Cách chọn cu gáy mồi

16:17 |
Người chơi chim gáy lâu năm chỉ quan tâm và mong tìm ra những chú cu gáy có đặc điểm sát bổi. Chim mồi có những đăc điểm sau đây thường hay:



1. Chim khi gù có tròng vàng giản ra, tròng đen nhỏ(co) lại
2. Chim khi gù dơ cánh lên( thường thì dơ 02 cánh)
3. Chim có mỏ cong như mỏ con cắt và kèm theo giọng gù cà lăm.
4. Chim có vảy giao long cả hai chân và đóng kín không hở vảy nào.
5. Chim có giọng gù rè rè, âm thấp
6. Chim có bộ lông dặm cánh nhặt, mỏng như vảy con cá Diếc và có viền sáng vàng trên từng lông dặm cánh.
7. Chim gáy có âm hậu thấp nhất ở tiếng sau cùng.(tỉ lệ nhiều cho chim giọng thổ, thổ pha đồng).
8. Con chim sa cầu nhưng biết dặm gù và vẫn không đổi thế khi chim bổi chung thế.
9. Con chim nhỏ như con cun cút (chim bị còi).
10. Chim có cườm đóng gần khít vòng cổ
11. Chim chỉ gù một hoặc hai sạt khi chim vô thế, rồi sau đó xù lông từ đầu đến gần đuôi như con nhím, đi lòng vòng chậm chạp trong lồng, đầu gục gục như là đang muốn gù nhưng không bao giờ gù nữa (Quê tôi gọi là gù gió), loại này bắt chim bỗi cở nào cũng được.
12. Chim có mỏ đinh và khi gù cái mặt nó nghiêng song song đáy lồng, có động tác như cái liềm cắt cỏ
13. Viền ngoài lông quy cánh tưu tưu, sơ xác nhìn như kiểu lông đuôi quét đất.
14. Con có hình dạng giống chim mái nhưng là chim trống nghe(chắc bổi tưởng mái)
15. Chim cu gáy có móng trắng
Ngoài ra con có một số nhận xét như sau:
- Chim có cánh nhạn bắt nhiêu hơn chim không có.
- Chim có đường chỉ mỏ thẳng vào mắt bắt nhiều hơn chỉ mỏ cong
- Chim có chân màu đỏ hồng[giong đồng] bắt nhiều hơn chim chân nâu
- Chim có chân màu đỏ đậm hoặc nâu( giộng thổ) bắt chim nhiều hơn chân đỏ hồng.

-st-
Read more…

Chim khướu bạc má - khướu bách thanh

11:59 |
Chim khướu bạc má hay còn gọi là khướu bách thanh hót hay nhất trong cá loài khướu, chúng có thể hót nhiều giọng khác nhau nên được dân chơi chim cảnh rất ưa chuộng.



Chim Khướu bạc má có tên khoa học là Garrulax chinensis được chia làm 2 loại về mục đích chơi:
- Khướu hót: nuôi để nghe hót, thư giãn đầu óc, làm cho tinh thần được sảng khoái, giảm stress trong công việc và đời sống.
- Khướu đá: nuôi dùng để chọi, có thể chọi để thư giãn hoặc đơn giản chỉ muốn bá đạo
Nếu người mới tập nuôi Khướu thì khó mà phân biệt được con nào là Khướu đá, con nào là Khướu hót. Có người từng mua một con khướu, nhưng nuôi mãi thì thấy nó nhát và ít hót, hay phồng má khi nghe người khác hót trêu, họ nghĩ con Khướu này có vấn đề, nhưng thật sự nó mang tố chất của 1 con khướu đá dũng mãnh.

Cách chọn chim khướu bạc má
- Chọn khướu hót: có dáng người thanh mãnh, những sợi lông mõng, mỏ dài, chân thon cùng với móng chân dài và lông ôm sát chân.Long cánh bó sát thân sau sẽ tốt, lông đuôi dài cũng được nhiều người ưa thích. Khi nghe chim khướu khác hót thì nó sẽ ít nhãy nhót lại và hót đáp trả cùng với đuôi vẫy nhẹ.
- Chọn khướu đá: Có dáng người to con, chân trụ vững chắc, ngón chân ngắn và móng chân vừa phải thôi, vảy chân nổi lên, lông to bản và không ôm sát chân như khướu hót. Chọn mỏ ngắn nhưng to và chắc, long đuôi ngắn chứ ko nên dài như khướu hót. có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm, đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn. Đặc biệt nếu chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót thì nó không hót lại mà thường phát ra âm thanh nghe như "khẹc, khẹc..." để tỏ thái độ khó chịu của nó, kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.

Rất dễ nhầm lẫn giữa khướu hót và khướu đá vì chúng có hình dáng giống nhau nhưng những người chơi có kinh nghiệm nhìn kỹ sẽ thấy có các đặc điểm khác nhau rõ rệt về đầu, lông ở quanh mỏ, râu và đám lông đen ở phía dưới cổ, chim trống thường thì lông đen, đậm, đầu to hơn, nói chung là có vẻ oai vệ hơn, và chim mái chân thường ngắn hơn chim trống.

Cách chọn chim khướu bổi trống:
- Tốt nhất ta nên mua lại của những người đi bẩy chim, vì họ đi bẫy nên biết con nào là chim trống, con nào hót được nhiều giọng và hay, con nào ít hót, con nào thích hợp cho việc đá hơn.
- Nếu ra cửa hàng chim cảnh thì cần lưu ý không nên nóng vội quyết định,ngồi ra xa một tí và quan sát, chứ ngồi gần chim bay loạn xạ chỉ có nước hoa cả mắt thôi. Nếu ai có kinh nghiệm thì có thể hót giọng chim mái, hoặc huýt sáo nghe âm thanh như "chọc huyết, chọc huyết", hãy kiên trì, có thể mới tập nên giọng hót không giống chim Khướu cho lắm, sẽ có con nghe được, thế là nổi máu "anh hùng" muốn chứng tỏ cho tất cả biết nó là đầu đàn, là chim dữ , để lấy điểm với mấy em mái kia nên nó sẽ hót lại, và khi một con hót thì điều tất yêu là những con khác sẽ hót trả lời. Nếu là chim nhốt chung 1 lồng lớn thì hãy chú ý đến những đặc điểm dù là nhỏ nhất của những con chim hót, vì chắc chắn nó là chim trống, nếu nghe hót "rò rò..." và kêu nhỏ nhỏ không hót tiếng nào to cả thì đó là chim mái. Chim trống hót nhiều điệu và nhiều tiếng hơn, tiếng vang xa. Sau đó xem tổng quan lại một lượt, xem dáng con nào được, thích hợp cho mục đích nuôi của mình mới chọn. Nếu chim nhốt một lồng một em thì cũng làm tương tự, cách này dễ chọn hơn vì dễ so sánh giữa con này với con khác.

Thức ăn và nước uống cho chim khướu
Khướu là một loài chim ăn tạp, có thể ăn mọi thứ, có tính tò mò, thích khám phá, lại dễ nuôi.
Thức ăn của Khướu trước kia thì thường là bột ngô xay nhỏ ( 4 - 6 lon sữa bò), tép khô (1 - 2 lon), bột dinh dưỡng của baby ( 1 gói), trứng gà (2 - 3 quả)

Cách làm thức ăn cho khướu: bột ngô chiếm phần lớn, đảo đều ở trên chảo, cho lửa nhỏ, đảo đều tay, nên chia làm nhiều lần để tránh trường hợp bột ngô bị cháy do đảo không đều, khi ngửi thấy thơm thì đổ ra ở một tờ giấy báo. Tép cho vào chảo, cho nhỏ lửa, sao vàng, đến khi nào cầm một con tép, bóp nhẹ mà thấy giòn, vợ vụn là ổn, giã nát (giã nát vừa chứ không phải giã mịn đâu nha), đổ vào đống bột ngô. Bột dinh dưỡng không cần sao vàng, cho vào đống bột ngô kia, đảo đều tất cả. Tiếp tục cho trứng gà vào, trộn đều tay, bóp vợ vụn những viên bột, tiếp tục mang vào sấy hoặc đảo đều trên một chảo lớn, nhớ cho nhỏ lửa thôi nha! Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.

Nếu có điều kiện thì có thể bổ sung vào đó cào cào khô, hoặc tăng thêm lượng chất tanh cho Khướu. Khướu ăn tốt thức ăn ba bì.

Chọn lồng nuôi khướu:
Chọn lồng tre có nan khít được quét qua khoảng 2 - 3 lớp sơn mài hoặc Véc ni, vì như vậy lồng mới giữ được màu và khó bị lên mốc, không bị thấm nước.

Cầu (nèo) cho Khướu: Nên chọn những cái cầu to hơn ngón tay cái, nên kiếm một cành cây lõi chắc, hơi cong. đặt cầu sao cho cầu ở chính giữa lồng, nếu lồng có số nan lẻ thì đặt cầu sao cho số nan ở ngoài cửa nhiều hơn số nan ở phía sau (đối với lồng vuông).

Treo máng thức ăn và nước uống vào lồng cho chim, chứa thức ăn nên mua cái có hình dạng cái lu, bằng thủy tinh, loại lớn, nên mua khoảng 3 cái, 1 cái chứa nước, 1 cái chứa thức ăn, 1 cái dùng để thả cào cào vào cho ăn.

Cách tắm và vệ sinh cho khướu

Khướu thích tắm, vì thế Khướu thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng 2 tuần, khi chim đã dạn người hơn thì bắt đầu tập cho Khướu tắm, sang chim qua lồng tắm bằng cách đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy, khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lồng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Nhớ là vẩy nhẹ, lông ướt ít là ổn, chứ vẩy nhiều là chim nhát đó! Sau đó lùi lại phía sau, nên để lồng tắm ở nơi có nắng nhẹ, khi đó sẽ kích thích chim tắm hơn. Bạn ngồi ở gần đó, vừa xem chim vừa tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước. Ban đầu chim sẽ không dám nhảy xuống nước tắm, nhưng ánh nắng nhẹ sẽ kích thích nó, làm cho nó thấy khó chịu và ngứa ngáy, thế là nhảy vào tắm. Khướu thích tắm nên có thể loại bỏ được lũ rận chí. Khi nào chim hay nhảy bám vào thành lồng chứ không đứng yên, không rũ lông là Khướu tắm đủ, khi đó bạn nên mang lồng đến và sang chim qua lồng, cách sang cũng tương tự, đứng về phía lồng tắm, bắt đầu kéo cửa, khi chim đã qua thì đóng cửa lại, mang chim ra cho chơi nắng nhẹ, khi đó chim sẽ rũ lông, rỉa cánh nhằm lại hết bụi bẩn bám ở người.

Khi thấy chim hay rỉa lông, hay dùng chân gãi thì khi đó 80% là chim bị rận chí, có thể trị bằng cách tắm cho chim, pha vào nước một ít nuối ăn, cho chim tắm bình thường. Làm như vậy vài lần sẽ khỏi.

Buổi sáng, khi mang chim ra, sau khi nghe chim hót. Khi mặt trời lên thì có thể mang chim ra tắm nắng. Chim rất thích tắm nắng vào buổi sáng sớm, khoảng 3 - 5 phút là có thể mang vào, treo lồng ở trên cao. Có thể cho chim ăn cào cào theo chế đô sáng 2 con, chiều 2 con.

Cách giúp cho khướu bổi dạn
Kinh nghiệm của một số người muốn chim mau dạn thì tập cho chim quen ăn cào cào, cho ăn suốt 1 tuần liền, sau đó 3 ngày tiếp theo nhịn, không cho chim ăn, khi đó chim sẽ thấy thiếu cào cào. Ngày thứ 4 bạn cầm 1 em cào cào trên tay, đưa nhẹ đến bên lồng, khi này nó "say" cào cào nên 80% là nó sẽ nhảy đến mổ vào em cào cào và ăn ngon lành.Làm như vậy nhiều lần thì chim sẽ dạn.

-st-
Read more…

Tắm nắng cho chim vấn đề nên và không nên!

11:39 |
Ánh nắng mặt trời đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Nắng đem lại sự sống cho muôn loài, làm cho cây cối xanh tốt, đơm hoa kết trái. Về mặt sức khỏe, ánh nắng mặt trời còn tiêu diệt nhiều mầm bệnh, vi trùng gây bệnh có trong không khí như vi trùng lao… giúp loài người chúng ta có thể phòng tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm. Hơn nữa, nhờ tác động của ánh nắng mặt trời mà trên chất vitamin D nằm dưới da trở thành vitamin D giúp chúng ta phòng tránh được bệnh còi xương.Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh có tác dụng phòng và chữa bệnh còi xương từ năm 1919 bởi Hudschinsky, chỉ bằng khả năng quan sát và phân tích nhạy bén của bản thân ông. Trước đó, năm 1863, trong cuốn sách: “Chứng yếu phổi và làm thế nào để phổi khỏe hơn”, bác sỹ Dio Lewis đã viết trong một chương ngắn về tác dụng của ánh sáng mặt trời với đoạn như sau: “Tôi đã giúp rất nhiều người bị rối loạn tiêu hoá, đau thần kinh, thấp khớp, người mắc các bệnh tưởng trở lại với cuộc sống bình thường bằng cách cho họ tắm nắng”.
Tác dụng có lợi là tia nắng giúp chúng ta tránh được bệnh còi xương: Đó là nhờ tia U.V.B có trong ánh sáng mặt trời, giúp tổng hợp chất F.dehydro cholesterol có trong thức ăn, sự tổng hợp này xảy ra ở phần sâu của thượng bì để chuyển hóa F.dehydrocholestorol thành vitamin P3 giúp phát triển xương, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi
Tăng cường cho hệ miễn dịch: Với cơ thể, một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể miễn dịch và đặc biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển ôxy của hồng cầu để giúp cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn yếm khí.
Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp.



Làm khỏe da: Ánh sáng mặt trời cũng đã được xác nhận là giúp da khỏe mạnh và phòng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm (viêm da), vảy nến và trứng cá. Đối với chim chúng giúp cho chúng loại trừ rận mạt và ký sinh trùng, giúp lông sáng, khỏe đẹp.
Một nghiên cứu được đăng tải tại Tạp chí y khoa Journal of Preventive Medicine ở Mỹ đã chỉ ra: tiếp xúc với ánh nắng đầy đủ có thể làm giảm tỉ lệ tử vong vì ung thư vú và đại tràng cho người Mỹ khoảng hơn 30%.
Làm tinh thần vui tươi, sảng khoái: Ánh nắng đã tác dụng gián tiếp một cách tích cực đến mọi bộ phận trong cơ thể: “Làm tăng chuyển hoá, giảm chứng béo phì, giúp thận làm việc khoẻ mạnh, tăng chức năng thải độc cho gan, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và đặc biệt làm chúng ta cảm thấy vui vẻ, bớt u sầu và trầm cảm hơn. Nhiều người ở các vùng thiếu ánh nắng mặt trời đã mắc phải hội chứng “U sầu mùa đông” và phải dùng đến thuốc trầm cảm.

Vậy ánh nắng có tái hại gì không:
Dưới tác động kéo dài, do tác dụng cộng và hiệp đồng của tia UVA và UVB trong ánh nắg mặt trời làm cho tế bào tiếp xúc mau bị lão hóa.
Do tác dụng sinh ung của ánh sáng nên ANMT có thể gây ung thư da. Tác dụng sinh ung của ánh sáng đối với ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào gai là một hiện tượng tích lũy của ANMT trên da
ANMT có thể gây ra u hắc tố ác tính: đối với bệnh này, tác dụng sinh ung của ánh sáng mặt trời dường như không phải là tác dụng tích lũy mà có liên quan đến sự phơi bày ánh sáng đột ngột và dữ dội ở thời thơ ấu.
Đối với mắt nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì các tia tử ngoại sẽ đôt chết các tế bào mắt gây nên chết tế bào mắt và và đục thủy tinh thể gây nên mù mắt, (do cấu tạo mắt là một thấu kính hội tụ nên tập trung ánh sáng dễ đốt chết tế bào hơn )

Tắm nắng cho chim như thế nào cho hợp lý:
Đối với chim và sinh vật ace ta thường cho rằng phơi nắng để chim lên lửa, Thực ra phơi nắng là chim hấp thụ ánh nắng làm cho cơ thể khỏe mạnh tăng cường trao đổi chất, làm tinh thần sảng khoái,Giúp xương chắc khỏe, vì thế chim thường căng khi đc tắm nắng đầy đủ.
Vậy ace nhà ta nên phơi nắng chim như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và bao nhiêu là đủ mà ko gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. chỉ cần phơi mặt ra ánh sáng mỗi ngày từ 15 - 30 phút có thể đã là đủ cho mỗi chú chim của chúng ta. Cũng như với mọi món quà được thiên nhiên ban phát, chúng ta không được lạm dụng. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, chúng có thể bị cảm nắng, hỏng mắt,lông cứng và khô lông thời gian phơi lý tưởng nhất là Giờ phơi nắng lý tưởng là vào lúc từ 7-8 giờ sáng, nói tóm lại ngoài tự nhiên con chim biết phơi nắng vào giờ nào và bao lâu là thích hợp thì khi ta mang chim ra chúng ta nên treo bóng râm tầm 5,6 phút để mắt đóng mở thích hợp sau đó phơi nắng đến khi nào chim hết phơi thì mang vào không nên treo quá lâu

Kiến thức đc sưu tầm.!
Read more…