Họa Mi Mắt Vàng

19:55 |
Họa Mi Mắt Vàng là một loài chim thuộc bộ Sẻ trong họ Lâm oanh thuộc chi Chrysomma Trước đây nó được xếp trong họ Khướu sống bụi cây, cỏ ở miền nam châu Á. Tên phổ biến của nó đề cập đến vị trí truyền thống của nó cựu thế giới họ Khướu. Các chi Chrysomma gần đây đã hóa ra hình thức, cùng với các loài của nó, một nhánh với khướu và chích Sylvia và do đó sẽ được chuyển đến các Sylviidae.

Họa Mi Mắt Vàng


Phân bố
Họa Mi Mắt Vàng có một phạm vi rất rộng lớn và có nguồn gốc ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Họa Mi Mắt Vàng


Các Sukla Phanta dự trữ động vật hoang dã ở Nepal đại diện cho các giới hạn phân phối của nó ở phía tây bắc .

Họa Mi Mắt Vàng


Ở Việt Nam Họa Mi Mắt Vàng có ở tây nguyên và cao nguyên Đà Lạt.

Hình ảnh chim Họa Mi mắt vàng:

Họa Mi Mắt Vàng

Họa Mi Mắt Vàng

Họa Mi Mắt Vàng

Read more…

17 Lời Khuyên Khi Nuôi Họa Mi

10:30 |
1. Không đổi thức ăn đột ngột: Họa mi sống nhoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ và thường dẫn đến việc thay lông.

Họa Mi đất


2. Thức ăn phải có phẩm chất tốt: Họa mi là giống chim quí, ta ko nên hà tiện với nó trong khâu ăn uống, khi pha chế thức ăn ta nên chọn thức ăn có phẩm chất tốt, thức ăn có hiện tượng mốc, hỏng dứt khoát phải bỏ, ko nên cho chim ăn.

3. Tránh pha chế thức ăn mặn: Điều này rất dễ hiểu vì hầu như tất cả những loại lông vũ thường dùng 1 lượng muối khoáng tối thiểu sẵn trong thức ăn vì nó k có bộ phận bài tiết riêng như loài thú nếu lượng muối khoáng quá dư thừa thì làm lông sơ k bóng mượt và rất giòn dễ gãy.

4. Họa mi thích ăn đạm động vật: Đây là loài có tần suất hoạt động khá cao nên nuôi họa mi hằng ngày phải bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn...

5. Nước uống phải trong sạch: Họa mi là loài chim có dây thanh quản độ đàn hồi rung rất tốt, nên hót đc rất nhiều giọng từ trầm đến bổng và những âm thanh cao tần của nó réo rắt mượt mà chứ k gay gắt thế nên nước bẩn dễ làm nó viêm họng nhiễm trùng và dẫn đến hót toàn giọng siêu trầm...

6. Phải trị bệnh rận mạt: Rận mạt hút máu làm HM mi suy sức, mất ngủ, khó chịu, mang mầm bệnh...làm họa mi giảm thể lực bị stret nên giảm hót yếu sức . Nếu rận mạt nhiều + gây bệnh dẫn đến tử vong.

7. Ích lợi của việc cho họa mi tắm nắng tắm nước: việc tắm nắng mỗi ngày để chim sưởi ấm bộ lông, làm ung trứng rận mạt, đồng thời tăng lượng vitaminD giúp chim có khung xương chắc khỏe. việc tắm nắng phải điều độ.
Việc tắm nước có thể 1lần 1 ngày trong mùa nắng và vài ngày trong mùa mưa.
Thiếu tắm nắng tắm nước làm chim bị suy nhược, bộ lông bã.

8. Không nên cho họa mi uống thuốc bừa bãi: Tốt hơn hết là phòng bệnh hơn chữa bệnh vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho chim.
Tuy nhiên vì nuôi nhốt nên k tuyệt đối vệ sinh đc theo kinh nghiệm nên định kỳ tẩy giun sán và uống thuốc ngừa cúm dành cho gà vịt con.

Tốt nhất là giữ gìn vệ sinh và cho ăn đầy đủ chất tập luyện thể lực hợp lý tí là ok.


9. Không nên treo lồng nơi cố định mà nên hoán chuyển chỗ treo lồng, như vậy chim sẽ mau dạn….tạo thói quen thay đổi môi trường và cũng tránh cho nó nhàm chán. Trong tự nhiên HM hay đánh dấu lãnh thổ bằng cách nhảy tót lên các cành cây bụi rậm hót véo von để "nhắc nhở", cảnh cáo đối thủ, chứ tuyệt đối k sử dụng phân và nước tiểu để đánh dấu như loài thú, vì theo phân cấp thang thức ăn, loài lông vũ chủ yếu là bị săn thế nên bản thân nó rất sợ để lại "dấu vết" kể cả loài hung dữ như đại bàng và diều hâu.

10. Chưa kinh nghiệm đừng nuôi họa mi con: Thường thì người mới chơi thường thích nuôi chim con, hy vọng sau này sẽ có con chim vừa dạn vừa chơi đc lâu năm, nhưng với người có kinh nghiệm ai cũng ngại nuôi chim con. Vì họa mi vốn là giống nhát người, nếu nuôi chim con mà ko có dịp gần gũi nhiều thì lớn lên nó cũng nhát người như chim mộc vậy. Mặt khác, nếu ko có kinh nghiệm, họa mi con dễ bị nhiều tật, tiêu biểu là tật ngửa, ngoái hoặc gắp thức ăn ngâm vào cóng nước.

Họa mi con do nuôi lồng từ nhỏ, mặc dù điều kiện có tốt nhưng thanh quản của nó ko phát triển tốt và thể lực k đc khỏe như chim rừng lại k đc tập luyện nhiều giọng của các danh ca nơi rừng xanh, do đó giọng chim con nhỏ và ko vang.

11. Áo lồng với chim họa mi: nuôi chim dứt khoát phải có áo lồng… như các bác đã biet... Aó lồng càng tối mầu để as k xuyên vào là tố nhất và hạn chế lột tung áo lồng mà ít nhất nên để 1 chút tém phía đằng sau lưng lồng.
12. Không nên bắt họa mi bằng tay: Vì HM là loài chim chiến binh nên bản năng rất sợ tóm túm, thêm nữa nhịp tim và hơi thở nó tăng đột ngột rất dễ bị đột tử vì trụy tim...

13. Không treo lồng nơi lò sưởi hay bếp: họa mi đặc biệt rất dị ứng với hơi nóng lò sưởi và khói bếp.

Không nên treo chỗ hút gió, lộng gió, chỗ nắng quái, nhiều đồ vật bay phất phơ, hoặc người đột ngột đến từ phía sau, gần chó mèo, trẻ con với tới......vv
14. Chim thay lông chưa xong hoặc xong rồi nhưng chưa ốp lông bóng mượt thì ko nên cho đi dượt, chọi thử...vv

15. Dùng âm nhạc để kích thích chim hót: Nhìn chung tất cả các loài chim hót rất thích nghe âm nhạc vì tần số cao độ của âm nhạc con người thích thì phù hợp với của chim, đặc biệt là HM vì nó thẩm thấu đc nhiều âm sắc, nhất là những bản nhạc cổ điển, pop, contruy, zaz, dân ca...và k thich rook...

16. Chăm làm vệ sinh lồng nuôi:....!!!

17. Nên nuôi mi mái: Đối với họa mi, chim mái có tác dụng rất lớn, có thể dùng chim mái để thúc chim trống căng lửa, thuần thuộc chim mộc…,tuy nhiên nếu nuôi ít thì ko cần mái mà chỉ nuôi nhiều, nuôi mi đá dứt khoát phải có mái kèm theo…

-st-
Read more…

Cách chọn và chơi chim Họa Mi

10:25 |
Tướng họa mi thường có 3 loại tốt : loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là '”mình củ đậu, đuôi lá vả” . Sau đây là tướng mạo chi tiết.

Họa Mi Đẹp


Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám... gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.
2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.
3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.
4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt.

Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay 'vẽ bủa' của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

CHĂM HỌA MI TRONG MÙA THAY LÔNG

Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến ví dụ như sách của Việt Chương, nay tôi chỉ dám mạo muội trình bày cách chăm chim HM thay lông theo kinh nghiệm nuôi hiện tại của bản thân (tôi cũng học hỏi của nhiều người khác thôi):

* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.

* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.

Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé, chúc chú chim HM của các bạn có một bộ lông mới hoàn hảo và độ sung nhé.

ĐỂ CHIM HỌA MI HÓT HAY NHIỀU GIỌNG

Để chơi một con chim họa mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột...khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác...đó là con chim hay..bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán.

Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng, như kiểu hát Karaoke đấy, Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim hót khỏe và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao hòa nhập với đất trời thiên nhiên, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.

-st-
Read more…

Chăm sóc Họa Mi khi thay lông

10:12 |
Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thay lông


Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi).
* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.

* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.

Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé.

-st-
Read more…

Cách thuần chim Họa Mi mộc.

14:18 |
Họa mi được ví là "nghệ sĩ của rừng xanh" bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau truốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần.



- Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm "chim họa mi mộc". Người chơi chim sử dụng từ "mộc" để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi... Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.

- Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái "lồng cũi", cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen "đứng cầu", ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.

- Khi chim họa mi đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở "lồng nuôi". Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này. Không biết dùng từ nào cho chính xác nhưng có lẽ ta tạm gọi những chú chim như vậy là "chim tạm".

- Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Nhiều khi để theo dõi chim, tôi phải nấp sau những bức tường lắng nghe xem hôm nay chim của mình có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để "ốp" chim đực làm cho chim đực bớt hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách "ốp đực" không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim đực, mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Tôi thật may mắn khi đang sở hữu một con chim mái thuộc loại "đỉnh". Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là nó vẫy vẫy hai đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muốn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng "xốn xang" đáp lại tình cảm của cô nàng, quên cả hoảng sợ.

- Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực "tạm" ở gần những con chim "thuần". Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những "lãnh địa" riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ "phá đám"; họa mi đực thuần sẽ có hành động "dằn mặt" con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.

- Có thể nói chăm sóc chim "tạm" là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ "mộc", người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn "chim tạm" bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định... để tạo cho chim có những "phản xạ có điều kiện" phù hợp với cuộc sống trong lồng.

- Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng "sờ mó" vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất "nặng mùi" và không còn cách nào khác là phải "sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để "không ai đụng cham đến ai cả".

- Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim... Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được "ốp mái". Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những "tuyệt chiêu" mà có khi bạn cũng không ngờ tới.

- Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua "chim thuộc", không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu... hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt... Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.

- Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim... bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.

- Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.

- Sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn mở áo lồng chim, cho chim ăn hay tắm cho chim... bạn sẽ thấy chú chim không còn bay nhảy lộn xộn nữa mà chỉ nhảy vài cái lấy lệ. Trông thấy bạn nó không còn sự hoảng sợ nữa mà như nhìn thấy người quen. Vào mỗi buổi bình minh, bạn treo chim ra ngoài đón những tia nắng ban mai dịu nhẹ, âm áp, chú chim của bạn bình tĩnh mở mỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới... Khi ấy, có thể nói bạn đã thành công trong việc thuần hóa chim họa mi rồi.

- Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực "ốp mái" để kích thích "nam tính" trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong "tình yêu" có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi.

- Bằng kinh nghiệm và những phương pháp của mình, tôi thấy thông thường phải mất từ 4 đến 6 tháng để có một chú chim họa mi tương đối thuần, trường hợp cá biệt cũng có những con lên đến một năm hoặc hơn.

-st-
Read more…

Cách phân biệt Họa Mi trống mái chính xác nhất.

14:04 |
Đầu tiên cần phải nghe tiếng chim họa mi hót, tiếng hót vang, đanh chứng tỏ chim sung, cũng là để đỡ nhầm chim mái, (hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót). Có 4 tiêu chuẩn để chọn họa mi như sau: Nhất nhãn (mắt), nhị đầu, tam mao (lông), tứ cước (chân). Cũng có người xếp: nhất nhãn, nhị mao, tam đầu, tứ cước.



1. Mắt chim họa mi trống
- Mắt chim họa mi không giống mắt người, không có lòng trắng mà chỉ có lòng "đen" (thực ra nó có nhiều màu). Ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử, bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt.

- Lưu ý: không nên mang chim ra ngoài nắng để chọn vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại, bạn sẽ nhầm đấy. Xung quanh đồng tử là lòng "đen" dân chơi chim gọi là "TẢY", có nhiều màu tảy. Màu táy thường được chọn màu xanh đỗ xanh, màu nâu đen, màu cùi nhãn, các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là “CÁT”. Theo người Quảng Đông,Trung Quốc gọi “cát” là SA TẢY (Tiếng phổ thông Trung Quốc đọc là sa tỷ). Chữ sa có rất nhiều nghĩa (xe, sợi, cát, rơi...) chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi, tia, dây. Chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát. Vậy SA TẢY (SA = tia, TẢY = đáy, đế, nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT. Từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt, cần phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt. Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày, ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được. Về hình thể ban chọn "mắt méo" (dài, mí trên cong ít mí dưới cong nhiều), mắt "đầy" (nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân), thế là tạm ổn về mắt.


2. Đầu chim họa mi trống
Đầu chim họa mi có rất nhiều dạng: xà đầu, phương đầu, tiêm đầu, cáp giới đầu, nga đầu...). Nên chọn xà đầu (đầu rắn), loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng. Khi nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm, bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.

3. Lông chim họa mi trống
Chọn lông tơi, sốp, mềm, lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhưng ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình, ông bao đuôi dầy, to, lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng (tiết diên nhìn từ phía trước lại).

4. Chân họa mi trống
Nên chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm (chim già) không phụ thuộc màu, "đấm" to (chỗ phân ngón), ngón chân dài, móng dài thì hay khóa (túm vào cổ vào chân đối phương) nhưng không chặt, ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt.

* Lưu ý: Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con. Các bộ phận phải cân đối hài hòa, dài thì cùng dài (ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản). "Ngũ" gồm: mỏ, cổ, thân, đuôi và chân.
+ Mỏ: thẳng, cong, ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao, nét, không bị lép vẹo, gốc mỏ to, dầy. Đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe, trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy, khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh.
+ Thân: nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân "trúc thùng" (ống trúc) nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn. Lông my nên chọn "tuyến my"(my nhỏ, dài, thẳng) "câu loan my" (dài, cong dấu ngã). Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my... đều bỏ. Lông my nên chọn màu hơi xám, mịn. Chú ý: lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1 - 2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là "chỉ mỳ") là không tốt.

-st-
Read more…