids), đa số đều có hương
- Phải nhớ rằng Dendrobium và Hồ Điệp nở hoa lâu tàn nhất
- Cattleya màu sắc đa dạng nhất và hoa tương đối to so với Lan khác và hay có hương thơm
- Hoa Cattleya mau tàn hơn hoa khác trung bình nở hoa chỉ 12 ngày
- Nói chung muốn trồng Lan nên có một mái che (có thể bằng lưới hay mái tôn nhựa)
- Hoa Lan cây nào hoa cũng có vẻ đẹp riêng nếu trồng tươi tốt, nhiều hoa
- Cây Dendrobium và Hồ Điệp dễ trổ hoa nhưng hay bị rớt lá
- Quan điểm treo Lan dưới tàn cây sẽ tốt chưa chắc đã đúng
- Cây Lan cũng không cần phơi sương vì lợi bất cập hại (sương muối, mưa acid, trời mưa đêm)



Những kinh nghiệm nhỏ về nuôi trồng Cattleya 

- Điều đầu tiên các bạn hay mắc phải khi mới chơi Cattleya lam cho lan mau đi đời nhà ma là cưng lan quá nên thường xuyên tưới cho cây mỗi ngày,có khi ngày hai ba lần,thật ra cây lan thường hay bị chết là do dư nước,nên úng rễ mà chết,nhu cầu tưới nước của cây Cattleya là do sự quan sát của mình,thật ra tốt nhất tuỳ theo môi trường của mình mà tưới nước,tuy nhiên vẫn có một điểm chung là khi nào cây lan khô hẳn thì tưới nước cho dù bất cứ môi trường nào ở việt nam( ở đây không nói tới nhà kính),khô hẳn là khi bạn thấy rễ lan lên màu trắng khô(gần giả hành) ,đáy chậu khô ráo,như vậy là lan của bạn cần tưới nước rồi đó,nghĩa là với môi trường của mọi người có thể tưới ngày hai ba lần,người khác có thể hai ba ngày mới tưới một lần,thậm chí cả tuần mới cần tưới một lần,như vậy sẽ đảm bảo được bạn sẻ có một bộ rễ lan đẹp khoẻ mạnh.

- Về ánh sáng nói đúng ra nếu cây Cattleya được ánh sáng buổi sáng đến chín giờ rưỡi không qua lưới che là tuyệt vời,qua giờ này tốt nhất là phải qua lưới che.nếu buổi trưa vườn của bạn vẫn có nắng trưa chan hoà,thi nên xài hai lớp lưới,lưới che lan tốt nhất là phải cao hơn lá cao nhất cuối cùng trong vườn của bạn từ thước rưỡi đến ba thưóc,nếu không xài lưới cũng có thể dùng mái che nhưa xanh ,nhưng phải đôn cao vì thấp quá là nóng cây lan dễ khô héo và mái che nhựa sẽ ít làm lan chết vào mùa mưa.

- Về tưới phân, bạn phải nên chú ý cây mới đem về chưa tách chiết còn để nguyên trong chậu,những ngày đầu nên kiếm chổ khô thoáng ,mát để vài ngày không tưới nước để cho cây ổn định không bị sốc và lành những vết thương do quá trinh vận chuyển gây ra ,sau đó chỉ tưới phun sương mà thôi và khi nào chậu khô rào mới tưới lại,trong vòng một tháng đầu khong nên tưới phân bạn yên tâm đi phân tồn lưu trong chậu dủ sức giup cây vươt qua trong thời gian đầu(nhất là cây đài loan nếu bạn nôn nóng tưới nước và phân sớm cây dễ bi hư thúi)...

-st-
Read more…

Chăm Sóc Hoa Lan Sau Khi Tàn Hoa

14:21 |
Cây hoa lan sau khi tàn hoa cần có chế độ chăm sóc đặc biệt:

*Sau khi trổ hoa cây hoa lan hẳn mất rất nhiều sức lực, việc chăm sóc và dinh dưỡng đúng mức sẽ giúp cây lan mau hồi phục sức khoẻ,tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện cho lần ra hoa sau thêm tốt đẹp.

*Sau khi trổ hoa điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm là làm sao cho cây lan nhanh chóng tăng trưởng trở lại,dấu hiệu đầu tiên dễ quan sát nhất là sự phát triển rễ mới,làm sao cho cây lan ra rễ mới càng nhanh là tiền đề cần quan tâm,rễ mới càng nhiều tạo điều kiện cho sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng dễ dàng , đưa cây lan mau chóng trở về trạng thái phục hồi tăng trưởng.




*Sau khi trổ hoa chúng ta nên đưa cây lan vào một chổ thoáng mát ,có nắng sáng,tốt nhất là có ánh sáng tới 9 giờ mà thôi(sau đó nên qua lưới che hay mái che).
+sau đó quan sát cây lan nếu thấy chậu quá ẩm ướt thì phải để chậu khô ráo hẳn từ một đến hai ngày mới tưới nước lại, điều này đặc biệt quan trọng với những cây lan mới mua về hay được cho tặng,Nên nhớ sau đó chỉ tưới nước không được pha thêm phân vào nước tưới,chỉ tưới phân khi có dấu hệu tăng trưởng trở lại(ra rễ bám vào chậu khá chắc chắn).

*Để cây lan nhanh chóng ra rễ mới lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm B1 thái có chứa kích thích tố NAA,ANA…(NỒNG ĐỘ 1 cc/1lít nước)hoặc atonik cũng được,sau đó tuỳ điều kiện nơi mình trồng lan mà tưới nước lại sao cho đảm bảo đủ nước mà không gây úng nước làm hư rễ (chờ khô chậu hãy tưới lại ,thời gian khô chậu tuỳ chổ nuôi trồng cụ thể).

*Thông thường ở miền nam ,mùa nắng tưới nước từ một đến hai lần vào buổi sáng sớm và chiều mát,tưới phun sương qua lại vài lần cho vừa thấm nước hoặc cũng có thể tưới đẫm như mưa rào sao cho thấm nước toàn bộ chậu lan,chỉ tưới lại khi khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt(có thời gian khô chậu giúp cho rễ phát triển rất nhanh, điều này đặc biệt quan trọng với cattleya và dendrobium,với hồ điệp không có giả hành dự trữ nước thì thời gian khô chậu không cần quá lâu,với hồ điệp có thể tưới nước hai ba lần /ngày thậm chí có thể hơn nếu thời gian khô chậu quá nhanh,do hồ điệp trồng lại ít bị sốc hơn cattleya và dendrobium.

*Mùa mưa ở miền nam thì sau khi tưới lan ta phải quan sát khi nào khô chậu mới tưới lại ,thời gian này tuỳ thuộc vào nơi bạn trồng lan ,có chổ hai ba ngày có khi cả tuần ,mười ngày thậm chí cả tháng mới khô chậu
tuỳ theo thời gian khô chậu lúc nào ta tưới lại lúc đó,riêng với những cây lan trồng trên cao ,thời gian khô chậu có khi rất nhanh,thì thời gian tưới lại gần hơn,các bạn phải nhớ rằng cung cấp nước mỗi ngày bất kể khô chậu hay chưa là cách giết cây lan chúng ta nhanh nhất.
Lý do : là cây lan do dư nước sẽ không ra rễ mới được, độ ẩm trong chậu ngày càng tăng cao,nước dư làm úng rễ, chết rễ, lan úng thối và chết lan.

*Trung bình cứ ba lần tưới nước thêm một lần nước tưới có B1 thái cho đến khi ra rễ mới,thì lúc đó chỉ cần thêm một lần tưới nước có pha B1 là đủ,sau đó cứ một tháng một lần mới cần pha thêm B1 vào nước tưới,tuy nhiên các bạn phải nhớ thêm nếu thấy cây lan phát triển quá mềm yếu thì có thể tạm ngưng thuốc kích thích tăng trưởng ,nếu rễ đã bám chậu có thể dùng N,P,K nồng độ P,K cao hơn 20-20-20 hay 15-30-15 hay 6-30-30 tưới tăng cường cho cây cứng cáp lại.
Khi cây ra rễ mới bám vào chậu là ta có thể yên tâm tưới phân bình thường như những cây lan khác, có thể tưới 3-4 lần 30-10-10 thì một lần 15-30-15 hay 20-20-20 sau đó thêm một lần phân hữu cơ (phân hữu cơ chỉ nên tưới gốc).
Chú ý: việc tưới loại phân nào còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố,cơ bản là cây non xanh,phát triển mềm yếu,lá dài bản mỏng thì có thể dư đạm hay dư thuốc kích thích tăng trưởng ,thì tăng lượng phân có P,K cao còn cây xanh đậm quá cứng là có thể dư lân hay kali thì phải tăng số lần tưới 30-10-10 lên.

*Chú ý: đối với cây lan sau khi ra hoa mà cây còn quá nhỏ ,ta có thể tưới 30-10-10 nhiều lần hơn cho cây nhanh ra lá ,mau phục hồi tăng trưởng.
+ nếu không thích tưới phân nhiều lần có thể mua phân tan chậm nồng độ thấp cho vào chậu ,tiếp theo tuỳ tình hình bổ sung thêm phân cho lan.

-st-
Read more…