Cách trồng và chăm sóc hoa lan hồ điệp

10:35 |
Lan Hồ Điệp có tên tiếng anh là Phalaenopsis hay Moth orchird. Lan hồ điệp là một trong những loài Hoa Lan quý phái, lộng lẫy và rất lâu tàn. Nếu chúng ta chăm sóc tốt thì một chậu lan Hồ Điệp có thể trưng bày từ 3 đến 4 tháng thậm chí 6 tháng mà vẫn còn nhiều hoa. Và sau khi hoa tàn quý khách chăm sóc tốt thì lan Hồ Điệp sẻ lên khỏe và sớm ra hoa lại. Sau đây là hướng dấn cách chăm sóc Lan Hồ Điệp:



1. Chăm sóc Lan Hồ Điệp trước Tết:

- Những chậu Lan khi bạn mua mang về trưng bày trong ngôi nhà của bạn cần để nơi ánh sáng vừa phải, tuyệt đối không để nắng trực tiếp chiếu vào lá sẻ bị vàng, cháy, hoa nhanh tàn…Nhiệt độ tốt nhất là 21-320C.
- Nên tưới hoa vào buổi sáng, trước khi tưới nên xem chậu Lan có bị thiếu nước nhiều hay không để cung cấp nước vừa đủ cho cây. Không được tưới phun lên cánh hoa, như vậy hoa dể bị đốm và nhanh tàn, nếu trên hoa bị bám bụi thì quý khách có thể dùng nước tưới phun lên hoa cho bụi trôi theo nước. Chú ý khi tưới nên tưới vào gốc, nếu lá bị ướt nên dùng quạt cho khô trước khi trời tối, vì nước đọng trên lá sẻ dể làm cho lan Hồ Điệp bị thối lá…
- Định kỳ 1 Tuần, quý khách nên tươi thêm dinh dưỡng cho cây như phân Rông biển 1 gói nhỏ pha với 32 lít nước, hay B1 30ml/20 lít nước và phân 20-20-20 10g/20 lít nước để cây khỏe mạnh, hoa lâu tàn hơn.
- Những chậu Lan có trồng thêm cây trang trí như Rêu San Hô, cỏ Lan Chi, Mạc lan Hàn Quốc, cỏ May mắn, cây Gala của Châu Âu… thì tưới nước riêng hàng ngày, 1-2 ngày 1 lần.

2. Chăm sóc Lan Hồ Điệp sau Tết ( Hết Hoa):

- Sau khi Chậu hoa lan Hồ Điệp tàn hết hoa ( khoảng 2-3 tháng sau khi trưng bày), Qúy khách cần tháo rời từng cây ra khỏi chậu men.
- Bước 1: Cắt hết những rễ hư, thối, để khô ráo khoảng 2h cho vết cắt khô.
- Bước 2: Chọn một vài cái chậu nhỏ bằng đất nung có nhiều lổ, hoặc chậu nhựa có móc treo để trồng từng cây Lan Hồ Điệp vào .
- Bước 3: Chọn giá thể trồng bằng Than vụn. xơ dừa, zớn Trắng ChiLê…
- Bước 4: Trồng cây Lan vào chậu chèn Than, zớn cho thật chặc, đảm bảo cho cây không bị lung lây.
- Bước 5 : Để cây cảnh nơi ánh sáng yếu, nơi hiên nhà, dưới tán cây, hoặc che hai lớp lưới sáng 70%, nếu có điều kiện nên che mưa cho những chậu Lan Hồ Điệp.
- Bước 6: Định kỳ tưới nước, tưới phun phân qua lá cho cây, lúc nhỏ dùng phân N-P-K 30-10-10 hoặc 20-20-20 bổ sung thêm B1… Và định kỳ phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây theo phương pháp 4 đúng.

-st-
Read more…

Cách trồng và chăm sóc Lan Hài

15:06 |
Cây Lan Hài dễ trồng, dáng cây tốt, mau ra hoa, hoa to có màu từ hồng đến đỏ với hình dáng tuyệt hảo. Cây Lan Hài là sự kết hợp giữa hai vẻ đẹp của cây lan Delenatii (cây mẹ) và cây lan Vietnamense (cây cha), một vẻ đẹp Á Đông thuần túy.



Lan hài thường sống ở vùng lạnh ẩm của núi cao nên chúng không phát triển tốt khi mang xuống đồng bằng do đó gây cho chúng ta ấn tượng là Lan hài khó trồng. Thật ra thì Lan hài có 2 nhóm:

- Nhóm lá có vân, thường chịu được nhiệt độ ấm, sống tốt ở đồng bằng: nhiệt độ thích hợp cho chúng là15, 5oC – 18oC về đêm, nhiệt độ ban ngày 22oC – 26,5oC .

- Nhóm lá không có vân, thích hợp vùng núi cao, lạnh. Nhiệt độ ban đêm 10 oC – 13oC, nhiệt độ ban ngày 15,5oC – 18oC.


Vì vậy ở đồng bằng chúng ta có thể trồng Hoa Lan hài được và như ta đã biết, quanh Sài Gòn, Gia Định xưa Lan hài mọc khắp mà sách vở còn ghi, như loài Paphiopedilum concolor gọi là Hài Gia Định. Hơn nữa các Lan hài lai chịu được khí hậu nóng ở đồng bằng đã được nuôi trồng khá phổ biến ở nhiều nơi.

Như vậy ngoại trừ ở cao nguyên như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột…là những nơi lý tưởng để trồng Lan hài còn ở đồng bằng thì nên chọn những loài chịu khí hậu nóng, thường là những loài có vân ở lá.




1. Ánh sáng cho cây lan hài

- Lan hài phải được trồng dưới mái che râm mát;

- Độ sáng thích hợp là 30 – 40%, nên trồng dưới mái hiên có ánh sáng khuyếch tán là tốt nhất;

- Thiếu nắng lá sẽ đậm màu, dư nắng sẽ tái nhạt, quá dư nắng lá sẽ bị cháy và cây dễ khô héo.

2. Chế độ tưới nước cho hoa lan hài

- Việc tưới nước là quan trọng vì Lan hài mọc nơi ẩm ướt , không có giả hành phù mập để trữ nước;

- Phải giữ ẩm suốt năm, không có kỳ để khô;

- Thường tưới 1-2 lần/ ngày bằng vòi phun sương, mùa khô tưới thường xuyên;

- Tưới nước đẫm trước và sau khi tưới phân;

- Vào mùa mưa các chậu Lan hài phải được đặt lên sạp hay treo lên giàn để chống việc úng nước làm Lan hài bị thối.

3. Chậu trồng và dinh dưỡng cho hoa lan hài

- Chất trồng và chậu trồng phải giữ ẩm tốt, chậu trồng nên có nhiều lỗ;

- Chất trồng không nên có đất, hỗn hợp chất trồng tốt là xơ dừa vụn hoặc sợi dớn, than gỗ vụn;

- Với loài sống trên đá vôi cần thêm vài viên đá vôi, hoặc có thể thế bằng vỏ trứng, vỏ sò đập vụn;

- Trộn hỗn hơp rồi cho vào nữa phần chậu, đáy chậu bỏ một lớp than vụn để dễ thoát nước, cho cây vào giữa chậu cho thêm chất trồng phủ rễ nhưng không phủ kín gốc.

4. Bón phân cho hoa lan hài

- Có thể bón NPK 1-2 lần 1 lần, cần có 40ppm Ca++ và 20-30ppmMg++;

- Dùng nước phân hữu cơ pha thật loãng hoặc tốt nhất là nước tiểu pha loãng 1/10;

- Cần theo dõi để bổ sung đá vôi, vỏ sò ốc…;

- Mùa nắng tưới nước và phân thường xuyên, mùa mưa giảm bớt do sự quang hợp giảm. Nếu thấy đầu lá nâu khô thì ngừng hẳn việc tưới phân.

5. Sang chậu hoa lan hài

- Sang chậu khi cây trưởng thành mọc ra ngoài chậu, chất trồng bắt đầu mục nát, thoát nước kém, sang chậu ngay sau mùa hoa. Khi sang chậu cần nhẹ nhàng.

- Cần bỏ hết chất trồng cũ, rễ hư thối, cần rửa rễ với thuốc trừ nấm;

- Tưới nước đẫm cho chất trồng ổn định và chờ 3-5 ngày sau mới tưới trở lại, cần tưới sương trên lá vào mùa hè để giữ ẩm, đến khi chồi mới phát triển thì tưới đều trở lại.

6. Cách nhân giống hoa lan hài

- Nhân giống bằng cách tách chiết, kết hợp khi sang chậu;

- Tách cây ra từng bụi 2-3 cây một đơn vị, có thể dùng tay hoặc kéo xắn đứt căn hành giữa chúng;

- Cắt bỏ lá già,rễ hư, bỏ đất trồng cũ rồi trồng vào chậu mới với đất trồng mới.

7.Trị các bệnh thường gặp ở hoa lan hài

- Bệnh thường gặp là nhện đỏ và rệp bột nên xử lý bằng thuốc chống côn trùng loại Dimethoate mỗi tháng 1-2 lần;

- Dùng thuốc trừ nấm như Orthocide, Benomyl tháng/lần để ngừa việc thối gốc, thối rễ.

-st-
Read more…

Kinh nghiệm tách, chiết, thay chậu Cattleya (Cát Lan)

15:18 |
1. Chuẩn bị đất trồng: giới thiệu ba loại phổ biến
- Than: than đập nhỏ nếu chia được ba cở càng tốt cỡ lớn,cỡ trung và cỡ nhỏ,sau đó nếu bạn là người kiên nhẫn, đem than đi ngâm cho đến khi chìm hẳn xuống nước thì có thể trồng lan được rồi( ngâm như vậy khi trồng rễ mới bám tốt không thun đầu rễ,còn nếu muốn trồng liền thì bạn phải đem luộc một lần để sôi chừng mười lăm phút,sau đó để một đêm giữ luôn nước ,sáng hôm sau,xả lại bằng nước lạnh ba lần ,phơi cho khô than khô rồi sau đó đem trồng



- Dớn cọng loại 50.000đ/kg: cũng cần luộc qua một lần như than, sáng xả lại ba nước phơi khô rồi đem trồng
- Dớn trắng (dớn lông, sphagnum moss) nên dùng loại 120.000đ/kg, bền, theo ý kiến riêng của mính là tốt nhất,cây mau hồi phục ,nhanh phát triển
- Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu luộc qua như vậy chất trồng lâu thoái hoá hơn

2. Chậu: Mình có thể dùng hai loại chậu chậu nhựa và chậu đất có lổ, nhưng chậu nhựa khi thay chậu ít tổn thương bộ rễ, chậu đất giữ nước tốt hơn,nếu môi trường tương đối mát nên chọn chậu nhựa,nếu môi trường nóng hơn,thì nên chọn chậu đất, chậu chỉ cần rửa sạch phơi khô là trồng được rồi không cần luộc chậu

3. Tách chiết: trồng lan tách chiết tốt nhất là vào đầu mùa mưa,tuy nhiên do đặc tính sinh trưởng của mổi cây khác nhau nên tốt nhất là khi nào bạn thấy giả hành mọc sau cùng ra ba đến năm rễ non là đến thời điểm tách chiết được rồi,khi tách chiết nên chiết ít nhất ba giả hành không nên ít hơn,ít quá cây tách chiết dễ bị yếu chậm hồi phục,nhiều giả hành hơn thì cây mau hồi phục hơn,nhanh ra hoa hơn,bạn có thể dùng lưỡi dao cạo hay kéo cắt để tách chiêt(phải khử trùng trước khi cắt) , cắt lấy ba giả hành có rễ non rồi, dài chừng một đến hai phân là vừa,bít vết cắt bằng sơn ,sơn móng tay,keo chống thấm trong xây dựng tốt hơn là vôi vì vôi có thể thấm nước vào vết cắt sau này
- Chú ý, nên để vết cắt khô lại, hãy bôi chất bít vết cắt, như vậy sẽ làm vết cắt liền mặt đẹp, bôi ngay khó bít vết cắt dễ nhiễm bệnh

4. Sau khi gắn móc vào chậu cho than hay dớn vào ( với than thì xếp ba lớp than lớn nhất ở dươí đáy chậu ,than nhỏ ở trên,nếu không thì một loại than củng không sao,nhưng kém thẩm mỹ và giữ ẩm không tốt bằng,còn nếu trồng bằng dớn cọng thì trước khi cho vào chậu nên lót thêm vài cục mút xốp ở đáy,trồng bằng dớn trắng thì ngâm nước ,rồi vắt cho ráo.cho ít mút xốp ,rồi nhét dớn vào chậu ,nén cho chặt,càng chặt càng tốt
- Nói chung trồng than hay dớn thì chất trồng củng nên cách miệng chậu chừng một đến hai phân,sau đó thì cố định cây tách chiết vào bằng dây điện nhỏ hay dây nilong củng được,theo kiểu cũ thì cột cây sát vào miệng chậu quay hướng phát triển sau cùng vào giữa chậu,nhưng kinh nghiệm cho thấy thì nên cố định vào khoảng một phần ba đường kính chậu là vừa,vì sau này có khi cây không ra giả hành mới theo ý muốn,có thể mọc ngược lại như thế thì sẽ mất cân đối không đẹp ,nếu cây khó đứng vững có thể làm thêm một cây kẹp phụ (cột ti tơ)đưa ra một phần ba chậu bằng kẽm để dễ cột hơn,cây sau khi cột vững rồi kiếm chổ thoáng mát để khô vài ba ngày ,sau đó có thể yên tâm mang ra giàn có hai lớp lưới treo lên được rồi,có mái che nắng càng tốt(có chút nắng sáng từ 7g -đến 9 giờ 30 sẽ kích thích ra rễ nhanh hơn),lần tưới lại đầu tiên nên tươí B1 thái có chứa chất kích thích sinh trưởng ( chai màu xanh) nồng độ 1cc/1lít nước,ba ngày tưói một lần B1 như thế ,khoảng ba lần nếu cây đã có rễ sẳn ,còn nếu chưa có rễ thì tưới ba ngày lần cho đến khi ra rễ mới thôi, những lần khác tưới nước ngày một lần ,nói chung tuỳ theo nhiệt độ nơi mình trồng mà tươí nước, đảm bảo cây khô thì tưới lại nhưng cũng không nên tưới quá 3 lần ngày , tươí nhiều quá dễ bị hư thối,chỉ khi nào rễ chui vào lớp dớn hoặc than khoang hai ba phân thì có thể an tâm tưới như những cây lan khác ,sao cho đảm bảo đủ ẩm nhưng không ứ nước ,dư nước dễ làm thối rễ mới,chú ý không nên tươí nước vào lúc trưa nắng sau mươì giờ,dễ bị thối cây và rễ,tuy nhiên vào mùa mưa cây tách chiết nên có mái che ,cây tách chiết không nên để hứng nước mưa cây dễ bị hư thối
- Để thay chất trồng không thay chậu mà cây ít bị mất sức có thể làm như sau:
- Chậu nhựa chất trồng là dớn cọng, ta cố định thêm cây lan bằng dây điện nhỏ hay dây nilong ,sao đó lộn ngược cây lại ,tay vổ miệng chậu cho chất trồng rơi ra cùng những giá thể hư mục ,có thể dùng kẹp gắp ,gắp thêm những giá thể bị kẹt lại ,tắt nhiên những giá thể bám dính chậu thì không cần chạm tới ,sau đó ,xịt rửa lại toàn bộ cây dưới vói nước sạch ,sau đó có thể ngâm thêm vào dung dịch thuốc tím rửa rau ,nồng đồ ghi trên túi thuốc tím ,chừng 10 phút,lấy ra để khô hẵn .sau đó mới cho chất trồng mới vào ,và khi tưới lại thì giống như cây mới tách chiết
- Thay chậu: tương tự như trên, nhưng sau khi ngâm thuốc tím, ta luồn kéo hay dao cắt hay dao thái ,cắt vòng quanh những rễ bám sát chậu ,rồi trồng lại như trồng cây tách chiết ,nhưng chậu to hơn,
- Đối với chậu đất, ta có thể dùng kéo cắt dây điện hay kềm thường bấm chậu cho vỡ ra từng phần ,không nên dùng búa gõ dễ chấn động cây
- Đối với chậu trồng bằng than, rễ lan nếu nuôi tốt bám đều, lật ngựoc chậu hầu như không tác dụng vì các rễ ăn luồn bó các cục than lại với nhau ,ta phải cắt rễ vòng quanh chậu,sát thành chậu,lấy nguyên khối ,rồi đem ra ngâm vào nước sạch hay ngâm thuốc tím cũng được sau đó nhẹ tay gỡ bõ những phần hư mục ,cắt rễ chết ,rồi trồng lại như cây táhc chiết và thay chậu
- Một số trường hợp trồng bằng dớn cọng hay dớn trằng, một số bạn dùng kéo cắt ,xả thẳng từ trên xuống ,lấy ra từng phần (giống như ta cắt bánh ) lấy ra từng khối làm vệ sinh ,để ráo nước ,rồi trồng lại,nhưng không tưới chỉ đợi khô hẳn phần xả ra đó ,mới tưới lại lần thứ nhất,và cách tưới cũng như phần đầu tiên
- Đối với những bạn trôồnglan trên sân thượng khuyến cáo nên dùng dớn trắng(dớn lông) để trồng lại sau khi tách chiết ,cây sẽ ít mất nước mau lớn,còn bạn trồng lan mà nền bằng xi măng,nền gạch việc đắp thêm ít dớn trắng phủ bề mặt (các anh chị bến tre thì ưa dùng giấy báo xé đắp phủ gốc ) cũng sẽ giúp nhanh ra rễ ở cây tách chiết hay cây trồng lại
- Nhiều bạn kỹ hơn trước khi thay chậu tách chiết họ phun thuốc ngừa nấm trước hai ngày, sau đó mới tiến hành xử lý thay chậu, tách chiết

-st-
Read more…

Chơi Hoa Lan - Những điều cơ bản

14:33 |
Khi mới bước vào nghề chơi Lan có những điều cần phải nhớ
* Phải phân biệt cho được những cây Lan cơ bản
- Dendrobium(sách vở hay gọi là Đăng Lan, ở ngoài gọi tắt là Đen Rô)
- Phalaenopsis(Hồ Điệp )
- Cattleya (Cát Lan)
- Vanda
- Lan hài
- Lan rừng (Species Orchids), đa số đều có hương
- Phải nhớ rằng Dendrobium và Hồ Điệp nở hoa lâu tàn nhất
- Cattleya màu sắc đa dạng nhất và hoa tương đối to so với Lan khác và hay có hương thơm
- Hoa Cattleya mau tàn hơn hoa khác trung bình nở hoa chỉ 12 ngày
- Nói chung muốn trồng Lan nên có một mái che (có thể bằng lưới hay mái tôn nhựa)
- Hoa Lan cây nào hoa cũng có vẻ đẹp riêng nếu trồng tươi tốt, nhiều hoa
- Cây Dendrobium và Hồ Điệp dễ trổ hoa nhưng hay bị rớt lá
- Quan điểm treo Lan dưới tàn cây sẽ tốt chưa chắc đã đúng
- Cây Lan cũng không cần phơi sương vì lợi bất cập hại (sương muối, mưa acid, trời mưa đêm)



Những kinh nghiệm nhỏ về nuôi trồng Cattleya 

- Điều đầu tiên các bạn hay mắc phải khi mới chơi Cattleya lam cho lan mau đi đời nhà ma là cưng lan quá nên thường xuyên tưới cho cây mỗi ngày,có khi ngày hai ba lần,thật ra cây lan thường hay bị chết là do dư nước,nên úng rễ mà chết,nhu cầu tưới nước của cây Cattleya là do sự quan sát của mình,thật ra tốt nhất tuỳ theo môi trường của mình mà tưới nước,tuy nhiên vẫn có một điểm chung là khi nào cây lan khô hẳn thì tưới nước cho dù bất cứ môi trường nào ở việt nam( ở đây không nói tới nhà kính),khô hẳn là khi bạn thấy rễ lan lên màu trắng khô(gần giả hành) ,đáy chậu khô ráo,như vậy là lan của bạn cần tưới nước rồi đó,nghĩa là với môi trường của mọi người có thể tưới ngày hai ba lần,người khác có thể hai ba ngày mới tưới một lần,thậm chí cả tuần mới cần tưới một lần,như vậy sẽ đảm bảo được bạn sẻ có một bộ rễ lan đẹp khoẻ mạnh.

- Về ánh sáng nói đúng ra nếu cây Cattleya được ánh sáng buổi sáng đến chín giờ rưỡi không qua lưới che là tuyệt vời,qua giờ này tốt nhất là phải qua lưới che.nếu buổi trưa vườn của bạn vẫn có nắng trưa chan hoà,thi nên xài hai lớp lưới,lưới che lan tốt nhất là phải cao hơn lá cao nhất cuối cùng trong vườn của bạn từ thước rưỡi đến ba thưóc,nếu không xài lưới cũng có thể dùng mái che nhưa xanh ,nhưng phải đôn cao vì thấp quá là nóng cây lan dễ khô héo và mái che nhựa sẽ ít làm lan chết vào mùa mưa.

- Về tưới phân, bạn phải nên chú ý cây mới đem về chưa tách chiết còn để nguyên trong chậu,những ngày đầu nên kiếm chổ khô thoáng ,mát để vài ngày không tưới nước để cho cây ổn định không bị sốc và lành những vết thương do quá trinh vận chuyển gây ra ,sau đó chỉ tưới phun sương mà thôi và khi nào chậu khô rào mới tưới lại,trong vòng một tháng đầu khong nên tưới phân bạn yên tâm đi phân tồn lưu trong chậu dủ sức giup cây vươt qua trong thời gian đầu(nhất là cây đài loan nếu bạn nôn nóng tưới nước và phân sớm cây dễ bi hư thúi)...

-st-
Read more…

Chăm Sóc Hoa Lan Sau Khi Tàn Hoa

14:21 |
Cây hoa lan sau khi tàn hoa cần có chế độ chăm sóc đặc biệt:

*Sau khi trổ hoa cây hoa lan hẳn mất rất nhiều sức lực, việc chăm sóc và dinh dưỡng đúng mức sẽ giúp cây lan mau hồi phục sức khoẻ,tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện cho lần ra hoa sau thêm tốt đẹp.

*Sau khi trổ hoa điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm là làm sao cho cây lan nhanh chóng tăng trưởng trở lại,dấu hiệu đầu tiên dễ quan sát nhất là sự phát triển rễ mới,làm sao cho cây lan ra rễ mới càng nhanh là tiền đề cần quan tâm,rễ mới càng nhiều tạo điều kiện cho sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng dễ dàng , đưa cây lan mau chóng trở về trạng thái phục hồi tăng trưởng.




*Sau khi trổ hoa chúng ta nên đưa cây lan vào một chổ thoáng mát ,có nắng sáng,tốt nhất là có ánh sáng tới 9 giờ mà thôi(sau đó nên qua lưới che hay mái che).
+sau đó quan sát cây lan nếu thấy chậu quá ẩm ướt thì phải để chậu khô ráo hẳn từ một đến hai ngày mới tưới nước lại, điều này đặc biệt quan trọng với những cây lan mới mua về hay được cho tặng,Nên nhớ sau đó chỉ tưới nước không được pha thêm phân vào nước tưới,chỉ tưới phân khi có dấu hệu tăng trưởng trở lại(ra rễ bám vào chậu khá chắc chắn).

*Để cây lan nhanh chóng ra rễ mới lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm B1 thái có chứa kích thích tố NAA,ANA…(NỒNG ĐỘ 1 cc/1lít nước)hoặc atonik cũng được,sau đó tuỳ điều kiện nơi mình trồng lan mà tưới nước lại sao cho đảm bảo đủ nước mà không gây úng nước làm hư rễ (chờ khô chậu hãy tưới lại ,thời gian khô chậu tuỳ chổ nuôi trồng cụ thể).

*Thông thường ở miền nam ,mùa nắng tưới nước từ một đến hai lần vào buổi sáng sớm và chiều mát,tưới phun sương qua lại vài lần cho vừa thấm nước hoặc cũng có thể tưới đẫm như mưa rào sao cho thấm nước toàn bộ chậu lan,chỉ tưới lại khi khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt(có thời gian khô chậu giúp cho rễ phát triển rất nhanh, điều này đặc biệt quan trọng với cattleya và dendrobium,với hồ điệp không có giả hành dự trữ nước thì thời gian khô chậu không cần quá lâu,với hồ điệp có thể tưới nước hai ba lần /ngày thậm chí có thể hơn nếu thời gian khô chậu quá nhanh,do hồ điệp trồng lại ít bị sốc hơn cattleya và dendrobium.

*Mùa mưa ở miền nam thì sau khi tưới lan ta phải quan sát khi nào khô chậu mới tưới lại ,thời gian này tuỳ thuộc vào nơi bạn trồng lan ,có chổ hai ba ngày có khi cả tuần ,mười ngày thậm chí cả tháng mới khô chậu
tuỳ theo thời gian khô chậu lúc nào ta tưới lại lúc đó,riêng với những cây lan trồng trên cao ,thời gian khô chậu có khi rất nhanh,thì thời gian tưới lại gần hơn,các bạn phải nhớ rằng cung cấp nước mỗi ngày bất kể khô chậu hay chưa là cách giết cây lan chúng ta nhanh nhất.
Lý do : là cây lan do dư nước sẽ không ra rễ mới được, độ ẩm trong chậu ngày càng tăng cao,nước dư làm úng rễ, chết rễ, lan úng thối và chết lan.

*Trung bình cứ ba lần tưới nước thêm một lần nước tưới có B1 thái cho đến khi ra rễ mới,thì lúc đó chỉ cần thêm một lần tưới nước có pha B1 là đủ,sau đó cứ một tháng một lần mới cần pha thêm B1 vào nước tưới,tuy nhiên các bạn phải nhớ thêm nếu thấy cây lan phát triển quá mềm yếu thì có thể tạm ngưng thuốc kích thích tăng trưởng ,nếu rễ đã bám chậu có thể dùng N,P,K nồng độ P,K cao hơn 20-20-20 hay 15-30-15 hay 6-30-30 tưới tăng cường cho cây cứng cáp lại.
Khi cây ra rễ mới bám vào chậu là ta có thể yên tâm tưới phân bình thường như những cây lan khác, có thể tưới 3-4 lần 30-10-10 thì một lần 15-30-15 hay 20-20-20 sau đó thêm một lần phân hữu cơ (phân hữu cơ chỉ nên tưới gốc).
Chú ý: việc tưới loại phân nào còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố,cơ bản là cây non xanh,phát triển mềm yếu,lá dài bản mỏng thì có thể dư đạm hay dư thuốc kích thích tăng trưởng ,thì tăng lượng phân có P,K cao còn cây xanh đậm quá cứng là có thể dư lân hay kali thì phải tăng số lần tưới 30-10-10 lên.

*Chú ý: đối với cây lan sau khi ra hoa mà cây còn quá nhỏ ,ta có thể tưới 30-10-10 nhiều lần hơn cho cây nhanh ra lá ,mau phục hồi tăng trưởng.
+ nếu không thích tưới phân nhiều lần có thể mua phân tan chậm nồng độ thấp cho vào chậu ,tiếp theo tuỳ tình hình bổ sung thêm phân cho lan.

-st-
Read more…