Tóc tiên hồng

00:20 |
Tóc tiên hồng hay báo vũ (danh pháp khoa học hai phần: Zephyranthes rosea) là một loài bản địa thuộc chi Zephyranthes của vùng Caribe. Chúng được trồng rộng rãi để làm cây cảnh và đã trở thành loài cây nhập tịch tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng chỉ nở hoa sau các cơn mưa lớn. Loài này có chứa các chất độc có khả năng gây chết người.

Tóc tiên hồng


Tóc tiên hồng là loài thân thảo lâu năm có một lá mầm. Chúng là loài thực vật nhỏ, chỉ đạt chiều cao 15 đến 20 cm. Chúng có từ năm đến sáu chiếc lá dài thẳng hẹp và dẹt., rộng khoảng 3 đến 4 mm, thân hành có vỏ với đường kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm.


Các bông hoa đơn lẻ hình phễu hướng thẳng đứng hoặc hoặc hơi nghiêng với cán hoa dài 10 đến 15 cm. Mo hoa dài khoảng 2 đến 2,8 cm và chỉ phân chia không đáng kể ở đỉnh.

Tóc tiên hồng


Các bông hoa có sáu cánh với đường kính khoảng 2,5 cm và chiều dài 3 đến 3,5 cm. Bao hoa có màu hồng tươi với một ống tràng bao hoa trung tâm màu xanh lá cây dài ít hơn 5 mm. Sáu nhị hoa có chiều dài khác nhau, một dài 11 mm, một dài 16 mm, và bốn nhị hoa còn lại dài từ 12 đến 13 mm.Chúng ngắn hơn so với vòi nhụy và lồng vào miệng của bao hoa. Bao phấn dài 3 đến 6 mm.

Những bông hoa phát triển thành các quả nang và được chia tiếp thành ba thùy. Hạt đen bóng và phẳng bẹt.

Tóc tiên hồng


Phân loại :
Zephyranthes rosea thuộc chi Zephyranthes (loa kèn mưa) thuộc phân tông Zephyranthinea của tông Hippeastreae. Nó được phân loại thuộc phân họ Amaryllidoideae của họ Amaryllis (Amaryllidaceae). Nếu theo phân loại rộng hơn, đôi khi nó cũng được liệt kê vào họ loa kèn (Liliaceae).

Danh mục :
Tóc tiên hồng (giống như các loại loa kèn mưa khác) chỉ mọc ra những bông hoa chóng tàn sau các cơn mưa hay bão lớn theo mùa, và hoa thường nở vào cuối mùa hè. Tên chi Zephyranthes có nghĩa là "những bông hoa của gió tây", từ tiếng Hy Lạp ζέφυρος (zéphuros, một thần Anemoi) và ἄνθος (anthos, 'hoa'). Zephyrus là hiện thân của gió tây, cũng liên hệ đến mưa rào. Tên loài xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là 'hồng sẫm' hay 'hồng đỏ'.

Tóc tiên hồng


Tóc tiên hồng là một trong hai loài thuộc chi Zephyranthes được biết đến với cái tên 'tóc tiên hồng'. Loài còn lại là Tóc tiên hồng to (Zephyranthes carinata), thường được gọi không chính xác là Zephyranthes grandiflora. Tóc tiên hồng to thường được các thương nhân dán nhãn sai là Tóc tiên hồng. Ta có thể phân biệt Tóc tiên hồng lớn với tóc tiên hồng vì "tóc tiên hồng to" nó có hoa lớn hơn nhiều với màu hồng thắm hơn. Tóc tiên hồng cũng có 24 tế bào thân thể nhiễm sắc thể lưỡng bội, so với 48 của tóc tiên hồng to.

Một loài có tên khoa học là Habranthus robustus cũng có một số đặc điểm giống với "tóc tiên hồng". Ta có thể phân biệt chúng với tóc tiên hồng vì hoa của nó lớn hơn và có màu hồng nhạt hơn.

Phân bố và môi trường sống :
Tóc tiên hồng là thực vật bản địa của vùng Caribe, đặc biệt là Cuba, Puerto Rico, Guadeloupe, và Martinique. Nó đã được đưa đến và trở thành loại nhập tịch ở các vùng nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, Úc, và một số quốc đảo Thái Bình Dương. Chúng thường bị nhiễu loạn tại các vùng đất và đồng cỏ nhận được lượng mưa định kỳ.

Sử dụng :
Tóc tiên hồng thường được nhân giống bằng cách phân tách các cụm thân hành, song cũng có thể trồng bằng hạt giống. Chúng được sử dụng rộng rãi làm cây cảnh. Chúng duy trì tương đối thấp, ở trạng thái ngủ trong suốt thời kỳ hạn hán. Tuy nhiên, chúng chịu lạnh kém hơn các loài khác trong chi Zephyranthes.

Tại Ấn Độ, chúng cũng được sử dụng trong y học dân gian, cùng với Zephyranthes flava.

Tóc tiên hồng


Độc tính :
Thân hành của tóc tiên hồng, giống như các thành viên khác trong chi Zephyranthes và Habranthus, có chứa nhiều loại ancaloit độc hại khác nhau gồm lycorine và haemanthamine. Chúng có thể gây nôn, co giật, và tử vong cho người, gia súc, và gia cầm.

Sâu bệnh :
Loài gây hại đối với tóc tiên hồng bao gồm các côn trùng nhai. Chúng cũng dễ bị tổn thương bởi nấm kí sinh Botrytis cinerea.

-st-
Read more…

Hoa tóc tiên

00:04 |
Hoa tóc tiên hay tóc tiên, dây tóc tiên, dương leo (danh pháp khoa học : Ipomoea quamoclit) là một loài thực vật có hoa trong họ Bìm bìm. Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên vào năm 1753.

Hoa tóc tiên


Hoa Tóc Tiên thường được dùng để làm dây leo quanh hàng rào. Tóc Tiên thuộc loại thân thảo, có cành mỏng, nhẵn mềm xanh. Lá sẻ giống dạng lông vũ.

Hoa Tóc Tiên cực kì dễ trồng , chỉ cần gieo ít hạt vào đất, làm giàn cho cây con leo . Sau 5 đến 10 ngày thì chúng ta đã có một giàn hoa Tóc Tiên cho vườn nhà.

Hoa tóc tiên


Tóc Tiên dùng để leo cổng chào, hàng rào hoặc cho nó leo trên khung kiểu nghệ thuật bằng các chất liệu sắt, gỗ..vvv chứ không cho leo giàn vì khi nở hoa, hoa chỉ hướng lên trời không thưởng thức vẻ đẹp của nó được.

Tóc Tiên rất dễ trồng, nhưng phải đảm bảo nhu cầu nước tưới suốt thời kỳ tăng trưởng, nếu để khô 2-3 ngày nó sẽ ra hoa sớm trong khi dây còn ngắn và chưa phủ hết khung sườn. Vì vậy, tưới nước đều mỗi ngày cho tới khi nó phủ hết khung sườn, ta ngừng tưới nước 2-3 ngày là nó sẽ nở hoa một loạt rất đẹp.

Hoa tóc tiên


Có một mẹo nhỏ là hãy ngâm hạt giống trong nước ấm có pha một chút thuốc kích thích tăng trưởng Atonik cho có màu vàng nâu là được, ngâm trong một giờ rồi đem gieo, khi cây lên được khoảng một mét thì tiến hành bấm đọt để cây đẻ nhiều nhánh mới, thỉnh thoảng phun Atonik cho nó phát triển tốt.

Hoa tóc tiên

Tóc Tiên thường bị rệp sáp, rệp vảy và rệp muội phá hoại, chúng ta có thể dùng các loại thuốc như Pegasus, Polytrin, Actara v.v. các loại thuốc này có hiệu quả kéo dài khoảng một tháng và thuốc ít hôi, phun một lần là cả tháng không có con rệp nào, đừng dùng Supracide nó hôi mà hiệu lực chỉ có vài ngày.

Hoa tóc tiên

Tóc tiên có nhược điểm là sau đợt ra hoa thì cây lụi tàn phải trồng lại nhưng vẻ đẹp mà nó mang lại thì cũng rất xứng đáng để chúng ta trồng.

-st-
Read more…

Cây Long Thủ vàng

10:24 |
Cây Long thủ vàng, hay còn gọi là Rồng vàng, đầu rồng vàng, hoàng long ngọc. Cây có tên khoa học là Pachystachys lutea. Long thủ vàng là loài cây bụi cận nhiệt đới thuộc họ Ô rô ( Acanthaceae ) có xuất xứ từ Peru, một quốc gia vùng Nam Mỹ.

Cây Long Thủ vàng


Cây Long Thủ Vàng là loại cây bụi, thường cao từ 30 đến 40 cm, ở điều kiện lý tưởng có thể cao trên 1 mét, hóa gỗ ở gốc, thân ít phân nhánh.

Lá mọc đối ở hình, lá hình trái xoan dài, màu xanh đậm, hẹ gân lông chim nổi rõ.

Cây Long Thủ vàng

Cụm hoa ở ngọn, mọc thẳng đứng. Hoa màu trắng ngà, dạng uốn cong, nhỏ, đỉnh chia 2 môi, hoa chóng tàn nhưng lá bắc rất bền.

Lá bắc lớn, màu vàng cam, xếp xít nhau thành một bông dày. Đây là loại cây cảnh được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Cây Long Thủ Vàng ưa sáng, dễ trồng từ giân cành, ưa khí hậu nhiệt đới, đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

-st-
Read more…

Hoa Tô Liên - Hoa Mõm Sói

20:36 |
Hoa Tô liên còn gọi hoa mõm sói,mõm chó,hàm chó, hoa mắt nai, có tên khoa học là Torenia Fournierii Lindt, thuộc họ hoa Mõm sói (Scrophulariaceae).

Đặc điểm cây hoa Tô Liên :

- Rễ : Thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ ăn lan rộng theo chiều ngang và nổi gần trên lớp đất mặt. Khi vun gốc cây Tô liên sẽ ra các rễ phụ ở đốt thân, rễ phụ cùng với rễ chính tạo thành bộ rễ khỏe mạnh để giữ cây và hút thức ăn nuôi cây.
- Thân : Thuộc dạng thân cỏ, sống hàng năm, mọc thẳng đứng thành bụi nhỏ cao 40 – 50 cm, khả năng phân cành mạnh tạo cho cây có bộ tán tròn, khum chặt, hình cầu rất đẹp. Thân cành cứng khỏe, nên khả năng chống đổ cao.

Hoa Tô Liên - Hoa Mõm Sói
Hoa Tô Liên - Hoa Mõm Sói

- Lá : Lá mọc đối, hình giáo rộng, gốc hình tim, đầu thuôn dài, mép có răng cưa nhỏ và có cuống dài. Lá ít lông tơ, phiến lá dày trung bình, màu xanh bóng.
- Hoa : Cụm hoa rất sai, mọc ở nách lá hay ở đỉnh ngọn, hoa nở dần từng bông, cánh tràng rộng hợp thành ống hẹp, trên loe rộng chia thành 4 thùy, phần trên tròn tù có màu lam tím ở mép cánh, phần dưới thường gọi là gốc họng có màu trắng.
- Quả và hạt : Thuộc dạng quả nang, có đài trong chứa nhiều hạt, hạt rất nhỏ, có hình tròn, màu vàng sáng.

Cách trồng và chăm sóc hoa Tô Liên :

- Nhiệt độ : hoa Tô liên có nguồn gốc nhiệt đới, nên có khả năng chịu nóng cao, rất thích hợp trồng vào mùa hè,từ 25 – 27 độ C cây sinh trưởng rất tốt. Cây có thể chịu được nhiệt độ từ 10 – 35 độ C, nhiệt độ thấp dưới 10 độ C cây không chết nhưng cành nhỏ yếu, ra hoa kém, cây khô cằn, kém sức sống, nhiệt độ trên 35 độ C cây ra hoa nhiều nhưng chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, độ bền kém.


- Độ ẩm : Hoa Tô Liên có khả năng chịu hạn tốt và chịu úng cao, không nên để ngập úng qua đêm, nên tưới nước thường xuyên, giữ cho độ ẩm đất ở mức 60 – 65%.

- Ánh sáng : Cây hoa tô liên ưa dãi nắng, trong điều kiện ánh sáng gay gắt cây vẫn ra hoa đều và đẹp. Tuy nhiên cây con sinh trưởng tốt cần tránh ánh sáng trực xạ, ươm cây ở những nơi thoáng, có mái che.

-st-
Read more…

Cây ngô đồng cảnh

23:58 |
Ngô đồng được coi là “cây linh”, có khả năng ứng nghiệm. Truyền thuyết cho rằng cây ngô đồng có thể hấp dẫn loài phượng đến ở là con vật thần kỳ khác lạ. Vì vậy, khi trồng ngô đồng trước nhà sẽ mang lại điều bình yên, may mắn và tốt lành cho gia chủ.

Cây ngô đồng cảnh


Tên thường gọi: cây ngô đồng, ngô đồng cảnh, cây dầu lai có củ, Sen lục bình, ngô đồng nước Pháp.
Tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE.

Cây ngô đồng nước Pháp có tên gọi khác là "huyền linh mục", do thế cây rất đẹp, lá dầy, sinh trưởng nhanh và có tác dụng làm sạch không khí nên được người dân trong thành phố trồng rất rộng rãi, nó còn có tên gọi rất đẹp là "hoàng đế của những loại cây hành đạo".

Cây ngô đồng cảnh
Cây ngô đồng

Đặc điểm:
Cây ngô đồng có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt rất phổ biến.

Ngô đồng cảnh gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành 3 - 5 thuỳ to và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng.  Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.

Công dụng:
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu. Cây  ngô đồng có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: Nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai. Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.

Lưu ý: 
Quả ngô đồng cảnh có độc, nên cẩn trọng khi trồng cây này nếu trong nhà có trẻ em, vì có thể gây ngộ độc khi trẻ em không biết mà ăn vào !

-st-
Read more…

Hoa Huỳnh Anh

23:47 |
Huỳnh anh hay Hoàng anh hay dây huỳnh, dây công chúa (danh pháp khoa học: Allamanda cathartica L.) là loài cây cảnh thuộc chi Dây huỳnh (Allamanda) trong họ La bố ma (Apocynaceae), có nguồn gốc từ Brasil. Loài này được nhắc tới trong quyển Flora Brasiliensis ("Thực vật Brasil") của Carl Friedrich Philipp von Martius.

Huỳnh anh


Cây này chủ yếu được dùng để trị sốt rét: thân và lá khi phân hủy trong nước có tác dụng diệt bọ gậy,một phát hiện mới tại Việt Nam dùng loài hoa này sao chế tương tụ như sao chè với nhiệt độ thích hợp sau đó ủ kín có thể dùng làm thuốc đuổi muỗi hiệu quả hoặc được sử dụng như một loại nhang muỗi ngoài ra theo y học Ấn độ và philippin loại trà hoa này có thể dùng làm thuốc nhuận tràng theo phương thức pha trà uống khi dùng ở liều cao có tác dụng như thuốc tẩy ruột.

Theo các tài liệu trước đây loài hoa này phát triển thuận lợi tại một số vùng nhiệt đới, là loại có hoa nở quanh năm và dễ trồng tại vùng nhiệt đới hoặc vùng khí hậu có nhiệt độ trên 14 độ C.[cần dẫn nguồn]

Qua thực tế tại thổ nhưỡng Tây Nguyên Việt Nam thì có những khác biệt. Cụ thể tại tỉnh Đăk Nông đây là loài cây có hoa nở quanh năm và rất dễ trồng chỉ cần bẻ cành cắm xuống đất đồi đủ ẩm và che nắng ban đầu là có thể sống và phát triển mạnh hoặc chỉ cần vin cành xuống lấp đất để nhân giống tạo cây mới mà vẫn duy trì qua trình sinh trưởng của cành

Đây là một loại cây mà thân cành lá đều đẹp nên được trồng làm cảnh tại Việt Nam, thường được trồng cho leo nóc tường, nóc cổng hoặc ban công. Trong vòng đời cây cho số lượng hoa nhiều hơn lá, hoa có hình phễu và chia ra năm cánh ở phần loe phễu có chung cuống hình chuông. Cây ít nhựa tại thân và cành song tại phần sinh trưởng có nhiều nhựa có dạng sữa không dính lắm, khi bị ngắt sẽ có sữa tiết ra thành giọt đọng tại phần vết thương.

-st-
Read more…

Hoa Tiên Ông

23:43 |
Hoa tiên ông là loại giống hoa mới được ưa chuộng trong mấy năm gần đây. Hoa có mùi thơm dễ chịu, nhìn lạ mắt thích hợp để trang trí trên bàn phòng khách phòng làm việc. Có nhiều màu cho bạn lựa chọn: hồng, trắng, tím, xanh, đỏ...

Loại hoa tiên ông trồng trong nước :
Hoa tiên ông trồng nước

Với bộ rễ trắng dài được trồng trong 1 bình nước sáng trong suốt cùng với màu hoa đủ sắc màu sẽ tạo nên 1 không gian rực rỡ, sang trọng cho căn phòng nhà bạn !

Hoa tiên ông trồng trong đất :
Hoa tiên ông trồng trong đất

Read more…

Bách Thủy Tiên

23:31 |
Bách thủy tiên là loại cây trồng thương mại, được trồng trang trí trong các hồ cá thủy sinh hoặc trồng làm kiểng trong nhà giúp giảm bớt lượng CO2 có trong không gian sống.

Bách thủy tiên


Tên phổ thông: Bách thủy tiên, Từ cô lá tim.

Tên khoa học: Echinodorus cordifolius

Họ thực vật: Alismataceae (Từ cô).

Nguồn gốc xuất xứ: Phân bố ở Việt Nam

Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: cây có chiều cao từ 40-60cm. Lá có màu xanh sáng, bóng, hình ovan hơi tròn, chóp nhọn hình mác, đáy hình tim, dài 10-12cm, rộng 7-9 cm. Lá tròn và rộng hơn khi sống chìm dưới nước.

Hoa, Qủa, Hạt: Hoa tụ tán trên 1 phát hoa dài 60-80cm, phát hoa có khoảng 3-9 vòng hoa, mỗi vòng hoa có từ 3-15 chiếc. Hoa màu trắng với 3 cánh hoa rời.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.

Phù hợp với: Cây thích hợp đất với nhiều mùn và có thể chịu bóng một phần với độ sâu tối đa khoảng 15cm.

Chăm sóc :
Cho cây ra ngoài trời hứng ánh nắng trong vòng 2 tiếng, khoảng từ 8 ~ 10 giờ sáng (01-02 lần/tuần) + thay nước 01 lần/01 tuần.

-st-
Read more…

Hoa Thiên Lý

16:37 |
Hoa thiên lý được trồng ở các nước Đông dương, Inđônêxia, Malaixia, Thái lan, Trung quốc. Ở Âu châu, người ta đã trồng cây Thiên lý từ năm 1748 để làm cây cảnh và lấy hoa. Riêng tại nước ta, Thiên lý được trồng nhiều trong các vườn gia đình vùng đồng bằng cho leo giàn lây bóng mát vào mùa hè, hoa thơm mát về đêm nên do đó còn có tên Dạ Lài hương.

Hoa Thiên Lý


Dân Việt thường dùng hoa và lá nấu canh với thịt ăn như một loại rau cho bổ mát. Trong những ngày hè nắng bức, một bát canh chua Hoa Thiên lý là phương thuốc giải nhiệt rất hay, không bị rôm sẩy hay mẩn da. Ăn canh hoa Thiên lý người ta có cảm giác khoan khoái, dễ ngủ và ngủ ngon giấc, bớt đi đái đêm và đỡ mệt mỏi đau lưng. Có thể xem hoa Thiên lý là một vị thuốc an thần.

Nếu tra sách thuốc thì ta thấy hoa thiên lý  có vị ngọt, tính bình, tính chống viêm làm tan màng mộng, xúc tiến lên da non, thường được chỉ định trị viêm kết mạc cấp và mãn tính, viêm gíac mạc, mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi. Hoa thiên lý còn trị giun kim

Lá thiên lý được dân quê giã đắp lên đinh nhọt . Nó còn trị lòi dom trĩ và sa dạ con bằng cách giã 30 - 50 gr lá Thiên lý với 5% muối vắt lấy nước cốt, tẩm bông đắp vào hậu môn hay âm hộ (sau khi rửa sạch chỗ đau bằng nước muối), mỗi ngày thay một lần, sau 2- 3 ngày thì có kết quả. (Những điều này tôi viết theo Đỗ Tất Lợi dựa theo phúc trình của bệnh viện Thái bình ( Bắc Việt) trong báo Y Học thực hành vào tháng 5, năm 1962

Rễ thiên lý có thể dùng chữa đái buốt có máu hay cặn trắng, mỗi ngày dùng 10 - 20 gr dưới dạng thuốc sắc.

-st-
Read more…

Để hoa giấy ra hoa thường xuyên

16:12 |
Hoa giấy bao gồm nhiều màu hoa khác nhau, tùy vào điều kiện khí hậu mà có màu hoa đặc trưng .Ví dụ tại miền có khí hậu lạnh như Đà lạt, miền Bắc thì cây hoa giấy màu tím như Vạn huê lầu, màu đỏ thắm, màu vàng, tím nhạt…

Cây hoa giấy

Còn ở miền Nam hay tại TPHCM thường cây hoa giấy dễ cho màu trắng, màu hồng, màu đỏ sậm…

Như vậy màu hoa hoa giấy tùy vào vùng miền và theo kỹ thuật xử lý ra hoa theo ý muốn người trồng.

Để hoa giấy ra hoa thường xuyên có mấy nguyên tắc chung như sau :

- Sau mỗi đợt cây hoa giấy cho ra bông nên cho cắt tỉa thu gọn tàn đồng thời bón bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục như : Phân bò , phân trùn quế, phân dơi, bánh dầu, phân Dynamic…tùy vào nguồn phân mà người trồng có thể tìm dễ dàng. Khi cây ra tán lá mới bón thêm đợt phân vô cơ như : NPK, DAP, Lân…hay phun phân bón lá cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây hoa giấy ra thêm nhiều tán lá mới ( Giai đoạn sinh trưởng)

- Khi cây sinh trưởng đâm chồi ra lá đạt thời gian từ 2-3 tháng là cây đủ sức cho một đợt ra hoa mới, bắt đầu cho bón phân NPK có hàm lượng Kali hay Photpho cao như NPK 10-30-30, 9-15-25, 10-30-10,.10-10-30, KNO3… chia làm 2 đợt và tưới nước đầy đủ cho cây hấp thu phân tốt nhất, thời gian bón từ 10-15 ngày ( giai đoạn xử lý)

- Bắt đầu thời gian hạn chế dần nước tưới đi đến cắt không tưới cây hoàn toàn giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa ( giai đoạn sinh thực ) .Đây là giai đoạn quan trọng quyết định cây hoa giấy ra hoa có nhiều và đồng đều hay không. Nếu hoa giấy trồng thành mảng hay đám nhỏ trực tiếp dưới đất thì có thể không tưới nước trong thời gian 3-5 ngày do đất có ẩm độ.Còn cây trong chậu cần phải theo dõi hàng ngày nếu quá khô phải tưới sơ qua duy trì ẩm độ cho cây và không làm cây quá héo có thể làm cây chết.Thời gian cắt nước từ 5-7 ngày sau đó tưới lại nhưng lượng nước vừa đủ không quá nhiều.

- Quan sát khi thấy cây hoa giấy bắt đầu có lá mới chụm nhỏ lại lá non mới mọc có màu hơi sậm, thân cây xuất hiện chồi nhỏ là cây đã chuyển sang giai đoạn ra nụ ra hoa, để giúp cây ra hoa với màu sắt tươi tắn, lâu tàn thì phun bổ sung Vitamin B1 và phân dưỡng hoa định kỳ 1 lần 1 tuần, Vẩn duy trì tưới nước vừa đủ không để cây thiếu nước sẽ gây rụng chồi hoa, nên tưới cây vào buổi sáng sớm ( giai đoạn dưỡng hoa)

Cây hoa giấy

Lưu ý : Thời gian xử lý cây hoa giấy ra hoa là 2,5 – 3 tháng, Nếu cây trồng chậu thì cần kết hợp cắt nước tưới và lặt bỏ hết lá trên cây thì cây sẽ có hoa quanh năm.Chú ý chế độ ánh sáng cung cấp cho cây, cần để cây hoa giấy nơi đầy đủ ánh sáng mặt trời cây sẽ ra hoa thường xuyên, nên bón phân bổ sung cho cây trong chậu vì cây dễ suy yếu dần, ít cành nhánh và hay bị sâu bệnh tấn công .

Riêng cây được trồng nơi có bóng mát bóng râm thì thời gian xử lý ra hoa có thể sớm hơn 1 tháng và cây ra hoa không đều.

Vậy để xử lý cây hoa giấy ra hoa đúng vào dịp Tết cần quan tâm vào thời gian bắt đầu xử lý theo giai đoạn như trình bày ở trên.

Ví dụ : Vào tháng 09 ÂL nên bắt đầu xử lý ra hoa cây hoa giấy thì sẽ kịp nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán.

-st-
Read more…

Hoa Chu Đinh Lan

15:46 |
Hình thái : Cây thân bụi, lá dài màu xanh bóng, gân lá song song. Hoa màu tím mọc trên một cuống chung dài, mùa hoa gần như quanh năm.

Đặc điểm sinh thái : Cây chịu bóng bán phần, ưa ẩm, chịu được khô hạn. Tốc độ sinh trưởng trung bình. Nhân giống bằng tách bụi.

Hoa Chu Đinh Lan


Chu đinh lan – Lan Sapthoglottis mọc khắp Á châu cho đến các quần đảo ở Nam bán cầu, Úc Châu và lan tràn tới Hawaii và Caribbean. Thổ dân đảo Molucca nấu lá cây lan để chữa bệnh thấp khớp. Những cây lan nguyên thủy, mọc ngoài thiên nhiên hoa không mở rộng như những cây đã lai giống. Tại các quốc gia như Thái Lan, Phi Luật Tân và Hawaii người ta trồng lan này làm cây cảnh trang trí trong vườn vì lá xanh ngắt, hoa màu sắc rực rỡ và không phải mất nhiều thời gian chăm sóc.

Việt Nam chúng ta chỉ có vài giống nhưng trên thế giới loài lan này có trên 60 giống và hiện nay đã được lai tạo ra khá nhiều giống có hoa rất đẹp. Thái Lan là nước làm chúng ta ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của Chu đinh  lan, và những cây Chu đinh lan có màu lạ sau này đều do các nhà vườn nhập và nhân giống từ Quốc gia này. Cây Spathoglottis plicata mà người Việt gọi là Chu đinh lan tím, có lẽ màu này rất phổ thông, nhưng thực ra cây này có rất nhiều biệt dạng với màu sắc khác nhau từ vàng hồng, trắng tím thẫm, tím nhạt, được lai giống với cây Spathoglottis kimballina tuy ít hoa, nhưng mầu vàng tuyệt đẹp và cũng có khá nhiều biệt dạng cho nên đã tạo ra rất nhiều cây lai giống cho nhiều hoa, mầu sắc lộng lẫy, hoa mở rộng.

Chu đinh lan là một loài điạ lan có nhiều màu sắc, rất dễ trồng và đặc biệt phát triển rất nhanh. Dò hoa mọc từ đáy củ, cao khoảng 50-60 phân. Hoa tuy không thơm nhưng màu sắc huy hoàng lộng lẫy. 15 hoa nở liên tiếp và trong 2-3 tháng mới tàn hết hoa nếu được tưới nước và bón phân đều đặn và có độ ẩm từ 60-70%. Nếu trồng chu đinh lan trên đất nên chọn vật liệu thật xốp và thoát nước. Nếu trồng trong chậu nên dùng chậu có đáy sâu cho rễ ăn xuống. Nên nhớ củ lan rất dễ bị thối cho nên chỉ vùi sâu 1/3 mà thôi. Khi tách nhánh không cần phải có nhiều củ như các loài lan khác.

-st-
Read more…

Hoa Thược Dược

16:50 |
Hoa Thược Dược Tên khoa học Dahlia variablis Desf cùng họ cúc với các cây hoa cúc trên và cây hoa Đồng tiền. Thước dược có nguồn gốc từ Mehicô nhập nội vào Tây Ban Nha năm 1789, lan ra Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Tên địa phương gốc là Chichipathi hay Aeocothi. Trong tên khoa học, chứ Dahlia là lấy tên nhà thực vật học Thụy Điển Dahl để đặt cho nó.Cây Aeocothi không đẹp, qua gần 300 năm chọn lọc và bồi dục nó mới được như ngày nay. Ta không nên nhầm nó với cây mộc thược dược, một loại danh hoa của Trung Quốc. Thân gỗ và thuộc 1 họ khọc, ở ta không trồng được.

Hoa Thược Dược


Giống thược dược hiện có 5 nhóm:
- Thượt dược xương rồng (Dahlia Caetus) cánh hoa nhọn và cuốn .
- Thước dược cánh dẹt.
- Thượt dược lai Dahlia Hybisty
- Thước dược tổ ong (Dahlia Ponyron)
- Thước dược lùn hay ntta lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu đựng thời tiết bất thuận, khỏe.

Cây thược dược ở ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn, còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến... Hoa nở rực rỡ song rất tiết là không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, ngùơi không ăn được. Rễ lại ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, màu độ PH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống như đỏ cờ, nhiều phân quá, cây béo mập cho hoa kém, giống màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa được và hay bị bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cần tỉ lệ N.P.K cân đối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.

Nhân giống bằng hạt, chỉ áp dụng với thước dược hoa đơn, giống hoa kép nhân giống bằng chồi mầm hoặc chồi ngọn, chồi nách. Khoảng tháng 4 - 5 khi cây thượt dược không cho hoa nủa thì cắt bỏ thân, chừa lại 20 - 30cm, đánh cây cả bầu, eất vào chỗ râm mát hoặc dủ đất bó thành từng bó, cất vào trong nhà. Đầu tháng 8 đem củ trồng, nhớ rằng nếu mất đoạn gốc cây, tự củ không thể phát chồi mầm được chăm sóc tốt, sau 15 - 20 ngày từ các đốt thân mọc lên các chồi mầm. Cứ 12 - 15 ngày lấy chồi mầm một lần đem giâm. Nếu đất ở nơi cao ráo, để nguyên cả cây, mùa hè cần có các cây eao để che râm. Tháng 7 - 8 cây phát chồi mầm, tách lấy nhiều chồi có 4 - 6 lá nhớ là nếu lấy được cả một gốc chồi bám vào thân cây mẹ mới mau ra rễ. Cũng có thể cắt ngọn cây. Ngày xưa, người ta còn phải chẻ chân chồi mầm thành 2 - 4 để giấm cho ra rễ nhiều.

Giâm vào khay cát hay nền cát tươi ẩm và chen nắng. 6 - 7 ngày chồi mầm ra rễ. Chọn cây có rễ "răng cá, tức là rê mới ra còn trắng sữa đem trồng, cây sẽ khỏe mau hồi và lên tốt.
Cũng như đã số các cây họ cúc, thược dược cũng đòi hỏi điều kiện nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn để ra hoa, nên thời vụ chủ yếu là vụ Đông xuân. Thược dược cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Muộn cho hoa nở đúng tết, người ta thường trồng cây con vào đâu tháng 10 âm hạch rồi dựa vào các giống mà eăn ngày bấm ngọn.

Thí dụ: giống cánh sen ềan 45 - 47 ngày, giống trắng Hà Nội, trắng Hải phòng, màu da cam, màu gạch cua 50 - 52 ngày. Các giống đỏ, huyết dụ, tiết dê 60 - 65 ngày. Giống biến có 2 màu đo, trắng thì dài hơn... Mỗi cây chỉ để 4 - 6 thân, eòn tỉa bỏ hết các mầm nách, mầm gốc, cần hái bỏ hết chân lá vàng già, rồi cắm cọc và buộc vòng giữ cây làm cho cành thẳng, khi cây có nụ, nếu căn ngày chính xác, chỉ để một nụ lâu cho hoa to. Nếu không, cần để một nụ bên thay thế nếu hoa trên nở sớm. Cũng có thể để mỗi hon kèm theo một nụ cho đẹp. Mật độ
trồng 40x45cm bổ hốc, bỏ phân lót trước. Khi lót thúc cần tùy cây tốt, xấu mà bón. Chủ yếu là sau khi trồng 20 - 25 ngày cho cây phát triển đã, nếu cần có thể bón 1 - 2 tân nữa và tân 'cuối vào lúc cây đã có nụ để nuôi hoa. Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, rất hạn chế xới đất để tránh đứt rễ. Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một đôi lá là bấm nông, một búp và 2 - 3 đôi lá trở lên là bấm sâu. Bấm nông, các nhánh phát triển nhanh áp dụng vào những năm rét đậm. Cây có thể lâu cho hoa, bấm nông sẽ mau cho hoa.

-st-
Read more…

Cách chơi hoa Thủy Tiên

16:37 |
Củ thủy tiên rất giống củ hành tây, cũng có nhiều lớp vỏ củ như vậy. Toàn củ gồm một củ chính lớn nhất và một số củ nhỏ hơn mọc xung quanh, được gọi là mầm sườn. Vỏ thân củ hoa màu trắng sữa, đáy củ là vầng rễ già có màu vàng ngà, lớp rễ mới mọc ra sau này sẽ có màu trắng muốt, óng ánh như râu tóc của tiên ông. Giữa củ có lá non màu vàng và các tia hoa gồm nụ hoa, cuống hoa nằm thẳng hàng.

hoa Thủy Tiên


Phía dưới của củ bao giờ cũng có một chút đất để bảo vệ vầng rễ, người Hoa sống xa tổ quốc thường dùng khăn gấm gói mảnh đất này lại và để lên ban thờ tổ tiên và răn dạy con cháu hướng về tổ quốc.

củ hoa Thủy Tiên


Thủy tiên có sức sống rất mạnh mẽ, các vết cắt, gọt sẽ lành sau vài ngày. Gọt hoa thủy tiên mục đích là để tạo ra những hình dáng độc đáo như ý muốn. Vỏ củ, cuống hoa, lá được gọt, xén, tỉa sau đó sẽ lành nhưng dù sao, sự sinh trưởng cũng bị kiềm chế. Ngược lại, mặt bên kia của củ không bị gọt vẫnphát triển bình thường. Gọt, tỉa, cạo, cắt và thủy dướng tốt sẽ cho ta những giò thủy tiên có lá uốn lượn thấp, hoa vươn cao, nghiêng nghiêng duyên dáng.

củ hoa Thủy Tiên


I. Dụng cụ gọt thủy tiên :
Gồm một số dụng cụ chính như sau :
- Dao vát lưỡng dụng : dùng để bóc, cắt, cạo, gọt, xén... toàn dao dài khoảng 18cm, lưỡi vát 45 độ, rộng 2.5cm sống dao dày khoảng 2mm
- Panh kẹp
- Dao máng : dùng để xén lá nằm sâu trong bẹ củ. Lưỡi dao hình vòng cung dài khoảng 5mm. Tôi gắn luôn dao này vào chuôi của dao lưỡng dụng
- Kéo nhỏ
- Chổi lông (loại chổi quét sơn)
- ... và một số thứ khác mà các bạn có thể nghĩ ra để sử dụng cho phù hợp

dụng cụ - hoa Thủy Tiên

Dao vát lưỡng dụng, loại dao mà tôi ưa thích, có thể sử dụng để gọt mọi công đoạn 1 củ thủy tiên :

hoa Thủy Tiên


Dao máng, nó là chuôi của dao vát lưỡng dụng (tôi đặt họ làm vậy cho tiện) :

dao máng

Loại dao gọt thủy tiên chế tạo sẵn mà họ thường bán tại phố Nguyễn Khuyến – Hà Nội : Tôi không thích loại dao này vì nó nhẹ phèo, cầm không chắc tay và quá sắc, kiểu sắc lẻm của lưỡi dau cạo râu, rất dễ đứt cuống hoa hoặc phạm vào bao hoa.

hoa Thủy Tiên


II.Phương pháp cắt tỉa, tạo hình : Nguyên tắc chung là phải tĩnh tâm, tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong mọi công đoạn gọt củ thủy tiên

1. Làm sạch củ :
Củ mua về bóc bỏ đất ở đáy củ, bóc hết các bẹ lá khô và ngâm nước 48h cho vỏ củ hút nước căng mọng ra để dễ gọt.
làm sạch củ hoa Thủy Tiên


Ngâm nước rồi làm sạch lại một lần nữa :
hoa Thủy Tiên


2. Bóc vỏ củ :
Bắt đầu động dao trên mặt củ theo vòng cung của củ, cách vầng rễ 1cm, rạch một đường vòng cung :
hoa Thủy Tiên


Nhẹ nhàng tách từng lớp vỏ củ :
hoa Thủy Tiên


Cứ bóc như vậy khi vào gần đến giữa củ thì phải hết sức thận trọng kẻo phạm vào bao hoa, cuống hoa và lá, cho đến khi để lộ hoàn toàn mâm củ. Trong khi tách, nếu gặp các mầm xiên xẹo bên ngoài thì cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm ở chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau :
hoa Thủy Tiên


Đối với các mầm sườn cũng bóc vỏ như với củ chính. Thông thường, các mầm sườn cũng có một cành hoa nên chúng ta khi gọt cũng hết sức chú ý vì các lớp vỏ ở mầm sườn ít nên khi gọt rất dễ phạm vào bao hoa.

3. Bóc bào mầm :
Sử dụng dao vát lưỡng dụng và máng để khoét sâu các khe giữa các bào mầm để dễ bóc bào mầm và xén lá sau này. Sau đó, dùng mũi dao nhẹ nhàng rạch bào mầm để lộ ra lá và hoa. Thao tác này các bạn hết sức chú ý vì rất dễ phạm vào bao hoa. Nếu làm rách bao hoa thì chắc chắn hoa sẽ bị câm và thối hoa. Theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên rạch một đường ở bên cạnh của bào mầm, từ trên xuống dưới, thay vì rạch chính giữa bào mầm vì ở bên cạnh đã có các lá nằm bên trong che chở cho bao hoa. Sau đó, dùng dao máng bóc bào mầm (là một bao màu trắng bao bọc quanh lá và cuống hoa như trong hình) để lộ ra lá và bao hoa :
hoa Thủy Tiên


Khi bóc tách bào mầm xong, củ chính và các mầm sườn nó sẽ như thế này :
hoa Thủy Tiên


Thế này nữa :
hoa Thủy Tiên


Các bạn nhìn thấy trong hình giữa những lá xanh màu lá mạ có một bao lồi ra, nho nhỏ màu vàng nhạt đó là bao hoa. Đây chính là phần quan trọng nhất của củ thủy tiên, nếu lỡ tay làm thủng hoặc gọt phạm phải là hỏng một hoa. Khi gọt mà thấy có mấy mẩu màu vàng cam sẫm rơi ra là hỏng một cành hoa rồi đấy. Thông thường, mỗi mầm có 4-5 lá, bên trong là cuống và bao hoa.

4. Xén lá :
Các lá thủy tiên, nếu không được xén tỉa thì sẽ luôn mọc thẳng lên tua tủa, nhiều khi che lấp mất hoa nên không được đẹp lắm. Do vậy, muốn lá mọc thấp và uốn lượn phía dưới hoa thì ta phải xén lá. Xén lá theo cạnh nào thì nó sẽ uốn lượn theo cạnh đó . Dùng dao lưỡi vát rạch một chút trên ngọn lá rồi dùng dao máng xén dọc theo chiều dài của lá cho tới tận cuống lá.

hoa Thủy Tiên


hoa Thủy Tiên


- Tạo lá cong hình móc câu : gọt, cạo một chút đằng sau lá từ ngọn lá cho tới giữa lá hoặc tới gốc lá, tùy theo bạn muốn cong ít hoặc cong nhiều.
- Tạo lá lượn vòng tròn : Từ đỉnh lá xén đi 1/3 tới ½ độ rộng của lá từ ngọn lá cho tới gốc lá.
- Linh tinh : kết hợp cả hai loại trên

5. Cạo cuống hoa :
Cũng như lá, nếu không tác động, trụ hoa thủy tiên sẽ cùng nhau mọc thẳng và trên đỉnh sẽ là một chùm những bông hoa nhỏ. Nếu muốn cuống hoa cong nghiêng nghiêng thì ta dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ mỏng của cuống hoa ngay dưới đế bao hoa. Cạo chiều nào, hoa sẽ cong theo chiều đó. Có thể cạo một chút, có thể cạo từ đế bao hoa cho tới gốc cuống hoa, tùy theo yêu cầu tạo hình cong ít hay cong nhiều. Cần chú ý kẻo đứt cuống hoa.

6. Tạo hình :
Tôi mới gọt thủy tiên được vài lần, chủ yếu là mày mò gọt theo cách dễ nhất, phổ thông nhất. Để tạo hình con cua, gà trống, thiên nga, thuyền buồm... đòi hỏi sự tập luyện nhiều năm, khéo léo, có óc tưởng tượng phong phú và thường xuyên rút kinh nghiệm. Tiếc rằng, không phải dễ dàng mà tập gọt và tạo hình thường xuyên được vì mỗi năm chỉ có một lần và chỉ gọt trong một thời điểm nhất định, trong phạm vi vài ngày, sớm cũng hỏng, muộn cũng chẳng ra gì. Hy vọng vài năm nữa sẽ học hỏi và tạo hình được theo các chủ đề.

III. Thủy dưỡng
Thủy dưỡng là quá trình nuôi trồng trong nước. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình gọt thủy tiên, nó quyết định phẩm chất của một giò thủy tiên. Trong quá trình thủy dưỡng phải thường xuyên xem xét, điều chỉnh lá và hoa cho đẹp vì lá và hoa trong giai đoạn này rất dễ điều chỉnh, uốn nắn.

1. Làm sạch trước khi thủy dưỡng :
Dùng panh, kéo, chổi lông làm sạch các mảnh vụn giắt trong các khe bẹ củ, sửa lại các vết cắt cho thật ngọt. Xem kỹ mặt trước, mặt sau của củ xem có chỗ nào bị giập hay không, nếu có phải gọt sửa lại vì củ giấp rất dễ ủng, thối.

2. Loại nước sử dụng :
Thủy tiên ưa nước sạch, trong, tốt nhất là dùng nước mưa, nước giếng khơi, nước suối. Nước máy cũng dùng được nhưng nên để vài ngày cho bay hết hơi clo mới dùng được.
Thay nước hàng ngày đối với chậu nông và 2 ngày đối với chậu sâu. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao phải thay nước hàng ngày vì trời nóng rễ và bẹ củ rất dễ thối, ủng.
Nếu nước có hiện tượng vẩn đục, phải lập tức xem xét củ xem có phần nào bị thối không, nếu có thì dùng dao gọt rộng hết phần bị thối, ủng và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy, có thể rửa bằng nước muối loãng rồi tiếp tục thủy dưỡng.

3. Ngâm cầu :
Sau khi gọt và làm sạch xong thì ngâm mặt cắt, gọt, tỉa vào nước trong 24 h để rửa sạch nhựa chảy ra từ vết cắt, nhựa sẽ đùn ra và đông lại dẻo quánh trên các vết cắt gọt. Nếu không rửa sạch nhựa thì các vết cắt sẽ bị oxy hóa làm cho thâm lại.

hoa Thủy Tiên

Dùng chổi lông, bông cọ rửa mặt cắt và thay nước mỗi 8h :
hoa Thủy Tiên


4. Chậu thủy dưỡng :
Sau khi ngâm cầu, ta đưa củ lên chậu thủy dưỡng, đặt củ nằm ngang và hướng mặt cắt gọt lên trên. Dùng bông hoặc vải mềm phủ lên các vết cắt và rễ sao cho mảnh vải, bông luôn ướt, mục đích để rễ và các vết cắt không bị khô dẫn đến thâm. Không đổ ngập nước thay vì dùng bông phủ vì nếu ngập nước thì các vết cắt gọt lại bị ủng, thối.

hoa Thủy Tiên


Có thể dùng loại bông tẩy trang (trộm của vợ), tách ra làm đôi rồi phủ lên mặt cắt của củ :

hoa Thủy Tiên


Tôi thường dùng thùng xốp đựng hoa quả để làm chậu thủy dưỡng, cắt bớt độ cao của thành, dùng tấm lưới sắt làm giá rồi đặt các củ thủy tiên vào đó để thủy dưỡng. Nó có thể chứa được 6-7 củ :

hoa Thủy Tiên


Sau khi đặt vào chậu thủy dưỡng thì ta nên để trong nhà 3-4 ngày do các vết cắt liền sẹo, lá bắt đầu mọc dài ra và hơi xanh mới đưa ra ngoài trời. Không để cây dưới ánh nắng trực tiếp, mưa gió. Ban đêm phải chuyển vào trong nhà để tránh sương đêm làm chột lá, hoa
Hàng ngày khi thay nước cần rửa sạch củ hoa và kiểm tra, điều chỉnh lá và ngồng hoa theo ý muốn. Chú ý ngồng hoa vì lá mọc thấp, lượn vòng dễ chèn lấp ngồng hoa làm ngồng hoa cong vẹo không đẹp mắt.

5. Thời điểm gọt :
Cái khó của người gọt hoa thủy tiên là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trời nóng ẩm thì nhanh nở hoa, trời lạnh thì chậm. Củ thô được bán ở chợ Bưởi, chợ Mơ và một số nơi khác ở HN từ tháng 11 âm lịch. Thông thường, ở Hà Nội bắt đầu gọt trước ngày mồng 1 Tết từ 20 – 25 ngày. Tức là chúng ta sẽ tiến hành gọt vào những ngày từ mùng 5 đến mùng 9 tháng 12 âm lịch. Dự đoán năm nào ấm thì gọt trước tết 21-22 ngày, năm nào lạnh nhiều thì gọt trước tết khoảng 24-25 ngày. Tất nhiên, trong giai đoạn thủy dưỡng thì ta cũng có thể điều chỉnh được phần nào, nhưng dự đoán trước được thì nhàn hơn và cũng ấn tượng hơn..
Để chắc ăn, trong vòng 4 ngày thì mỗi ngày gọt 1 củ, thế nào cũng có 1-2 củ nở trúng 30 tết.
Trước đây, các cụ có lệ thi gọt, tạo hình thủy tiên làm sao nở đúng giao thừa thì đoạt giải thưởng lớn. Người ta cho rằng, năm nào gọt hoa thủy tiên mà nở đúng giao thừa thì năm đó sẽ rất may mắn. Tất nhiên, những giò thủy tiên nở sớm hay nở muộn thì đều cũng tốt vì người phương Đông quan niệm thủy tiên đem lại sự may mắn và trường thọ.

6. Điều chỉnh thời điểm nở hoa :
Từ khi hoa xé bao nang đến khi hé nở khoảng 5-6 ngày. Ta có thể điều chỉnh ngay trong thời điểm này. Cách thường dùng là can thiệp bằng nhiệt độ, ánh sáng. Điều chỉnh cho củ ra hoa sớm dễ hơn là ra hoa muộn.
Muốn củ ra hoa sớm thay nước ấm để thủy dưỡng, phơi ra ngoài nắng trực tiếp. Đêm đưa vào trong nhà che giấy, nilon rồi dùng bóng điện chiếu sáng.
Muốn củ ra hoa muộn thì phải nhiều lần thay nước lạnh, có thể dùng đá trong tủ lạnh ngâm nước xuống khoảng 15 độ C rồi dùng nước này để thay. Không phơi nắng mà phải để trong nhà tối hoặc chỗ râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.

Trên đây là những kỹ thuật cơ bản mà tôi mạnh dạn đưa lên để các bạn tự tay gọt được thủy tiên chơi tết. Để có một giò thủy tiên theo cách thức giản dị nhất thì cũng không phải là quá khó hay đòi hỏi kỹ thuật cao siêu gì cho lắm, chỉ cần một chút khéo léo, một chút tỉ mỉ là chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra được một giò thủy tiên cũng không đến nỗi nào, chắc chắn sẽ đẹp hơn "hàng chợ". Tự mình làm được cũng là một điều rất thú vị.

-st-
Read more…

Kỹ thuật trồng hoa Hướng Dương

21:14 |
Hoa hướng dương (Pelargonium hortorum Balley) thuộc cây thân cỏ sống nhiều năm. Mùa hoa dài, có thể ra hoa mùa hè, tháng 10 đến tháng 4 - 5 năm sau cũng có thể ra hoa.

hoa hướng dương

1. Tổng quan - Hướng dương ưa ấm, đất tơi xốp sợ ngập úng, nhiệt độ cao cây mọc kém, cây ngủ nghỉ. Cây hướng dương có thể trồng chậu, đất chậu thường dùng là đất lá rụng trộn với đất cát, thêm một ít bột xương. Mỗi năm thay chậu 1 lần vào tháng 8 - 9. Trước lúc thay chậu cần tỉa thưa, chỉnh hình, cắt bớt rễ. Hàng năm vào tháng 4 đem cây ra ngoài nơi thoáng gió. Để cho cây không ngừng ra hoa tăng cường tưới phân loãng, 10 ngày tưới 1 lần. Tưới nước bình thường không nên tưới nhiều nước. Đến mùa hè nóng cây bước vào ngủ nghỉ, nên đưa cây vào nhà bệ cây. Mùa thu là mùa ra hoa cần kết hợp tưới nước bón ít phân loãng.[​IMG] - Sau mùa hoa cần tỉa cành, xúc tiến phân nhánh. Cây hướng dương mọc nhanh hàng năm đề phải tỉa cành, mỗi năm 3 lần: mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Căn cứ vào sinh trưởng của cây cần để cây có 3 - 5 cành chính, các cành dài cũng phải được tỉa bớt. Cây hướng dương mọc được 1 năm chỉ cần cắt ngắn ít cành. Sau khi tỉa cành thường đòi hỏi một thời gian hồi phục, nên sau đó nửa tháng phải bón thúc phân, cho cây không. Ngưng ra chồi nở hoa. Để tránh cây mọc quá cao, cần phải hái ngọn, cho mọc nhánh bên và nhiều hoa.
- Nhân giống cây hoa hướng dương thông thường dùng phương pháp giâm cành. Giâm cành vào mùa xuân tỷ lệ sống cao hơn mùa thu. Cánh làm cụ thể là: Cắt đầu cành có chồi đỉnh 6 - 8cm, cắt các đốt phía dưới, cắt bỏ lá gốc, sau khi vết cắt khô, cắm vào chậu cát hoặc sỏi, sâu 1/8 - 1/2 cành giâm, rồi tưới nước đẫm. Sau đó 2 ngày tưới 1 lần, để ở nhiệt độ 18 - 20 độ C. Sau 20 ngày mọc rễ và chờ khi cây con cao 2 - 3cm là đưa vào chậu, chậu để nơi râm, khi cây mọc chồi mới có thể chuyển vào nơi quản lý bình thường.

2. Kỹ thuật trồng hoa hướng dương - Chọn giống hoa: Chọn một giống hoa hướng dương tùy thuộc vào việc bạn muốn trồng những cây hướng dương lớn, khoảng 3m, loại trung bình từ 1,8m đến 3m hay các luống hướng dương loại nhỏ.
- Điều kiện thời tiết: Hãy quan sát điều kiện thời tiết để chắc chắn rằng mùa sương giá đã qua. Lúc đó bạn có thể yên tâm gieo những hạt hướng dương.
- Xuống giống: Gieo hạt trong những lỗ sâu khoảng 2,5cm, cách nhau khoảng 12 - 18 cm. khoảng cách giữa các luống là khoảng 90cm cho những cây hướng dương lớn, 60cm cho những cây cỡ trung bình và 30 cm cho những cây cỡ nhỏ. Trồng một loạt hoa hướng dương hay trồng xem kẽ giữa những giàn nho sẽ tạo nên cảnh quan đầy màu sắc cho khu vườn của bạn.
- Chăm sóc: Bắt các loại sâu bệnh như sâu bướm và mọt trong suốt quá trình phát triển của cây, đồng thời ngắt những lá úa. Hoa hướng dương rất dễ trồng và cần ít thời gian chăm sóc nên đây là loại cây thường được dùng để giúp trẻ làm quen với công việc làm vườn.
- Một số lưu ý: + Kích thích sự phát triển tối đa của hướng dương bằng cách giữ ẩm đất và bón phân hai tuần một lần. + Khi cây bắt đầu lớn, hãy cắm cọc để giữ cho cây thẳng đứng và sau 70 - 90 ngày bạn sẽ có được một khu vườn rực rỡ cùng những hạt hướng dương chắc mẩy để chia sẻ với chim, sóc và bạn bè của mình.

-st-
Read more…

Cách trồng và chăm sóc cây Cẩm Cù

21:04 |
Cẩm cù là 1 loại cây có tên khoa học là hoya.
Đặc điểm chung phổ biến nhất của loại cây này là lá dày, mọc đối, hoa có cánh hoa và nhụy hoa khi nở có 5 cánh cân xứng giống như hình 1 ngôi sao và hoa thường nở thành từng chùm.
Trong tự nhiên chúng thường mọc bám vào các thân cây hoặc vách núi đá.
Chúng tượng trưng cho những ngôi sao trên bầu trời.

hoa cẩm cù

Cây cẩm cù rất dễ chăm sóc tuy nhiên cũng cần có trồng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa thường xuyên hơn.
Điều kiện thích hợp nhất để cây phát triển.
Ánh sáng : 40 - 60 %
Độ ẩm : cao ( giá thể ẩm nhưng không ướt )
Dinh dưỡng: Tưới bổ sung B1 pha loãng hoặc nước vo gạo
Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể sử dụng nhiều loại khác nhau,
Mụn dừa: 50
Trấu hun hoặc tro: 20
Trấu tươi: 20
Phân bò khô: 10
Hoặc nếu không có trấu tưới và phân bò có thể sử dụng công thức trộn giá thể sau
Mụn dừa: 60
Trấu hun hoặc tro bếp: 40

lan cam cu

Cẩm cù có rất nhiều loại khác nhau vì vậy cần thay đổi riêng với từng loại.

-st-
Read more…

Cách trồng và chăm sóc hoa lan hồ điệp

10:35 |
Lan Hồ Điệp có tên tiếng anh là Phalaenopsis hay Moth orchird. Lan hồ điệp là một trong những loài Hoa Lan quý phái, lộng lẫy và rất lâu tàn. Nếu chúng ta chăm sóc tốt thì một chậu lan Hồ Điệp có thể trưng bày từ 3 đến 4 tháng thậm chí 6 tháng mà vẫn còn nhiều hoa. Và sau khi hoa tàn quý khách chăm sóc tốt thì lan Hồ Điệp sẻ lên khỏe và sớm ra hoa lại. Sau đây là hướng dấn cách chăm sóc Lan Hồ Điệp:



1. Chăm sóc Lan Hồ Điệp trước Tết:

- Những chậu Lan khi bạn mua mang về trưng bày trong ngôi nhà của bạn cần để nơi ánh sáng vừa phải, tuyệt đối không để nắng trực tiếp chiếu vào lá sẻ bị vàng, cháy, hoa nhanh tàn…Nhiệt độ tốt nhất là 21-320C.
- Nên tưới hoa vào buổi sáng, trước khi tưới nên xem chậu Lan có bị thiếu nước nhiều hay không để cung cấp nước vừa đủ cho cây. Không được tưới phun lên cánh hoa, như vậy hoa dể bị đốm và nhanh tàn, nếu trên hoa bị bám bụi thì quý khách có thể dùng nước tưới phun lên hoa cho bụi trôi theo nước. Chú ý khi tưới nên tưới vào gốc, nếu lá bị ướt nên dùng quạt cho khô trước khi trời tối, vì nước đọng trên lá sẻ dể làm cho lan Hồ Điệp bị thối lá…
- Định kỳ 1 Tuần, quý khách nên tươi thêm dinh dưỡng cho cây như phân Rông biển 1 gói nhỏ pha với 32 lít nước, hay B1 30ml/20 lít nước và phân 20-20-20 10g/20 lít nước để cây khỏe mạnh, hoa lâu tàn hơn.
- Những chậu Lan có trồng thêm cây trang trí như Rêu San Hô, cỏ Lan Chi, Mạc lan Hàn Quốc, cỏ May mắn, cây Gala của Châu Âu… thì tưới nước riêng hàng ngày, 1-2 ngày 1 lần.

2. Chăm sóc Lan Hồ Điệp sau Tết ( Hết Hoa):

- Sau khi Chậu hoa lan Hồ Điệp tàn hết hoa ( khoảng 2-3 tháng sau khi trưng bày), Qúy khách cần tháo rời từng cây ra khỏi chậu men.
- Bước 1: Cắt hết những rễ hư, thối, để khô ráo khoảng 2h cho vết cắt khô.
- Bước 2: Chọn một vài cái chậu nhỏ bằng đất nung có nhiều lổ, hoặc chậu nhựa có móc treo để trồng từng cây Lan Hồ Điệp vào .
- Bước 3: Chọn giá thể trồng bằng Than vụn. xơ dừa, zớn Trắng ChiLê…
- Bước 4: Trồng cây Lan vào chậu chèn Than, zớn cho thật chặc, đảm bảo cho cây không bị lung lây.
- Bước 5 : Để cây cảnh nơi ánh sáng yếu, nơi hiên nhà, dưới tán cây, hoặc che hai lớp lưới sáng 70%, nếu có điều kiện nên che mưa cho những chậu Lan Hồ Điệp.
- Bước 6: Định kỳ tưới nước, tưới phun phân qua lá cho cây, lúc nhỏ dùng phân N-P-K 30-10-10 hoặc 20-20-20 bổ sung thêm B1… Và định kỳ phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây theo phương pháp 4 đúng.

-st-
Read more…