Cách phân biệt Vành Khuyên trống mái

14:27 |
Phân biệt Vành Khuyên trống mái bằng tiếng kêu:
+ Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật . Vành Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi đơn. Vành Khuyên trống âm thường đanh hơn và có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần (chiu…ịu) và thường kéo dài.
- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
- Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.
Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa.
+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee (tiếng rế) giậm chân trên cành rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái. nhưng loại âm thanh này không chỉ riêng con đực có…
+ Chim hót chuyện là chim trống (100%)
- Phân biệt theo vóc dáng :
+ Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.
+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.



Phân biệt theo phong thái:
Theo họ thì: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái và tư thế chân choãi ra như hình ( / ), còn khuyên mái thì thế đứng gần như song song. Chim trốnng hay bay, nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.
- Phân biệt bằng cách xem tu: ( Tu là : phần lông vàng ở hậu môn ). Phương pháp này phải phân biệt theo mùa.
Đầu mùa xuân chim ghép đôi và sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to gần như chim đực. Nên tỉ lệ chính xác sẽ ko cao cho vì thế chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu, tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường tu con đực cao nhọn và xuôi về phía đuôi. Kết hợp quan sát hai bên lườn chim, nếu thấy có lông tơ mọc nhiều đa phần là đực.
- Phân biệt theo màu lông:
Chim trống thì có mầu lông khác hơn chim mái ở những điểm sau: Lông trên lưng tươi và sáng hơn, lông cổ và phía dưới vàng tươi (chim mái vàng nhạt). Hoạ dày và trắng hơn chim mái. Lông bụng màu trắng sáng còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Lông sườn con đực đậm và vạch vàng dưới bụng (có khi suất hiện ở cả con mái) nhưng ở con trống thì to hơn và đậm hơn.
- Khuyên con nào nhìn sáng, lông mượt, bó sát người và lông đuôi có bản to, cuối đuôi tẽ ra 2 bên, lõm vào ở giữa thì tỉ lệ để có khuyên trống là rất cao.Dưới đây là phương pháp phân biệt chim trống và chim mái:



Thêm 1 số kinh nghiệm phân biệt vành khuyên trống mái
Để phân biệt khuyên trống mái có rất nhiều cách phân biệt dựa theo kinh nghiệm giúp người mói chơi có thể phân biệt. VD thổi tu, màu lông, tiếng gọi, nhìn đầu mặt, nhìn vạch bụng….
1/ Phân biệt khuyên trống mái bằng cách thổi tu: Ta phải phân biệt theo mùa, đầu mùa xuân chim ghép đôi và đang căng tu của con chim mái cũng cao và to như con đực cho nên tỉ lệ chính xác ko cao. Sau khi sinh sản xong tu của chim mái cũng vẫn to cho nên chúng ta hay bị nhầm. Vào mùa thu tỉ lệ sẽ cao hơn lúc này tu con mái sẽ nhỏ và ngắn thấp hơn so với con đực. Thông thường thì tu con đực cao hơn con mái nhưng lựa trống mái theo cách này không cao lắm chiếm tỉ lệ chính xác là khoảng 60%.
2/ Nhận biết vành khuyên theo mầu lông:
- Chim trống thì có mầu lông tươi hơn và đẹp hơn chim mái ở những đặc điểm như lông người trên lưng có mầu xanh tươi hơn và có ánh vàng ở đầu lông chim, chim mái thì mầu xanh xỉn hơn trông không được tươi tắn.
- Lông đuôi phía dưới và lông cổ chim trống có màu vàng tươi, chim mái màu lông ở cổ và lông đuôi dưới thì có màu vàng nhạt giống màu nõn chuối.
- Lông bụng phía dưới của chim trống có mầu trắng sáng như cục bông, còn chim mái thì mầu trắng hơi xỉn. Thường thì các con trống sẽ có vạch vàng dưới bụng tuy nhiên cũng có một số rất ít con mái có vạch vàng. Cách chọn này hiệu quả cũng không cao lắm chiếm 70%.
- Có một đăc điểm cần lưu ý: họa của chim trống thường to và dầy có mầu trắng sáng, còn chim mái họa thường nhỏ và mầu sẽ xỉn và tối hơn. Theo cách chọn này thì cũng không chính xác tuyệt đối.
3/ Phân biệt khuyên trống mái bằng tiếng kêu:
- Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn.
- Khuyên trống âm thường đanh, cao và gắt hơn, khuyên mái thì âm không đanh và tiếng rất cộc. Chim trống siêng kêu hơn, còn khuyên mái thì ít. Các bạn lưu ý là có rất ít những con trống kêu giọng mái mà vẫn líu như thường. Cách phân biệt này là có tỉ lệ cao nhất so với các cách kia chiếm 95%.
Các cách chọn vành khuyên mộc
Xin nói trước với các bạn là vóc dáng không quyết định gì tới tiếng hót hay, chỉ thuần túy để ngắm cho sướng mắt thôi, nếu mà dáng đẹp tiếng hay thì ai mà chẳng thích.
- Bộ đẹp thì nhỏ dài cao, thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn.
- Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp.
- Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn.
- Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.
- Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.
- Lông đuôi của con chim thế nào là đủ tiêu chuẩn: lông đuôi của con chim phải đủ 12 cái là chuẩn có những con 11 cái thì vẫn được, nhưng có những con chỉ có 9 cái sau này chim căng trông đuôi tóp sẽ mất cân dối với con chim.
Xin nêu một số kinh nghiệm chọn khuyên mộc, nếu muốn chọn được con chim mộc đẹp mà trong lồng nhiều quá nhìn sẽ khó chọn .
- Nhìn thẳng cửa lồng: Bình thường chúng ta hay nhìn thẳng cửa lồng như vậy thì chỉ nhìn được mỏ và mặt.
- Nhìn từ đỉnh lồng: nếu muốn nhìn vóc dáng con chim xem dài hay ngắn đuôi xòe hay ko xòe thì các bạn nhìn thẳng từ đỉnh lồng chim xuống thì nhìn rõ hơn .
- Nhìn thẳng theo chiều rộng của lồng: Còn muốn nhìn đầu con mặt con chim thì nhìn thẳng chỉ rõ được môt phần, các bạn nên nhìn từ chiều rộng của lồng lúc đó con chim mộc sẽ không hoảng đứng yên các bạn có thể nhìn rất rõ con nào đầu mặt mỏ có đẹp hay không, chân nó có cao hay không, móng trắng hay đen, họa dày hay mỏng sẽ lộ hết.
Chú ý khi nhìn bắt mộc lúc các bạn nhìn tay cầm cây móc chim gõ nhẹ vào lồng con chim hơi giật mình và mặt sẽ ngơ ngác lúc đó là lúc sẽ lộ ra hết vẻ đẹp của con chim.
Các bộ vóc dáng của vành khuyên

BỘ NHỎ DÀI, CAO
Thường những con nhỏ chim thì vai của nó hẹp hơn các bạn chú ý điểm này là sẽ thấy. Đầu mặt nhỏ nhọn nhìn con chim sẽ dữ tướng hơn. Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.

BỘ NGŨ ĐOẢN
Bài ở trên là bộ chim nhỏ dài, còn có một loại bộ chim đẹp các bạn lưu ý đừng bỏ qua đó là bộ chim NGŨ ĐOẢN, bộ này còn hiếm hơn bộ nhỏ dài, tướng con chim, mỏ ngắn, vóc dáng ngắn, chân ngắn, cổ ngắn, đuôi ngắn tóm lại là cái gì cũng ngắn. Những con này cũng được liệt vào bộ dạng cổ quái sẽ có những điểm hay riêng của nó.

BỘ TO DÀI
Những con khuyên to dài cũng được coi là ít gặp vóc dáng to như con khuyên nâu. Có những con to gần bằng con thạch yến. Có vài người ở HÀ NỘI được sở hữu em cũng có một con như vậy có một đặc điểm các bạn lưu ý là tất cả những con to của các bác ở HN cũng như của em là líu rất tệ líu ngắn ko đảo tiếng tất nhiên là cũng có thể có những con tiếng hay. Phải nói là nhìn thì rất đẹp gọi to tiếng đanh các bạn cứ lấy tiêu chuẩn của khuyên nâu ra so là sẽ thấy khác ngay



BỘ VAI TO ĐẦU TRÒN
Những con chim này thường thì người ta không thích lắm vì trông ko được đẹp lí do là nhìn vai to đầu tròn mặt con chim nhìn sẽ ko dữ chim, vóc dáng con chim thì người chơi hay gọi là mình CỦ ĐẬU. Theo kinh nghiệm thì những con chim này nuôi khá mau líu chơi bền, dễ chơi tất nhiên là cũng có con hay con dở. Vì đây là sở thích hình dáng con chim của mỗi người. Nếu mà con chim tiếng hay dễ nuôi mà vóc dáng có xấu một tí thì vẫn chấp nhận được. Những con chim có vóc dáng đẹp thường thì nuôi rất õng ẹo mà chưa chắc tiếng đã hay hơn những con ô mai xấu, mà đĩ tìm được con chim đẹp tiếng hay thì quả thực là khó và mất nhiều thời gian.

-st-
Read more…

Cách thuần chim Họa Mi mộc.

14:18 |
Họa mi được ví là "nghệ sĩ của rừng xanh" bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần.



- Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm "chim họa mi mộc". Người chơi chim sử dụng từ "mộc" để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi... Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.

- Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái "lồng cũi", cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen "đứng cầu", ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.

- Khi chim họa mi đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở "lồng nuôi". Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này. Không biết dùng từ nào cho chính xác nhưng có lẽ ta tạm gọi những chú chim như vậy là "chim tạm".

- Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Nhiều khi để theo dõi chim, tôi phải nấp sau những bức tường lắng nghe xem hôm nay chim của mình có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để "ốp" chim đực làm cho chim đực bớt hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách "ốp đực" không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim đực, mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Tôi thật may mắn khi đang sở hữu một con chim mái thuộc loại "đỉnh". Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là nó vẫy vẫy hai đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muốn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng "xốn xang" đáp lại tình cảm của cô nàng, quên cả hoảng sợ.

- Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực "tạm" ở gần những con chim "thuần". Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những "lãnh địa" riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ "phá đám"; họa mi đực thuần sẽ có hành động "dằn mặt" con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.

- Có thể nói chăm sóc chim "tạm" là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ "mộc", người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn "chim tạm" bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định... để tạo cho chim có những "phản xạ có điều kiện" phù hợp với cuộc sống trong lồng.

- Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng "sờ mó" vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất "nặng mùi" và không còn cách nào khác là phải "sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để "không ai đụng cham đến ai cả".

- Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim... Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được "ốp mái". Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những "tuyệt chiêu" mà có khi bạn cũng không ngờ tới.

- Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua "chim thuộc", không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu... hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt... Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.

- Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim... bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.

- Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.

- Sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn mở áo lồng chim, cho chim ăn hay tắm cho chim... bạn sẽ thấy chú chim không còn bay nhảy lộn xộn nữa mà chỉ nhảy vài cái lấy lệ. Trông thấy bạn nó không còn sự hoảng sợ nữa mà như nhìn thấy người quen. Vào mỗi buổi bình minh, bạn treo chim ra ngoài đón những tia nắng ban mai dịu nhẹ, âm áp, chú chim của bạn bình tĩnh mở mỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới... Khi ấy, có thể nói bạn đã thành công trong việc thuần hóa chim họa mi rồi.

- Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực "ốp mái" để kích thích "nam tính" trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong "tình yêu" có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi.

- Bằng kinh nghiệm và những phương pháp của mình, tôi thấy thông thường phải mất từ 4 đến 6 tháng để có một chú chim họa mi tương đối thuần, trường hợp cá biệt cũng có những con lên đến một năm hoặc hơn.

-st-
Read more…

Cách phân biệt Họa Mi trống mái chính xác nhất.

14:04 |
Đầu tiên cần phải nghe tiếng chim họa mi hót, tiếng hót vang, đanh chứng tỏ chim sung, cũng là để đỡ nhầm chim mái, (hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót). Có 4 tiêu chuẩn để chọn họa mi như sau: Nhất nhãn (mắt), nhị đầu, tam mao (lông), tứ cước (chân). Cũng có người xếp: nhất nhãn, nhị mao, tam đầu, tứ cước.



1. Mắt chim họa mi trống
- Mắt chim họa mi không giống mắt người, không có lòng trắng mà chỉ có lòng "đen" (thực ra nó có nhiều màu). Ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử, bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt.

- Lưu ý: không nên mang chim ra ngoài nắng để chọn vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại, bạn sẽ nhầm đấy. Xung quanh đồng tử là lòng "đen" dân chơi chim gọi là "TẢY", có nhiều màu tảy. Màu táy thường được chọn màu xanh đỗ xanh, màu nâu đen, màu cùi nhãn, các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là “CÁT”. Theo người Quảng Đông,Trung Quốc gọi “cát” là SA TẢY (Tiếng phổ thông Trung Quốc đọc là sa tỷ). Chữ sa có rất nhiều nghĩa (xe, sợi, cát, rơi...) chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi, tia, dây. Chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát. Vậy SA TẢY (SA = tia, TẢY = đáy, đế, nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT. Từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt, cần phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt. Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày, ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được. Về hình thể ban chọn "mắt méo" (dài, mí trên cong ít mí dưới cong nhiều), mắt "đầy" (nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân), thế là tạm ổn về mắt.


2. Đầu chim họa mi trống
Đầu chim họa mi có rất nhiều dạng: xà đầu, phương đầu, tiêm đầu, cáp giới đầu, nga đầu...). Nên chọn xà đầu (đầu rắn), loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng. Khi nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm, bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.

3. Lông chim họa mi trống
Chọn lông tơi, sốp, mềm, lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhưng ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình, ông bao đuôi dầy, to, lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng (tiết diên nhìn từ phía trước lại).

4. Chân họa mi trống
Nên chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm (chim già) không phụ thuộc màu, "đấm" to (chỗ phân ngón), ngón chân dài, móng dài thì hay khóa (túm vào cổ vào chân đối phương) nhưng không chặt, ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt.

* Lưu ý: Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con. Các bộ phận phải cân đối hài hòa, dài thì cùng dài (ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản). "Ngũ" gồm: mỏ, cổ, thân, đuôi và chân.
+ Mỏ: thẳng, cong, ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao, nét, không bị lép vẹo, gốc mỏ to, dầy. Đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe, trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy, khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh.
+ Thân: nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân "trúc thùng" (ống trúc) nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn. Lông my nên chọn "tuyến my"(my nhỏ, dài, thẳng) "câu loan my" (dài, cong dấu ngã). Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my... đều bỏ. Lông my nên chọn màu hơi xám, mịn. Chú ý: lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1 - 2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là "chỉ mỳ") là không tốt.

-st-
Read more…

Nguyên nhân khiến chòe than suy

13:58 |
Chòe Than suy là đang xuống sức , thân mình gầy còm, yếu ớt ( bụng nhô lưỡi hái lên - mỏng như cái lưỡi lam ), bộ lông từ đầu đến mình đều xù lên . Chim đã suy thì cả ngày gần như không hót , ngay việc ăn uống cũng lười biếng đừng nói chi là hót .

Chích Chòe Than bị suy không còn hăng mà chiến đấu nữa . Nếu kè lồng lại gần chim dữ thì nó tỏ ra sợ hãi và tìm cách trốn chạy . Chòe than suy là chim đang bị bệnh. Chòe than suy có thể thay lông bất thường, vì tốn công tốn của dưỡng nuôi cho phục sức trở lại , và mất khoảng một thời gian khá dài không nghe được tiếng chim hót (2-3 tháng).



Có nhiều lý do khiến cho chòe than bị suy , trong đó có bốn lý do chính sau :
+ Thiếu ăn
+ Chăm sóc chưa chu đáo (tắm nắng và tắm nước thường xuyên giúp cho em giảm stress và mau lên lửa )
+ Do bị bệnh
+ Do kiệt sức (nơi ở quá nóng bức; phơi nắng quá lâu; cho đi đá quá nhiều.v..v...)

Tất nhiên là còn do nhiều lý do khách quan khác , như thời tiết thay đổi bất thường , như di chuyển xa từ nơi này sang nơi khác nhiều lần...

Do thiếu ăn : Chòe Than không ăn nhiều , nhưng thiếu ăn một ngày là đã xuống sức mất rồi . Thức ăn mà thiếu chất bổ dưỡng con chim chích chòe than cũng suy yếu . Chẳng hạn như chim chích chòe than mà thiếu cào cào độ một tuần thì lười hót rõ rệt...

Do chăm sóc chưa chu đáo : Không đem chim đi dượt hay lâu ngày không tắm , lâu ngày không cho tắm năng ( phơi nắng sáng ) , để thức ăn trong cóng lâu ngày lên mốc và có mùi hôi , cóng đựng nước không súc rửa kỹ....là những lý do khiến chim chích chòe than bị suy .

Do bị bệnh : Bệnh thường gặp ở Chòe Than là : bệnh đường hô hấp , bệnh đường tiêu hóa , bện do thời tiết gây nên ... tắm nắng quá lâu chim cũng bệnh (cảm nắng) . Khi bệnh thì chim biếng ăn , có khi bỏ ăn nên sức khỏe sa sút trầm trọng...

Do kiệt sức : Trường hợp này thường xảy ra cho chim đá , xổ quá nhiều , đá quá lâu nên con chim phải kiệt lực .

Một khi đã nắm vững được lý do chính khiến chon chim bị suy thì việc nuôi dưỡng cho Chòe Than mau mập mạp khỏe mạnh không còn khó nữa.

Với con chim chích chòe than bị suy , dù là suy với bất cứ lý do gì , người nuôi cũng ngại trong việc nuôi dưỡng ! Tốn nhiều tiền có thể không tiếc , nhưng tiếc cái công phải bỏ ra chăm sóc cho chim trong khoảng thời gian dài cả mấy tháng trời.

Nuôi một con chim chích chòe than đang suy có phần vất vả hơn việc thuần dưỡng một con chim bổi . Chim đã suy thì thường không tránh khỏ nạn thay lông bất thường , như vậy một chứng sinh ra nhiều chứng ! Nuôi chim bổi sau một thời gian chắc chắn sẽ thuần thục , tăng giá trị hơn trong khi đó nuôi có mạnh lại đi nữa chưa chắc sau này sẽ hết suy . Mà dù chim có mạnh lại đi nữa thì cũng khó lòng giữ được đúng phong độ hùng dúng của ngày nào !

Một khi ta biết trước được những khó khăn có thể xảy đến cho mình thì cách tốt nhất là cố gắng phòng ngừa để tránh cho con chim yêu quí của chúng ta bị suy.

Các bậc tiền bối thường nói con Chòe Than nào mà mỏng lông thì mau hồi sức . Anh em chơi chim cảnh cũng chỉ bảo nhau kinh nghiệm, con chim mỏng lông, dài đòn là chim được nhiều người ưa chuộng , mỏng lông thì mau hồi sức , dài đòn là chim vừa đẹp vừa có sức lực ẩn nấu bên trong.

-st-
Read more…

Các tật của chào mào và cách khắc phục

13:54 |
Chim chào mào có nhiều tật xấu, sau đây là các nguyên nhân và khắc phục các tật xấu của chào mào nói riêng và các loài chim cảnh khác nói chung.



1. Tật ngoái cổ :
Tật này sinh ra do chim bị ép trong không gian hẹp, hoặc lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do tính mà sinh ra. Tật này phải được phát hiện sớm, chứ khi đã thành nết thì khó chữa, sác xuất chữa được rất thấp. Thường khi phát hiện chim mắc tật này thì đầu tiên sang qua 1 lồng rộng, có 02 cầu cho chim có không gian rộng và di chuyển lên xuống. Không đặt chim ở góc tường, phải để nơi thoáng; thoáng 4 mặt càng tốt. Dùng đĩa CD đặt chổ móc lồng. Khi phát hiện có dấu hiệu chim có thói xấu này mình thường cho chim vào lồng tập thể (lồng dùng nhốt chim khi bẫy về), đến khi nào thấy khi đứng trên cầu hoặc không bám vào nan lồng hoặc cổ ngữa ra sau thì sang về lồng lại.

2. Chào mào lộn mèo :
Tật này nguyên nhân dẫn đến gần như ngoái cổ, nhưng nếu 1 con chim mắc tật lộn mèo có thể dễ chịu hơn. Cách khắc phục là cho chim vào lồng có cầu phụ, hoặc nâng cầu lên cao để không có khoảng cách lớn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giăng dây, dùng dây cước căng ngang, 1 sợi song song với cầu chính, 1 sợi chéo vuông góc với sợi kia. Thời gian chim sẽ bớt, nhưng tật này không thể chữa được khi chim có lại không gian rộng (chỉ có cách sống chung với lũ),có thể cắt 1 bên cánh,đeo vật nặng ở chân,còn em thì thả nó vào cái lồng to,loại lồng dùng để cản mái...Thường chim sẽ xuất hiện khi ở trạng thái căng lửa hoặc yếu lửa. Nhiều con bình thường không sao, nhưng khi căng thì bị chứng này.

3. Tật cắn đuôi, cắn lông, cắn chân ở chào mào :
Có 2 trường hợp dẫn đến là chim bị rận mạt cắn do ít được tắm và phơi nắng. Trường hợp này thì thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 1 số trường hợp được xác định là chim quá căng và ức chế, mình cũng đã gặp 2 trường hợp : tự cắn chân đến chảy máu; tự cắn đuôi, cánh. Theo kinh nghiệm các bác khác thì thường mang chim đi dợt, và thường xuyên cho chim tắm, phơi nắng để chim giảm lửa. Tuy nhiên, những trường hợp tự cắn đuôi theo mình biết là chữa rất khó.Và lưu ý 1 điều các bác đừng dạy chim đá tay trừ khi nuôi chim đá,vì đá tay riết nó sung không đá được ai thì nó sẽ tự hủy hoại mình.

4. Sợ đủ thứ :
Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì và biết "hy sinh". Những em sợ màu đỏ, xanh của bố lồng, sợ trùm, sợ sào...Khi gặp tật này cách tốt nhất và hiệu quả nhất là để vật em nó sợ bên cạnh, thời gian sẽ quen, nhưng hậu quả là chim lông lá xơ xát, toác đầu...

5. Chim ngủ dơi (ngủ treo mình) :
Tật này thường buổi tối,chim còn nhát mà các bác bắt nó ngủ,khi trùm áo lồng lại thì treo chỗ tối,chim không thấy cầu đậu nên không chịu đậu trên cầu mà bu lồng hoặc bu nóc lồng thả lỏng người. Sáng dậy thì chim có trạng thái mất sức, lông đuôi toe hết...Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu,hoặc cho chim ngủ sớm(chú ý không trùm hết áo,phải hé hơi hơi để chim thấy ánh sáng mà đậu cầu ngủ). Thời gian chim sẽ dạn và bỏ.

6. Chim ỉa vào cóng :
Thói quen này là do chim thường hay tìm chổ cao để đậu và ngủ, dẫn tới đi luôn vào cóng. Tình trạng này để lâu ảnh hưởng đến sức khoẻ của chim, viêm đường ruột khiến chim khó đạt lửa, và mất mỹ quan. Cách trị là thêm cầu phụ,hoặc thay bằng ống nước dài.

7. Chào mào cắn bố :
Tình trạng này không phải là tật, nguyên nhân : chim thiếu chất hoặc chỉ là thói quen đùa nghịch. Trong 1 nhà có em nào xé báo, thì những em kia học theo, nhưng sẽ bỏ. Cách khắc phục tạm thời là : thay bố lồng, thường dùng tấm thảm, chim đi phân dễ rút nước và vệ sinh cũng đơn giản.

Các cách này có thể áp dụng cho các loại chim khác.

-st-
Read more…

Cách trị rận rệp cho Chim cảnh.

13:50 |
Cách thứ 1:
Bác tôi nuôi nhiều chim cò lắm hơn 30con đủ các thể loại. Chim chóc bị rận rệp cắn cứ đứng giơ chân gãi gãi hoặc rỉa lông rũ cánh xoành xoạch, nếu nhiều rận rệp hút máu chim gày xác sơ trông thấy, rồi có lần đc 1 người khách quí biếu 1 bình xịt trị rận mạt của nc ngoài nhìn rất xinh và sang trọng lắm.



Mấy hôm sau chọn ngày đẹp trời ô hí hửng mang ra phun cho mấy con hay rỉa lông rũ cánh nhiều nhất, phun xong vừa quay ra cầm chén trà chưa kịp uống thì 1con chào mào rớt uỵch xuống đáy lồng giãy đành đạch, đồng tử giãn to, mỏ ngáp ngáp không khí, chân khua khoắng 1 hồi rồi rồi từ từ duỗi dài nằm im thin thít, thế là e nó 1 lúc sau ra đi k bao giờ trở lại trong nỗi thương tiếc của ô bác tôi.

Ngay ngày hôm sau ô bác đạp xe lọ mọ vào bản cả ngày rồi mang về của các bác dân tộc Mường 1 khóm cây mà bà con gọi là "Mần tưới".
Cây này mấy bác dân tộc thường vò nát bỏ vào chuồng nuôi nhiều chim câu, gà đẻ, nhất là gà con hay bị rận rệp, mạt, mò cắn, sau 1 lúc thì kính thưa tất cả các loại ký sinh hút máu kia chuồn sạch... Thực tình tôi cũng chẳng biết nó có chất gì mà hiệu nghiệm thế nữa!!! Nếu làm lòng lợn các bác dt cũng ngắt dăm bảy lá vằm mịn cho vào dồi mục đích ăn nó thơm khử bớt mùi đặc trưng của ruột lợn...

Ngoài ra còn có ích lợi tránh được cho cả trẻ con chơi đất lê la không bị chúng bay sang chích đốt hoa hoét khắp chân tay mình mẩy.

Sau này mỗi khi chim có biểu hiện bị rận rệp đốt thì ô bác lại vặt vài ngọn cây mần tưới vò nát cho vào đáy lồng hiệu quả rõ rệt, ngay sau đó chim k thấy biểu hiện bị ngứa ngáy rỉa lông rũ cánh nữa mà chăm chỉ hót hơn nhiều. Chim k bị mất máu và stret nên cũng béo ra trông thấy.

Với lại trồng cây này thấy rất dễ sống, đất mùn xốp, ẩm ướt là phát triển ầm ầm nhìn nó lại xanh tươi mơn mởn đẹp như cây kiểng ấy. Các bác nuôi chim cảnh nên kiếm mà trồng rồi xử dụng cho chim cò vừa đơn giản lại an toàn cho e chim yêu quí, lại k sợ hóa chất công nghiệp độc hại cho cả chim lẫn người.

Trước khi đem chim đi rượt, ta vò nát vài lá cho vào bình tưới cây phun 1 tí vào lồng thì dù treo ở gần những con chim bân bẩn có biểu hiện nhiều rận rệp mà chủ nhân lười chăm sóc thì cũng an tâm và k làm mếch lòng ngta. Đôi khi rận rệp của chim mình bay sang "định cư" luôn chim lồng khác thì càng mừng..."Nhất cử lưỡng tiện" Chim mình hay hơn còn chim địch thủ thì giảm nhiệt mà chẳng rõ nguyên nhân???

Cách trị rận rệp phổ biến nhất là:
1. Giã nhuyễn 5-7 lá cây lọc rồi pha vào nước tắm.
2. Vò nhuyễn cho vào lồng chim.
3.Xách đi dượt thì bỏ vào cho nó bay đi.
Chú ý: Đây là cách trị rận mạt, rệp để các loài kí sinh này sợ mùi mà bỏ đi nên các bác xử dụng sao cho hợp lý + khoa học nhé.
* Có bác cũng đề cập đến xử dụng cây này trị rận, rệp, mạt cho chim, nhưng hình như giấu bí quyết nên nói rất mơ hồ?
* Nếu ai quan tâm đến các vấn đề xung quanh cây mần tưới thì cứ trao đổi qua bài này nhé vì tôi xử dụng chưa thạo thao tác trên mạng, nên k quán xuyến đc các vấn đề khác như gửi thư đ tử ở hộp riêng..nên chỉ đọc đc mỗi trang này...

Cách thứ 2:
Cho tắm nước bình thường pha chút dung dịch vệ sinh phụ nữ ( sorry AE nhưng cách của mình như vậy) tỉ lệ 1 nắp bình vệ sinh đó cho 1 khay tắm 1 lít nước. tắm suốt đời cũng được lồng bạn chịu khó vệ sinh mỗi lần tắm chim = nước đó cũng được hoặc pha nước muối tẩm vào khăn lau sạch phơi nắng cho chết mạt.

Cách thứ 3:
Nhà bạn có gần trung tâm y tế dự phòng không, qua đó hỏi mấy bác ở trung tâm y tế dư phòng xin một ít thuốc tẩm mùng (PERMETHRIN) về tẩm vào cái áo mặc cho chim độ khoản tầm 30phút - 1 tiếng là chim hết thôi. Còn lại bạn pha loãng độ 1cc (1ml) cho 20cc( 20ml) nước sạch quét lên toàn bộ cái lồng rồi đem để vào chổ mát, thì chẳng còn rệp rận dám ở nữa đâu .
Nếu không xin được thuốc thì bạn liên hệ với mình Đt 0986224439 mình tặng bạn một ít mà sử dụng

Cách thứ 4:
Bạn lấy lá xoan (sầu đâu) rồi vò nhẹ đặt vào dưới đáy lồng rệp cũng giảm nhiều. Đó là kinh nghiệm dân gian, lúc gà mái lên tổ ấp trứng, người ta quây 1 ít lá xoan vào dưới đáy ổ chống rệp, mạt.

Cách thứ 5:
Số là mình có em bổi trời hơn 2 tháng lồng, chim Dương Hoà (Huế), chim rất hay nên mình rất quý và quyết nuôi dạy thành tài. Cách đây 1 tháng mình phát hiện em nó bị rận tuy vẫn tắm và phơi nắng ngày 1, có lẽ bị rận từ lúc ở ngoài rừng. Mỗi lần tắm xong phơi nắng là rận bắt đầu xuất hiện chấm nhỏ li ti ngay dưới hầu, nhìn nổi da gà, nhưng nó không rơi ra, cứ bám rồi không phơi nữa thì chúng nó lặng mất. Mình không dùng lá Mần Tưới và thuốc nhúng mùng vì sợ bọn rận bỏ đi rồi lây qua mấy em khác. Được ông anh bày cho tắm nước chè xanh (1 khay nước tắm dùng 1 tách nước chè), mới trưa nay thôi, chim tắm xong thì thấy trong khay nước rận trôi nổi 1 đàn, con chết, con bị thương. Thấy sướng quá, thay nước mới cho các em khác tắm, cũng nước chè để kiểm tra, nhưng không thấy con rận nào, may. Như vậy, mình sẽ cho em nó tắm nước chè tiếp đến khi trong nước hết rận. Còn lồng, đáy lồng và áo mình cũng nhúng qua nước chè luôn.
Nuôi chim cũng được khá lâu, nhưng kinh nghiệm trị rận kém quá, chỉ biết vệ sinh, tắm và nắng thường xuyên. Được thêm 1 kinh nghiệm này thật quý báu và dễ thực hiện, chia sẽ cùng anh em

Cách thứ 6:
- Riêng tôi nuôi các loại chim trên 35 năm rồi có vài kinh nghiệm trị rận cho chim:
Cách 1 :Nếu nhẹ các bạn vui lòng lấy nước súc miệng Listerin hoặc PS đều được.Pha 4 nắp cho 1 lit nước.Tắm 3 ngày liền sẽ chết cả trứng luôn.Chim OK
Cách 2 :Nếu nặng các bạn pha Thuốc Hantox có bán tại các tiệm Thú y theo tỷ lệ trên hũ sau 3 ngày tắm hết ngay.

-st-
Read more…

Cách chọn lồng cho chào mào

00:24 |
Cách chọn lồng cho chào mào ở mỗi vùng miền có khác nhau, tùy thuộc vào phong trào và sỡ thích của mỗi người. Sau đây Sinh Vật Cảnh Việt Nam xin giới thiệu đến các bạn đặc trưng cách chọn lồng và đặt cầu cho lồng chào mào ở mỗi vùng miền.

Cách chọn lồng cho chào mào
+ Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang: thì hay dùng lồng lọai to, đối với lồng tre thì lọai lồng thường dùng là lồng từ 60 nan đến 80 nan, phổ biến là lồng 68 – 72 – 76 nan. Riêng khu vực Bình Định và khu vực Phú Yên giáp ranh Bình Định thường hay sử dụng lồng sắt (đây cũng là 1 nét đặc trưng của người chơi chào mào ở xứ Bình Định), lồng sắt cũng to tương đương lồng tre 64 – 76 nan. Khu vực này đa số sử dụng lồng tròn và hầu như ít khi dùng lồng vuông để nhốt chim.



+ Khu vực Quảng Nam – Đà Nẳng – Huế: hay dùng loại lồng Vuông, lồng vuông ở Huế và Đà Nẳng thì có điểm khác biệt nho nhỏ về kiểu nhưng nhìn chung kết cấu thì giống nhau. Khu vực này đa số dùng lồng vuông để nhốt chim, lồng tròn vẫn được dùng với tỉ lệ ít hơn, lồng sắt hầu như rất ít khi có người dùng.

+ Khu vực Phía Bắc: tỉ lệ dùng lồng tròn và lồng vuông tương đối là ngang nhau, đặc trưng của khu vực phía bắc là dùng lồng tròn làm bằng chất liệu tre Tàu, nóc lồng có máy bằng. Lồng tròn được sử dụng khỏang 52 – 60 nan có chiều cao giống như lồng sơn ca nhưng ngắn hơn. Lồng sắt ít được sử dụng ở khu vực này.

+ Khu vực Phía Nam: thường hay sử dụng lồng tròn và rất phổ biến, kích cỡ lồng thì rất đa dạng, lồng tròn cao lọai giống sơn ca từ 52 – 60 nan, lồng kiếm 60 – 64 nan đến lồng tròn 52 – 56 – 60 – 64 – 68 – 72 – 76 vì khu vực này có nhiều dân nhập cư, họ mang theo tập quán nuôi chim của khu vực mình vào phía Nam. Lồng vuông có tỉ lệ sử dụng không đáng kể, lồng sắt cũng được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam.

Lồng tháo đáy thì tiện cho việc dọn vệ sinh lồng, nhưng tháo hay không tháo thì vẫn nên dùng lồng đáy kín để tránh gió lùa thốc từ dưới lên – nguy hại cho chim. Khi lồng để không không sử dụng thì bạn nên kéo cửa ra, để nhỡ có ông ku chuột nào muốn vào thám hiểm thì có đường ra vào, nếu không ông í sẽ cắn nan chui vào, xong lại cắn nan chui ra - phiền toái cho ông í và cho cả mình nữa.

Lồng mới khi mua về ta nên quét lên lồng 1 vài lớp nhớt hoặc hổn hợp dung dịch khác (tùy theo sở thích từng người) nhằm tránh cho lồng bị mối mọt làm hỏng.

Trên đây là những nghiên cứu thực tế của tôi về lồng nhốt chào mào thông qua các vùng miền, nếu có gì cần bổ sung thì AE cứ mạnh dạn vào chia sẽ thêm.
Ngoài Bắc thì người chơi lồng cũng tạp nham (đúng như là vậy) lắm, tùy theo phong cách của từng người. chỉ có điều loại lồng to trên 60 nan - đường kính 35 trở lên thì rất ít, nếu có chỉ để ở nhà vì mang đi cội khá cồng kềnh, không cơ động.

Lồng tròn: Chủ yếu là lồng Vác, lồng tầu, lồng nóc bằng có nhưng ít người chơi hoặc mới chơi thì mới dùng vì loại nóc bằng giả tầu hay là tầu thật chim dễ sinh tật bám nóc và nhìn không đẹp (theo quan điểm của TM). Chơi chủ yếu là loại lồng tròn chuẩn (56 nan - 5 vanh có 1 vanh kép - DK 33cm) - chất liệu tre già hoặc trúc là thông dụng nhất. Một số người thích kiểu như thế này nhưng là lồng tầu. Nữa là có người thích chơi lồng trơn nhưng cũng có người thích lồng đục chạm ít nhiều hoặc rất cầu kì.

Lồng vuông: chủ yếu là lồng vuông Huế - rất thông dụng và được ưa chuộng cho những ai thích lồng vuông

Ngoài ra còn chơi cả lồng thái xịn hoặc thái vác (kiểu dáng thái nhưng làm giả lại vở Vác). Rồi có những người thích chơi theo phong cách riêng tìm những kiểu lồng đẹp rồi đặt mua về hoặc làm giả kiểu từ Vác.

Cách đặt cầu cho lồng chào mào

Tùy theo phong cách chơi chào mào của từng vùng miền mà cũng có cách đặt cầu khác nhau:

+ Khu vực miền Bắc thì hay đặt 1 cầu chính và 1 cầu phụ phía trên. Cũng có người đặt 2 – 3 cầu lượn nhìn cho đẹp và phù hợp với kích thước của lồng. Ít khi đặt 2 cầu song song.

+ Khu vực miền Trung đa số sử dụng lồng vuông nên hầu hết đều có 1 cầu chính, thỉnh thỏang có người sử dụng 1 cầu chính + 1 cầu phụ cho lồng vuông. Đối với lồng tròn thì thường đặt 1 chính + 1 phụ.

+ Khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang do đặc thù hay chơi lồng lọai to từ 64-80 nan nên cách đặt cầu cũng rất nghệ thuật, đa số nghệ nhân đặt từ 2-3 cầu song song, cầu thuờng là câu thẳng, cầu gai hoặc cầu lượn. Nhìn rất phù hợp với kích cở của lồng.

+ Khu vực miền Nam thì hay sử dụng lồng tròn nên cách đặt cầu cũng đơn giàn là: 1 cầu chính và từ 1 – 2 cầu phụ kèm theo. Nếu sử dụng lồng vuông thì thường là 1 chính + 1 phụ, nếu sử dụng lồng to thì vẫn theo cách đặt cầu của khu vực Bình Định – Phú Yên – Nha Trang.

-st-
Read more…

Cách ép giọng cho Chào mào má trắng.

00:19 |
Có nhiều phương pháp để ép giọng chào mào má trắng cũng như huấn luận chúng kỹ thuật đấu đá trở thành chim mồi để đi bẩy và đấu đá. Ta nên ép giọng chim má trắng từ lúc đã biết ăn thành thạo, lông đuôi ra 80% tức gần đầy đủ.

1. Dùng chim mồi hay (có thể là mồi nuôi từ nhỏ hoặc chim bổi hót đấu đá hay) :

Chào Mào má trắng bẫy về hoặc mua từ tiệm được tuyển chọn dáng vóc kỹ càng rồi tống mỗi ông vào một lồng, treo tập trung một góc, rồi thỉnh “thầy” về, khi ép giọng chú ý phải có ít nhất 2 thầy trong phạm vi ép giọng. Cứ treo như thế cho mấy thầy đấu với nhau, lũ kia lẩm nhẩm đọc theo. Chứ chim thầy có 1 ông, khi vui thì ông hót, khi bùn thì ông rỉa lông, ăn uống thử hỏi “bọn con nít” lấy đâu ra mà học, ép giọng như thế thì lâu lắm .Tiếp tục cho đến khi bung hết mí, trổ mã ra má đỏ, biết sổ to là cơ bản coi như xong. Lũ “sinh viên mới ra trường” mới biết hót nên thường siêng lắm, chơi cả ngày. Thường thì mỗi con nó bắt chước giọng của một con thầy nào đó, có khi lai lai giữa thầy nọ với thầy kia - chọn lại con nào lai tào lao, hót không tròn giọng, không nối giọng lại được là thải ra ngay. Con nào nổi lên là bắt đầu cho đi đấu dợt nhưng dợt ít thôi, không thì rất dễ bị lai giọng bậy.

Giọng hót chim non học được ở đây là âm điệu (cách ngân nga luyến láy, khoảng cách nhả âm), số âm tiết của tiếng sổ (điều này ít con bắt chước được lắm, nhưng nó vẫn cố theo) - chứ còn giọng to - nhỏ - đanh - trầm là do bẩm sinh, không học được. Thời gian này có thể cho ăn nhiều quýt ngọt, cam, mật ong để cải thiện giọng hót cho chim ngay trước giai đoạn thanh quản của nó phát triển hoàn toàn (trưởng thành).



2. Dùng máy phát âm cho chào mào nghe:

Nếu không có chim thầy mà muốn ép giọng cho chim non/má trắng thì chỉ còn nước dùng cách này.
Đi thu giọng sổ của một (một con thôi) con chim có giọng thật hay, phải thu gần, thu thật chuẩn, thu khi thầy đứng sổ 1 mình, thời lượng khoảng 15 phút là vừa. rồi phải xử lý âm sao cho khi mở ra nghe thật ưng ý (có thể nhờ người có chuyên môn nếu quen biết, nếu không thì chỉnh bass – trebb của file đã thu, rồi thu đi thu lại khi nào đạt thì thôi.

Nếu nhà có internet thì chịu khó lên diễn đàn chào mào hoặc trang web có video về chào mào, tải file chào mào hót về máy. Chọn lọc file có chất lượng âm thanh tốt, giọng hót bạn ưng ý dự định ép giọng cho chim của mình.

Tiếp theo là làm như ở trên, thay vì xài thầy thì xài máy phát, cho autorevert khoảng 30 phút/lần. Hoặc mở file trên máy tính. Mở từ 8h sáng đến khoảng 2h chiều thì ngưng cho lũ nhỏ “ôn bài”. Tốt nhất nên mở tầm chập choạng tối, lúc con chim chuẩn bị ngủ - cho nghe chừng 5-10 phút mỗi tối là hiệu quả nhất. Lúc con chim nó gần ngủ, cho nghe nhỏ thôi, vừa lọt tai nó như lời hát ru thôi, cho nghe nhiều rồi thì tiếng hót đó đi vào tiềm thức của nó, trở thành giọng hót tiềm ẩn trong nó. Sáng ra nó sẽ phát ra cái giọng mà hồi tối nó nghe được, đi vào giấc ngủ của nó - tự nó luyện. Chứ cho nghe lúc nó đang sung thì nó chỉ bắt chước chứ không phải là học. Đây là điểm khác biệt giữa học và bắt chước.

Khi chim đã sổ tốt rồi, kể cả một vài mùa sau nếu không cẩn thận, chim vẫn bị lai giọng bậy (chim bổi già còn bị lai chứ nói gì đến lũ này - rất dễ bị). Vì vậy, lâu lâu phải “thỉnh thầy” hoặc phải mở file cho nghe để nhắc nhở bài vở cho chúng.

-st-
Read more…

Cơ bản về chọn nuôi Chim Vành Khuyên

16:48 |
Chim Vành khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.



Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có người hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nơi trên thế giới.

Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Ở miền nam có hai loài:

1) KHOEN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

Ở miền bắc có hai loài:

1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Đây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...

Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tư âm lịch. Đây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở điểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý người nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.
Điều đó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.

Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

- Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.

- Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có người lại căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:

- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

- Chim mái thì kêu tiếng đục, âm trầm và ít kêu.

Thế như đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Thuần hóa chim bổi:

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhết bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

Xin lưu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Đôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới...

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chungs sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:

- Cào cào non.

- Bột đậu xanh trộn trứng.

- thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

Cào cào non là món ăn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.

Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

- Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Đậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.
Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.

Một điều hết sức lưu ý: Đó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dương trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thương, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được.

Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Đối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi.Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Điều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Điều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hơi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian người nuôi chim ưng ý với con chim của mình nhất.

Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu cảu mình.

Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí đó!

-st-
Read more…

Lựa chọn, nuôi và huấn luyện CCL để thi hót

16:30 |
Chia sẻ kinh nghiệm:
Bài viết này là nhằm chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong việc nuôi chích chòe lửa với các bạn và tôi xin chân thành hy vọng rằng, ngược lại, các thành viên sẽ cung cấp thêm thông tin về kinh nghiệm của mình vì lợi ích chung.



Chích chòe lửa là loại chim thi phổ biến nhất ở phía nam, nhất là lửa hót, một số nơi có tổ chức thi đá bên cạnh chòe than và họa mi. Vành khuyên và chào mào thì ít phổ biến hơn, chủ yếu ở phía bắc
Ở Singapore, có bốn loại chim thi đó là:
- Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus)
- Họa mi (Garrulux canorus)
- Vành khuyên (Zosterops palpebrosa)
- Chào mào (Pycnonotus jocosus)
Khi chim mới nhập về, trước tiên là thuần hóa làm nó bớt sợ hãi và sau đó là đào tạo để thi đấu về khả năng hót.
Chim thi hót được tổ chức bởi các câu lạc bộ nhỏ ở địa phương hoặc lớn hơn là hội chim cảnh, hội sinh vật cảnh. Mỗi cuộc thi thường thu hút hàng trăm người dự thi

Thi chích chòe lửa
Bình thường, trong khu vực thi chòe lưa hót, có thể thấy 30-120 chim giành năm giải gồm 03 giải đầu (nhất-nhì-ba) và 02 giải khuyến khích. Các chim được đánh giá trong suốt một khoảng thời gian hai giờ bởi một đội ngũ trọng tài gồm 3->5 người luân phiên nhiệm vụ của mình, như vậy trung bình chấm 30 chim/30 phút.
Một cuộc thi tại Singapore đánh giá dựa trên chất lượng và đa dạng của giọng hót, độ ồn, sức chịu đựng, nết chơi và vóc dáng của chim mà các điểm sau đây được trao tặng điểm:

1. Nhiều giọng 20
2. Hót to 40
3. Sức bền 20
4. Phong các chơi 10
5. Hình dáng 10

Tổng cộng 100

Lựa chọn
Mùa sinh sản của chích chòe lửa ngoài thiên nhiên từ tháng tư đến tháng bảy, do đó có thể mua chim non từ các tiệm chim vào tháng 5.
Hầu hết các fan thường chọn chim non cho mình bằng cách đánh giá về độ dài cơ thể, đôi chân của chim, đuôi, cánh, phẩm chất lông, kích cỡ của đầu, mắt, dáng đứng, sức khỏe của chim ..v.v.., nhưng có khi nhiều sự lựa chọn một cách cẩn thận này sẽ đưa đến kết quả thất vọng sau này. Không có phương pháp nào đảm bảo chọn được một con chim có chất lượng hay không ở giai đoạn này, dù cho chim ở cùng một tổ vẫn có con này, con khác

Một số fan mua từ các nguồn đáng tin cậy, do đó, khả năng có chú chim tốt tiềm năng từ chim cha mẹ hoang dã là lớn hơn. Những con chim non này sẽ được lọc lại một lần nữa sau ít nhất sáu đến chín tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Có khi một chim con xấu có thể trổ đẹp sau đợt thay lông đầu tiên.

Ấn tượng với trọng tài là gì ?
từ chim chuyền, nó sẽ thay lông cho hình dáng bên ngoài như chim trưởng thành trong thời gian 6-7 tháng. Một con chim với đầu, cổ, cơ thể, cánh, chân và đuôi ở tỷ lệ cân đối và biết đánh đuôi kết hợp sàng cầu sẽ nắm bắt được sự chú ý của các trọng tài là người sẽ thưởng điểm cho ' phong cách chơi' và 'hình dáng'.
Thông thường là một con chim hấp dẫn như vậy có thể gây ấn tượng với các trọng tài rằng nó được trao tặng nhiều điểm mặc dù những điểm mạnh thực sự không liên quan đến giọng hót.

Giọng hót của chích chòe lửa
Thật ra rất khó khăn để tìm được một con chích chòe lửa hót tốt ở năm đầu tiên. Chim tốt với giọng hót rõ ràng tự nhiên cộng với khả năng bắt chước giọng của các loài chim khác. Giọng hót to và dạn người có thể cải thiện được với thời gian. Chích chòe lửa sẽ hoàn thiện sau khi chúng được 2-4 tuổi.
Nói chung, những con chim có chất giọng tuyệt vời có thể không có lợi thế trong lúc thi do ban giám khảo không thể đánh giá được trong một môi trường ồn ào với những con chim được đặt quá gần nhau. Đây là một nhiệm vụ khó khăn để chọn ra một thí sinh hót hay.
Một con chim hay thường có một giọng hót lớn, “tông” cao. Những con chim có thể hót một cách tự do trong bốn vòng mà không sợ đám đông, tiếng ồn hay chim lạ khác sẽ đáp ứng được yêu cầu của ban giám khảo.

-st-
Read more…

Các Vấn Đề Cơ Bản Để Nuôi Chích Chòe Lửa

16:16 |
Bài viết này sẽ giúp người bắt đầu chơi chích chòe lửa tìm hiểu về cách chăm sóc chim cơ bản nhất. Dưới đây là tóm tắt về những gì cần phải làm:



LỒNG CHIM:
1. Khuyến khích nuôi lồng rộng vì chích chòe lửa là chim có bộ đuôi đẹp và dài. Có thể ước tính đường kính lồng tối thiểu theo công thức:
(Chiều dài của đuôi chòe lửa + 7,6 cm) x 2
Vì vậy, nếu chim có đuôi dài 17-18 cm kích thước lồng tối thiểu được xác định (đường kính của lồng) là khoảng 51 cm.

ÁO LỒNG:
2. Dùng để che lồng chim. Chim bổi mới đem về nó thường cố gắng chuôi đầu của nó ra khỏi lồng, vì thế cần phải phủ áo lồng gần như hoàn toàn. Nó giống như một bức tường ngăn không cho chim muốn thoát thân mà cố chúi đầu ra ngoài. Để thuần hóa chim, áo lồng sẽ được mở dần. Ngay cả với chim đã thuần, cũng nên phủ ½ lồng để chim có một cảm giác an toàn.

VỊ TRÍ ĐẶT LỒNG:
3. Nếu treo lồng chim trong nhà, nên chọn một góc mát mẻ của căn phòng để treo lồng. Không nên quá sáng hay quá tối. Vị trí cần được thông thoáng và không bị gió lùa. Không nên treo ở nhà bếp do thay đổi về nhiệt độ.
4. Con chim phải thích hợp với nơi bạn chọn. Nếu nó bay liên tục và bám trên các nan lồng, có thể vị trí đó không phù hợp. Hãy cố gắng tìm một vị trí tốt hơn.
5. Khi đã chọn được vị trí treo chim, không nên thay đổi nó mà không có lý do chính đáng. Chích chòe lửa là một con chim có tính lãnh thổ cao và nó cần phải quen với vị trí mà bạn đã chọn cho nó.

THỨC ĂN KHÔ:
6. Lúc mới bắt chim về nên cho chim ăn loại thức ăn mà chủ củ đã cho ăn, không nhất thiết đó phải là thức ăn tốt nhất cho chim vì người bán thường dùng thức ăn dạng viên cho gà hoặc loại thức ăn giá rẻ khác.
7. Ngoài bột cám ra, chòe lửa còn được cho ăn dế, mealworms, châu chấu, côn trùng khác và cá nhỏ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chòe lửa là loài ăn côn trùng vì vậy phải bổ sung thên côn trùng sống.
8. Kiểm tra phân để biết rằng chim tiêu hóa tốt. Lý tưởng nhất, phân của chim phải khô với màu trắng (urê) và một chút màu đen của chất thải. Chim ị phân đen nhiều chứng tỏ thức ăn không thích hợp. Tôi không nghĩ rằng cám gà con là phù hợp cho chích chòe lửa.
9. Nếu thức ăn khô là phù hợp, chim sẽ ăn chúng một cách dễ dàng. Nếu thấy chim dùng mỏ bới thức ăn làm bột rớt trên sàn lồng, đây là một dấu hiệu cho thấy nó không chịu ăn nhiều thức ăn khô. Trong trường hợp này, hãy xem xét hoặc bổ sung thêm côn trùng và / hoặc thay đổi thức ăn khô.
10. Nếu cần thay đổi bột cũng nên thay đổi từ từ. Nếu không, chim sẽ không ăn loại thức ăn mới và nó sẽ chết đói. Bột mới nên trộn với côn trùng trước khi cho ăn. Bằng cách này, chim sẽ chấp nhận thức ăn mới và hệ thống tiêu hóa của nó sẽ làm quen với loại thức ăn này. Trước khi bạn ngừng cung cấp côn trùng nên kiểm tra phân chim để đảm bảo rằng thức ăn này phù hợp với chim.

TẮM CHIM:
11. Nên mua một cái lồng tắm riêng cho chim. Chích chòe lửa cần tắm cách ngày hoặc mỗi ngày
12. Sau khi tắm, treo lồng ở nơi mát mẻ bên ngoài để cho khô lông. Không nên đặt chim ở ngoài nắng. Chích chòe lửa là loài chim rừng không cần nhiều ánh nắng mặt trời.
13. Chim chịu tắm là một dấu hiệu tốt. Nó chỉ ra rằng chim đang trở nên thoải mái hơn với môi trường xung quanh.
14. Nếu chim không tắm trong khoảng 15 phút, không nên phun nước. Chỉ cần đưa nó trở lại lồng của nó và trong vòng một vài ngày nó sẽ muốn tắm. Phun nước có thể dẫn đến việc nước vào phổi gây bệnh hô hấp cho chim.

-st-
Read more…

Sự thay lông của chim và cách chăm sóc

23:52 |
Như chúng ta đã biết mỗi năm chim sẽ thay lông một lần vào đầu mùa mưa. Cũng có khi thay nhiều lần do sự thay đổi đột ngột như thời tiết như chuyển từ miền nam ra miền bắc hay thay đổi thức ăn đột ngột. Thời gian thay lông thường là 3 đến 4 tháng. Sự thay lông là một hiện tượng bình thường để chim bảo vệ thân nhiệt vào mùa đông như con người ta đi mua áo ấm hay áo gió vậy.



Quá trình thay lông được diễn ra từ từ. thường thì chim rụng hai ba cọng lông đuôi trước tiên và rụng đâu thì mọc lại liền ở đó rồi tới cánh mình đầu. Quá trình thay lông diễn từ từ cứ lông này thay hết đến lông khác và vẫn đảm bảo chim bay lượng đc như bình thường để kiếm thức ăn và giữ ấm cho cơ thể.

Quá trình thay lông do cần nhiều dinh dưỡng để tái tạo lông mới cũng giống như con người ta thay răng vậy nên cơ thể mệt mỏi và ê ẩm + với thời gian chăm sóc con cái trong thời kỳ sinh sản (nếu là chim ngoài tự nhiên ) làm cho sức khỏe suy giảm và dẫn tới mất lửa nên chim ko sung không hót nhiều và thường hay hót truyện chứ ít hót sổng, đây cũng là hiện tượng bình thường.

Vì thế nên ae ta nuôi chim thường thích chim thay lông nhanh để mau có lửa mà chơi. Như chúng ta đã biết, bất cứ nghề nào cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mĩ và công phu thì chơi chim cũng không ngoại lệ. và chúng ta đã biết dục tốc thì bất đạt vì thế nên mình nghĩ khi chim thay lông ta nên chăm sóc như mọi ngày tắm nắng tắm nước và cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho chim! như sâu dế cào cào trứng kiến thịt bò... và tùy theo loại mà cho chúng ăn hợp lý, nên dọn vệ sinh lồng, bố và Cóng sạch sẽ vì thời gian thay lông chim yếu nên dễ mắc bệnh. Đừng có tư tưởng để bộ lông dơ chim ngứa bức lông nhanh hơn, làm như thế lông mới thay ra cũng ko đẹp, mà lồng củ có cái do chim bức nên gãy gốc ko ra đc. có một số bạn hay hỏi sao chim mình thay lông đuôi hay một số bộ phận ra lông ko đc, lý do là lông bị gãy sát gốc nên lông mới không mọc ra đc. cũng có thể do chim nhảy gãy hay chim bức lông gãy. Ngoài ra một số người còn nói đến cho ăn thằn lằn (thạch sùng) thì theo mình là không nên, mình thấy trên diễn đàn có một số bạn hay hỏi sao chim hay nổi hột, có thể lý do là cho ăn thạch sùng, thịt thạch sùng không độc, nhưng lớp phấn trên mình nó thì gây ra dị ứng. giống như một số ngươi dị ứng với thức ăn, ăn vào nổi hột và ngứa, và ko phải con nào cũng bị, giống như một số người bị phong ăn thịt vịt xiêm thì bị ngứa, còn một số người thi không sao.

Một số bạn muốn chim mình nhanh thay lông thường có những cách như cho chim tắm khi trời mưa hoặc cho ăn tép khô, thực ta tép khô có muối nên làm chim rớt lông nhanh, nhưng mình nghĩ là ko nên vì như mình đã nói thời gian này chim khá yếu sức, tắm mưa thời tiết lạnh dễ gây cảm cho chim, con người ta ra đường trời mưa còn phải mặc áo mưa huấn chi là chim đang thay lông. Còn cho ăn tép khô thì mình chưa thử áp dụng nên ko giám bàn tới.

Với mình khi bạn thấy chim có hiện tượng thay lông thì pha 1 ly dấm ăn vào thau nước cho chim tắm, khi tắm xong phơi nắng vài phút và trùm áo lồng lại và treo vào nơi mát mẻ làm khoảng 2 đến 3 lần chim đổ lông rất nhanh đây là phương pháp mà tôi đã làm có hiệu quả khá hay mà lại không ảnh hưởng sức khỏe của chim. và nhớ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì bộ lông mới mới đẹp đc và chim nhanh lên lửa.

Trong quá trình thay lông! không biết các bạn thì sao chứ theo mình không nên dợt chim như than hay lửa và một sốc laòi khác. Vì làm thế giống như chim lên lửa ảo làm chậm quá trình thay lông, nhất là chòe lửa cho chúng đi đấu khi lông đuôi chưa ra đủ hết cỡ, như vậy sẽ làm hạn chế chiều dài của đuôi, cũng như làm cho đuôi của chúng bị chẻ làm hai thành chữ V, khi chân lông chưa cứng. bộ lông chưa cứng mà ra trận thì thật là nguy.

Chút kinh nghiệm mình chia sẽ cùng các bạn và mình mong các bạn có phương pháp nào tốt cho quá trình thay lông của chim hay chăm sóc như thế nào thì xin cho vài ý kiến để ae có thêm kinh nghiệm. Cái thứ 2 là không yêu xin đừng nói lời cay đắng.

Chúc các bạn và cả nhà sinh vật cảnh của ta đoàn kết mọi người ngày càng có những chú chim hay đẹp, và phải bảo tồn để đời sau đời sau nữa có chim chơi, chứ tình hình có một số vùng chim hay đã tiệt chủng.

-st-
Read more…