Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ

13:21 |
Cá tai tượng đuôi đỏ còn gọi là cá hồng kỳ phát tài, chúng có hình dáng giống cá phát tài thông thường nhưng nhờ cá những vây kỳ ánh màu đẹp nỗi bật hơn nên hồng kỳ phát tài được đánh giá là quý hiếm hơn và được ưa chuộng hơn.

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ


1. Giới thiệu cá hồng kỳ phát tài, cá tai tượng đuôi đỏ
- Tên khoa học: Osphronemus laticlavius Roberts, 1992

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Tên đồng danh: Là loài mới (Roberts, 1992), được tách ra từ Osphronemus goramy Lacepède, 1801
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 90, đã sản xuất giống trong nước từ cuối thập niên 90

- Tên Tiếng Anh: Giant red tail gourami

- Tên Tiếng Việt: Cá Tai tượng đuôi đỏ, cá hồng kỳ, hồng tượng

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ


2. Đặc điểm sinh học cá hồng kỳ phát tài, cá tai tượng đuôi đỏ
- Phân bố:Malaysia và Indonesia

- Chiều dài cá (cm):70

- Nhiệt độ nước (C):20 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 25

- Độ pH:6,5 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá đẻ trứng trong tổ xây bằng thủy thực vật và nước bọt. Cá đực chăm sóc trứng và cá con

3. Kỹ thuật nuôi cá hồng kỳ phát tài, cá tai tượng đuôi đỏ
- Thể tích bể nuôi (L):400 (L)

- Hình thức nuôi: Cá nuôi chung với cá rồng, hoặc nuôi chung với cá phát tài

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Trung bình

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 150 cm

Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong bể kiếng khi kích cỡ còn nhỏ, cá lâu năm nên nuôi trong bể ximăng hoặc ao cảnh. Cá có thể ăn cá nhỏ, thích hợp bể nuôi chung với các loài có kích cỡ lớn
Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.
Thức ăn: Cá ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa...

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ

Cá hồng kỳ phát tài - Cá tai tượng đuôi đỏ


-st-
Read more…

Cá tai tượng, phát tài

13:03 |
Cá phát tài có kích thước to lớn, thường được nuôi chung với cá rồng, chúng có thể ăn rau xanh, cá phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.

Cá tai tượng, phát tài


1. Giới thiệu thông tin cá tai tượng, cá phát tài
- Tên khoa học: Osphronemus goramy Lacepède, 1801
- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
Tên đồng danh: O. notatus Cuvier, 1831; Trichopodus mentum Lacepède, 1801; Trichopus satyrus Shaw, 1803
Tên tiếng Việt khác: Cá Tai tượng thường; Cá Phát tài
Tên tiếng Anh khác: Gourami; Albino giant gourami
Nguồn gốc: Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước, là đối tượng nuôi thịt (tai tượng thường) và nuôi cảnh (cá tai tượng thường và phát tài)

- Tên Tiếng Anh: Giant gourami

- Tên Tiếng Việt: Cá Tai tượng, cá phát tài

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Cá tai tượng, phát tài


2. Đặc điểm sinh học cá tai tượng, cá phát tài
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):70

- Nhiệt độ nước (C):20 – 30

- Độ cứng nước (dH):5 – 25

- Độ pH:6,5 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam)...
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá đẻ trứng trong tổ xây bằng thủy thực vật và nước bọt. Cá đực chăm sóc trứng và cá con

3. Kỹ thuật nuôi cá tai tượng, cá phát tài
- Thể tích bể nuôi (L):400 (L)

Hình thức nuôi: Cá nuôi chung với cá rồng, hoặc nuôi chung với cá hồng kỳ phát tài

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 150 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong bể kiếng khi kích cỡ còn nhỏ, cá lâu năm nên nuôi trong bể ximăng hoặc ao cảnh. Cá có thể ăn cá nhỏ, thích hợp bể nuôi chung với các loài có kích cỡ lớn
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.
Thức ăn: Cá ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa ...

Cá tai tượng, phát tài

Cá tai tượng, phát tài

Cá tai tượng, phát tài


-st-
Read more…

Kỹ thuật nuôi cá koi

15:43 |
Dưới đây là một số kỹ thuật để nuôi cá Koi Nhật. Mời các bác chém thêm :)

Nước Nuôi Cá
Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.

Kỹ thuật nuôi cá koi


Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.

Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.

Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.

Thức ăn
Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.


Kỹ thuật nuôi cá koi


Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.

Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.

Kỹ thuật nuôi cá koi


Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường ( Aquamaster, thức ăn Đài Loan... có bán tại Akikoi), được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin. Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20 cm), ngày cho ăn 2 lần.

Kỹ thuật nuôi cá koi


Bệnh tật

Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y.

-st-
Read more…

Cá Ali Trắng

22:13 |
Cá ali trắng có màu trắng như tuyết, là dòng cá ali albino mắt đỏ có nét đẹp tinh tế. Màu trắng tuyết của cá ali tạo nên điểm đặc trưng riêng độc đáo.

1. Giới thiệu thông tin về loài cá ali trắng - Pindani

-Tên khoa học: Pseudotropheus socolofi Johnson, 1974

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
Tên đồng danh: Haplochromis ahli Trewavas, 1935; Cyrtocara ahli (Trewavas, 1935)
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ cuối thập niên 90, trung bình 500 – 1000 con/năm giai đoạn 2000 – 2004. Cá đã sản xuất giống trong nước từ năm 2004, tập trung ở Biên Hòa.

- Tên tiếng Anh: Pindani

- Tên tiếng Việt: Cá Ali trắng; Cá Tuyết điêu

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa


Cá Ali Trắng


2. Đặc điểm sinh học cá ali trắng

- Phân bố: Châu Phi( hồ Malawi và Mozambique)

- Chiều dài cá (cm): 20

- Nhiệt độ nước (C): 24 – 28

- Độ cứng nước (dH): 10 – 25

- Độ pH: 7,6 – 8,8

- Tính ăn: Ăn động vật

- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Giữa – đáy
Sinh sản: Tỉ lệ đực cái khi tham gia sinh sản là 1:3. Cá cái đẻ trứng lên giá thể cứng trong bể, cá đực thụ tinh ngoài, sau đó cá cái gắp trứng lên miệng để ấp. Thời gian cá cái ấp trứng và giữ con trong khoang miệng khoảng 3 tuần.

Cá Ali Trắng


3. Kỹ thuật nuôi cá ali trắng

- Thể tích bể nuôi (L): 250 (L)

-Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Ít

- Yêu cầu sục khí: Trung bình

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 120 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có nhiều hang hốc đá với nền đáy cát. Bể có không gian rộng rãi cho cá di chuyển. Không nên thả nhiều cá đực trong bể chật để tránh cá gây hấn. Bể nuôi chung các dạng Cá ali xanh, vàng, cam, trắng ... gây liên tưởng đến bể cá cảnh biển do cá có màu sắc đẹp và dáng bơi rất đằm.
Chăm sóc: Cá lên màu đẹp trong môi trường nước cứng và pH kiềm. Có thể trải một lớp đá san hô trên bể để giữ môi trường phù hợp cho cá.
Thức ăn: Cá ăn động vật. Thức ăn bao gồm cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, thức ăn viên...

-st-
Read more…

Cá Vàng

13:30 |
Cá vàng còn gọi là cá tàu, cá ba đuôi, cá bốn đuôi là 1 trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, với nhiều màu sắc và chủng loại. Cá vàng là loài cá dễ nuôi thích hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Hầu hết những ai chơi cá cảnh đều đã từng trải qua thời kỳ nuôi cá vàng.

1. Giới thiệu thông tin về cá vàng
- Tên khoa học: Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Carassius auratus (Linnaeus, 1758); Carassius carassius auratus (Linnaeus, 1758); Cyprinus auratus Linnaeus, 1758
Tên tiếng Anh khác: Grucian carp; Gibel carp
Nguồn gốc: Cá nhập nội khoảng thập niên 40 và tiếp tục nhập thường xuyên sau đó các kiểu hình lai tạo mới. Cá sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 50, bắt đầu từ cá ba đuôi thường.

- Tên Tiếng Anh: Goldfish; Golden carp

- Tên Tiếng Việt: Cá Vàng; Cá Tàu; Cá Ba đuôi

- Nguồn cá:Sản xuất nội địa

Hình ảnh cá vàng
Cá Vàng Ngọc trai


2. Đặc điểm sinh học cá vàng
- Phân bố:Trung Quốc

- Chiều dài cá (cm):10 – 30

- Nhiệt độ nước (C):19 – 28

- Độ cứng nước (dH):10 – 15

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Cá vàng là dạng đột biến của cá diếc bạc xuất hiện ở Trung Quốc từ hơn 800 năm trước, sau đó du nhập vào Nhật khoảng hơn 400 năm trước. Đa số các kiểu hình cá vàng hiện nay là do sản xuất nhân tạo và không hiện diện trong môi trường tự nhiên.
Tầng nước ở: mọi tầng nước.
Sinh sản: Cá thành thục sau 1 năm tuổi, khi đó nhận biết cá đực qua các nốt sần trên nắp mang, thân và vây ngực, còn cá cái có bụng to, lỗ sinh dục lồi ra màu đỏ hồng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể mềm (rễ lục bình, rong thủy sinh ...) thụ tinh ngoài. Vớt trứng hoặc vớt cá bố mẹ ra để ấp riêng trứng, trứng nở sau 40 - 60 giờ ở nhiệt độ 28 - 300C. Sau khi nở 2 - 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn moina.

Cá Vàng


3. Kỹ thuật nuôi cá vàng
- Thể tích bể nuôi (L):250 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Ít

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 - 120 cm.
Thiết kế bể: cá vàng có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Cá có tính khí thân thiện, thích hợp với bể nuôi chung. Bể cá trải sỏi, với vài vật trang trí và cây thủy sinh (cây thật hoặc bằng nhựa) tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất.
Chăm sóc: cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm sạch bể và ổn định chất lượng nước.
Thức ăn: cá ăn tạp từ trùn chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)... Bên cạnh mồi sống, cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho cá.


4. Thị trường mua bán cá vàng
- Giá trung bình (VND/con): 10000

- Giá bán min - max (VND/con): 5000 - lên đến vài trăn nghìn

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Nhiều

-st-
Read more…

Cá Neon Hoàng Đế

13:14 |
Cá neon hoàng đế hay còn gọi là cá tetra hoàng đế - Nematobrycon palmeri là loài cá được tìm thấy ở các suối và sông ở phía tây Colombia bao gồm sông Atrata và sông San Juan.

Cá Neon Hoàng Đế


Cá neon hoàng đế được nuôi làm cá cảnh có thân dài đến 7,5 cm. Nó ưa thích độ pH 5.5 - 7.5 và độ cứng 50–100 mg/l và nhiệt độ 23-27 C. Nó không bơi thành bầy như các loài khác trong họ. Loài cá này là loài ăn tạp, ăn cả thực vật và động vật.

Cá neon hoàng đế có nhiều loại, sau đây là 1 vài hình ảnh các loại phổ biến

Cá Neon Hoàng Đế

Cá Neon Hoàng Đế

Cá Neon Hoàng Đế


-st-
Read more…

Cá trái tim đỏ

11:59 |
Cá trái tim đỏ có tên tiếng anh là Bleeding heart tetra, chúng hình dáng giống cá hồng kỳ, hắc kỳ. Xuất sứ ở Amazon - Brazil. Trên nền màu phớt hồng của chúng có một điểm nằm ở vây có màu đỏ, nhìn tựa như một trái tim bé nhỏ hiện lên khiến chúng thật đặc biệt so với những loài cá Tetra cùng họ.

Nguồn gốc cá trái tim đỏ
Những chú cá này có nguồn gốc từ những con sông lớn ở Peru và những đầm lầy thông với sông Amazon có nhiều lũa và thực vật thuỷ sinh, nước ở những nơi mà chúng sinh sống trong đến độ có thể nhìn thấy cả ở dưới đáy. Vào mùa mưa, chúng thường tụ tập thành bầy để tiến hành quá trình sinh sản. Vào mùa này, việc bắt chúng rất dễ dàng vì chúng hay tụ tập thành một bầy gồm vài chục con ở những đầm lầy nhỏ. Loài cá này được mọi người biết đến vào khoảng thập niên 30-50, khi đó , chúng và cá Neon là hai loài Tetra khá phổ biến lúc bấy giờ.

Cá trái tim đỏ


Đặc điểm cá trái tim đỏ
Bleeding Heart Tetra có hình dáng khá giống cá Hồng Nhung - Hyponssobrycon Callistus, chúng có thân mình thon và có màu màu phớt hồng khá là bắt mắt. Từ cuống đuôi của chúng có một đường thẳng màu hồng đậm kéo tới "trái tim"-thực chất là một đốm nhỏ màu đỏ có hình dáng giống trái tim. Đuôi của loài này có màu trong suốt. Vây lưng và vây chậu của chúng dài hơn vây của Hồng Nhung, vây chậu có màu trắng viền đen (có một vài con không có viền), vây lưng có màu đỏ, ở chóp vây có một mảng màu đen, nếu cá nuôi lâu năm trong môi trường tốt, vây của chúng sẽ dài gần gấp đuôi vây cũ. Tuy hình dáng dễ thương, xinh đẹp của chúng nhưng vẫn có một đặc điểm khá khó chịu là: Khi trưởng thành , nó có thể dài tới 12 cm, khi đó nó sẽ làm xấu bố cục hồ nhỏ nhưng lại rất đẹp nếu bơi thành đàn trong hồ 2m trở lên.

Môi trường nuôi cá trái tim đỏ
Hồ nuôi Bleeding Heart Tetra cà phải có dung tích ít nhất là 100l với chiều sâu của hồ là 40cm trở lên. Hồ nuôi loài này nên có độ pH từ 6,5 - 6,8, nhiệt độ từ 26 đến 28oC và nước phải mềm. Trong hồ nên để nhiều cây lũa và trồng nhiều cây thuỷ sinh tạo thành bụi có bóng râm, trong hồ nên thả thêm vài chiếc lá bàng để căn bằng độ sinh thái của nước,vào mùa hè đèn bật 15/24 còn mùa mưa bật đèn ít hơn một chút.

Cá trái tim đỏ


Thức ăn cho cá trái tim đỏ
Loài cá này rất thích ăn trùn đông lạnh, thỉnh thoảng cũng nên cho chúng ăn một ít thịt tôm băm nhuyễn để chúng lên màu. Buổi sáng nên cho ăn lúc

Tập tính của cá trái tim đỏ
Đây là một loài cá hiền lành, chúng hay bơi theo đàn ở tầng giữa. Khi nuôi loài này, bạn nên mua từ 6 con trở lên, đây là cá khá nhút nhát nên việc tạo cho chúng những nơi ẩn nắp bằng cây thuỷ sinh và lũa sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn, có thể nuôi chúng chung với các loài cá nuôi trong bể thủy sinh.

-st-
Read more…

Chim Rẻ Quạt - Xẻ Quạt

10:55 |
Chim Rẻ Quạt là các loài chim ăn côn trùng nhỏ ở miền nam châu Á và châu Úc thuộc chi Rhipidura họ Rẻ Quạt (Rhipiduridae). Chim rẻ quạt có khả năng thực hiện những động tác bay nhào lộn rất nhanh và nhiều kiểu lượn rất khó cũng được chúng thực hiện thành viên.

Mô tả chim rẻ quạt:

Chim Rẻ Quạt thân nhỏ (11,5-21 cm) chim với đuôi dài, trong một số loài đuôi dài hơn cơ thể và trong hầu hết các đuôi dài hơn cánh, Khi xếp lại nó tạo thành hình tròn ở cuối . , nhưng khi bay hoặc kiếm ăn trên không nó có một hình dạng đặc trưng mang lại đúng tên của nó đuôi hình rẻ quạt .

Loài chim cảnh này áp dụng một tư thế đậu nằm ngang , với hai cánh dáng điệu cúi xuống (drooped) cơ thể và nửa đuôi luôn có góc độ. Có một số ngoại lệ cho điều này, đặc biệt là các đuôi của các loài ở phía Bắc của New Guinea và đuôi của loài Cockerell ở quần đảo Solomon, có tư thế thẳng đứng nhiều hơn các đớp ruồi vua.

Hai cánh của chim rẻ quạt khi bay có độ nghiêng và tốc độ cho sự nhanh nhẹn, làm cho hiệu quả cao khi bắt con mồi côn trùng. Nhìn chung, nó đang bay khỏe, và một số loài có thể tiến hành di cư , những bụi cây là nơi cư trú của nó, nhìn chúng rất yếu ớt, và thường thả mình ra ngoài trước khi bay thường xuyên.

Hành vi chim rẻ quạt:

Chim rẻ quạt di chuyển liên tục, ngay cả khi đậu trên cành cây chúng tiếp tục loay hoay và thường quay 180 ° tại chỗ, đuôi của nó quạt từ phía bên hoặc quạt và thân của nó. Chim rẻ quạt có khả năng thực hiện những động tác bay nhào lộn rất nhanh và nhiều kiểu lượn rất khó cũng được chúng thực hiện thành viên.

Phạm vi, di cư và môi trường sống của chim rẻ quạt:

Phần lớn Chim Rẻ quạt sống ở Úc đã di cư xa như Samoa đến Pakistan. Ở dãy phía nam các Rẻ Quạt đuôi xám New Zealand. Có nhiều loài ở Indonesia, Philippines và Đông Nam Á, và phạm vi cư trú vào miền nam Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Mã Lạp Sơn. Một số loài có phân bố rộng rãi, đặc biệt là chim chìa vôi Willie, Rẻ Quạt đuôi xám ,Rẻ Quạt họng trắng.

Chim Rẻ Quạt - Xẻ Quạt

Chế độ ăn và tìm kiếm thức ăn của chim rẻ quạt:

Thức ăn là các loài côn trùng nhỏ và không xương sống, những con mồi lớn thì chim rẻ quạt dùng mỏ đập vào nhánh cây cho nhừ con mồi.

Cư Trú của chim rẻ quạt:

Trong thời gian chiếm lãnh thổ chim mái sẽ chọn địa điểm tốt nhất để làm tổ, các khu vực này thường gần với tổ của mùa năm trước . Trách nhiệm nuôi con, xây dựng tổ, ấp trứng được chia sẻ giữa cả chim trống và mái .

Tổ chim rẻ quạt to bằng cái chén làm ở những nhánh cây nhỏ , tổ được kết hợp với nhau bằng các rễ cây nhỏ xơ và tơ nhện, mất khoảng 10 ngày để xây dựng.

chim mái cũng sẽ đánh lạc hướng kẻ thù tiềm năng bằng cách xuất hiện để thu hút các động vật ăn thịt ra phía xa khỏi tổ.

-st-
Read more…

Chim mỏ rộng dọc sọc

10:33 |
Chim mỏ rộng dọc sọc hay mỏ rộng hồng có màu tím đỏ ở đầu với vùng trước mắt đen, trên lưng màu tối với những mảng nổi bật màu vàng, Nâu đen cánh với màu vàng về những chiếc lông phần dưới màu hồng tím nhạt, mỏ màu xanh màu ngọc lam, chim trống có một dải hẹp đen trên đầu xám đậm màu hơn so với chim mái, 1 số con có một lỗ mũi màu vàng.

Tên tiếng anh: Banded Broadbill

Danh pháp khoa học: Eurylaimus javanicus

Chim mỏ rộng dọc sọc


Mỏ rộng hồng hay mỏ rộng sọc dọc Banded Broadbill (Eurylaimus javanicus) là một loài chim trong họ mỏ rộng (Eurylaimidae.) Nó được tìm thấy ở Brunei, Campuchia, Indonexia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Mỏ rộng hồng sinh sống ở rừng Lá rộng thường xanh, rừng rậm, rừng bán thường xanh, khu vực ẩm ướt và độ cao lên đến 1100m,và một số khu vực cao hơn.
Ăn chủ yếu là côn trùng, đôi khi trái cây nhỏ. Bắt con mồi từ tán lá, thường bất động trên nhánh cây.
Nó xây dựng một tổ hình quả lê trên các nhánh của một cây lớn, thường là gần với thân cây. Lối vào, gần phía trên cùng của tổ, được bảo vệ bởi một nhô dốc. Tổ được xây dựng từ các cành cây, và một loạt các vật liệu thực vật. Được bao phủ bên ngoài của tổ bằng rêu, địa y và mạng nhện, bên trong được lót bằng lá.


Có 5 phân loài:
E. j. friedmanni: Cư trú ở Phía đông nam Myanmar, Thái Lan và Đông Dương
E. j. pallidus: Cư trú ở Miền Nam Thái Lan (eo Kra) và bán đảo Malay
E. j. harterti: Cư trú ở Sumatra, quần đảo Riau, đảo Bangka và Đảo Belitung
E. j. brookei: Cư trú ở Borneo và Bắc đảo Natuna
E. j. javanicus: Cư trú ở Java - có thể phải được coi là loài đầy đủ.

-st-
Read more…

Cá Vòi Voi

09:42 |
Cá vòi voi còn gọi là cá mũi voi thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, cá vòi voi thích sục mũi xuống nền đáy tìm thức ăn nên bể cần phủ cát, bùn đất hoặc trải sỏi tròn không có góc cạnh.Cá hoạt động và ăn chủ yếu vào ban đêm. Cho cá ăn thức ăn vừa cỡ miệng, thả xuống nền đáy gần nơi cá trú ẩn vào ban đêm.

1. Giới thiệu thông tin cá vòi voi
- Tên khoa học:Gnathonemus petersii (Günther, 1862)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Osteoglossiformes (bộ cá thát lát)
Họ: Mormyridae (họ cá vòi voi)
Tên đồng danh: Mormyrus petersii Günther, 1862; Gnathonemus brevicaudatus Pellegrin, 1919; Gnathonemus histrio Fowler, 1936
Tên tiếng Việt khác: Cá Mũi voi
Tên tiếng Anh khác: Elephant fish; Ubangi mormyrid
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 90

- Tên Tiếng Anh:Elephantnose fish

- Tên Tiếng Việt: Cá Vòi voi

- Nguồn cá:Ngoại nhập

Hình ảnh cá vòi voi
Cá Vòi Voi


2. Đặc điểm sinh học cá vòi voi
- Phân bố:Châu Phi …

- Chiều dài cá (cm):35

- Nhiệt độ nước (C):24 – 28

- Độ cứng nước (dH):5 – 15

- Độ pH:6,0 – 7,5

- Tính ăn:Ăn động vật

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Phân bố rộng rãi ở hơn 10 quốc gia châu Phi
Tầng nước ở: Cá vòi voi là loài cá sống ở tầng đáy
Sinh sản: Cá chưa sinh sản nhân tạo, chưa có thông tin đặc điểm sinh sản, nguồn giống hiện chủ yếu vớt từ tự nhiên ở châu Phi

3. Kỹ thuật nuôi cá vòi voi
- Thể tích bể nuôi (L):220 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Yếu

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Nhiều

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong hồ rong với ánh sáng yếu, nhiều cây thủy sinh làm nơi trú ẩn. Bể cần có nắp đậy vì cá hay nhảy. Cá thích sục mũi xuống nền đáy tìm thức ăn nên bể cần phủ cát, bùn đất hoặc trải sỏi tròn không có góc cạnh. Cá nên nuôi thành đàn khoảng 4 – 5 con.
Chăm sóc: Như các loài cá không có vảy khác, cá nhạy cảm với các loại thuốc chữa bệnh, muối ăn, hóa chất hay chlorin trong nước máy. Để nuôi dưỡng thành công loài cá này cần quản lý tốt môi trường nuôi và phòng bệnh hiệu quả.
Thức ăn: Cá ăn côn trùng và các loại trùn dưới nền đáy, có thể ăn thức ăn đông lạnh. Cá hoạt động và ăn chủ yếu vào ban đêm. Cho cá ăn thức ăn vừa cỡ miệng, thả xuống nền đáy gần nơi cá trú ẩn vào ban đêm.

Cá Vòi Voi


4. Thị trường mua bán, giá bán cá vòi voi
- Giá trung bình (VND/con): 350.000

- Giá bán min - max (VND/con): 150.000 - 500.000

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Ít
Read more…

Cá cánh bườm, Cá cánh buồm

13:05 |
Cá cánh bườm hay còn gọi là cá cánh buồm có nhiều màu sắc khác nhau như cá cánh buồm đen, cá cánh buồm xanh... Là loại cá nhanh nhẹn và cực kỳ dễ nuôi.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá cánh bườm

- Tên khoa học: Gymnocorymbus ternetzi (Boulenger, 1895)

- Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)

- Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)

- Tên đồng danh: Tetragonopterus ternetzi Boulenger, 1895

- Tên tiếng Việt khác: Bánh lái; Hắc quần, cá váy

- Tên tiếng Anh khác: Black widow; Butterfly tetra; Blackamoor

- Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Hình ảnh cá cánh bườm



2. Đặc điểm sinh học cá cánh bườm

- Phân bố: Nam Mỹ: từ Paraguay đến Argentina.

- Chiều dài cá (cm): 6

- Nhiệt độ nước (C): 21 – 27

- Độ cứng nước (dH): 5 – 19

- Độ pH: 6,0 – 8,0

- Tính ăn: Ăn tạp

- Tầng nước ở: giữa

- Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng phân tán, chọn giá thể là cây thủy sinh cho trứng dính, trứng nở sau 2 – 3 ngày.

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cánh bườm

- Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)

- Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Ít

- Chiều dài bể: 60 – 80 cm.

- Thiết kế bể: Bể trồng cây thủy sinh mọc thấp. Cá bơi theo đàn, nên thả nhóm từ 6 con trở lên. Cá thích hợp bể nuôi chung với các loài nhanh nhẹn và vây ngắn vì cá có tập tính rỉa vây cá khác

- Chăm sóc: Cá dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

- Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

4. Trị trường mua bán, giá bán cá cánh bườm

- Giá trung bình (VND/con): 6000

- Giá bán min - max (VND/con): 5000 - 10000

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Nhiều
Read more…

Cách phân biệt cá ông tiên trống mái

12:58 |
Cá thần tiên là loài cá khá khó phân biệt được trống mái, ngoại trừ lúc chúng đẻ trứng ta mới dám chắc chắn phân biệt được chính xác 100%. SVC VietNam xin giới thiệu đến các bạn tài liệu hướng dẫn cách phân biệt các ông tiên trống mái.



Dựa vào kinh nghiệm này kết hợp với kinh nghiệm thực tế của các bạn trong quá trình nuôi dưỡng cá thần tiên sinh sản để rút ra thêm kinh nghiệm cho bản thân.



Như hình vẽ trên các bạn có thể thấy:
1. Con trống có tốc độ tăng trường nhanh hơn con mái, trong 1 bầy đàn 2 con trống mái có độ tuổi bằng nhau thì con trông sẽ có kích thước lớn và mạnh mẽ hơn con mái. Lúc sắp sinh sản vây kỳ của cá trống căng lên rất đẹp

2. Đầu cá thần tiên trống sẽ có độ cong tròn hơn cá mái, tức là đầu gù đó. Trong khi cá mái đầu thẳng bưng

3. Râu của cá trống mái cũng có đặc điểm khác nhau, râu cá trống có đường tẻ ra ở gốc ngọn như hình

4. Bộ phận sinh dục của cá thần tiên trống hình gai nhọn trong khi đó bộ phận sinh dục của cá thần tiên mái thì hình tù, dạng gần như hình chữ nhật, lồi to và rõ ràng hơn con trống, đặc biệt là lúc sắp đẻ trứng


Thêm 1 hình ảnh để phân biệt cá thần tiên dựa vào bộ phận sinh dục của chúng lúc sắp đẻ trứng

Con có sọc bên trái là thần tiên trống ( Bộ phận sinh dục nhọn)
Con bên phải màu đen là thần tiên mái, bộ phận sinh dục lúc sắp đẻ trứng sẽ to hơn và dạng tù chứ không nhọn như cá trống
Read more…

Cá nóc da beo

12:54 |
Cá nóc da beo nước ngọt có khả năng sống trong môi trường nước mặn, đặc biệt lưu ý nó có thể xé nát con mồi như các loại cá có kích thước nhỏ hiền lành và bơi chậm chạp như cá vàng....

1. Giới thiệu thông tin chung về cá nóc da beo

- Tên khoa học: Tetraodon fluviatilis Hamilton, 1822

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Tetraodontiformes (bộ cá nóc)
Họ: Tetraodontidae (họ cá nóc)
Tên đồng danh: Chelonodon fluviatilis (Hamilton, 1822); Arothron dorsovittatus Blyth, 1860; Dichotomycterus rangoonensis Le Danois, 1959
Tên tiếng Việt khác: Cá Nóc xanh; Cá Nóc da beo; Cá Nóc da báo
Tên tiếng Anh khác: Common puffer; Tidal pufferfish
Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trữ lượng cá trong tự nhiên còn nhiều, xuất hiện quanh năm, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 9, tập trung ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm ... Hiện lượng xuất khẩu cá nóc các loại trên 200 ngàn con/năm, cao điểm đạt 826.000 con vào năm 2004.

- Tên Tiếng Anh: Green pufferfish

- Tên Tiếng Việt: Cá Nóc beo

- Nguồn cá:Tự nhiên bản địa



2. Đặc điểm sinh học cá nóc da beo

- Phân bố:Một số nước Nam Á và Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm):17

- Nhiệt độ nước (C):24 – 28

- Độ cứng nước (dH):10 – 30

- Độ pH:7,0 – 8,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Campuchia; ở Việt Nam cá phân bố ở các sông lớn và cửa sông ven biển miền Nam
Tầng nước ở: Mọi tầng nước, cá thường bơi ở tầng nước mặt
Sinh sản: Cá đẻ trứng lên giá thể cứng vùng nước cạn, cá đực chăm sóc và bảo vệ trứng cho đến khi trứng nở.

3. Kỹ thuật nuôi cá nóc da beo

- Thể tích bể nuôi (L):200 (L)

-Hình thức nuôi: nuôi đơn, có thể ghép với các loại cá lớn hơn và phải nhanh nhẹn vì cá nóc da beo nhiều lúc cũng ăn thịt các loại cá chậm chạp và hiền lành như cá vàng loại nhỏ.

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Nhiều

- Yêu cầu sục khí:Ít

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm
Thiết kế bể: Bể có mức nước vừa phải với nền đáy cát hoặc sỏi và một ít cây nhựa hoặc giá thể trang trí. Cá thích hợp trong bể nuôi chung, tránh nuôi chung với các loài có vây dài và bơi chậm vì cá hay rỉa vây cá khác.
Chăm sóc: Cá là loài rộng muối, sống được ở nước mặn, lợ và ngọt. Cá tự nhiên có thể thuần dưỡng về độ mặn 2‰, tuy nhiên cá thích hợp nhất ở độ mặn 10 – 15‰ (Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997).
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi sống di động bao gồm tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể ..

4. Thị trường mua bán, giá bán cá nóc da beo

- Giá trung bình (VND/con):3000

- Giá bán min - max (VND/con):2000 – 10000

- Mức độ ưa chuộng:Trung bình

- Mức độ phổ biến:Nhiều

Read more…

Cá hồng két

12:50 |
Cá hồng két có nhiều dạng như: hồng két kinh kong, hồng két đuôi tim và hồng két xăm chữ.... Vốn là ông tổ sư của cá la hán.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá hồng két

- Tên khoa học:Không có tên chính thức (xem thêm phần thông tin chung)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)

Tên khoa học: Cá không có tên khoa học chính thức, là kết quả lai tạo trong họ Cichlidae, dự đoán là phép lai khác giống: X Amphilophus

Thuộc loài: Hiện phổ biến hai giả thuyết tổ hợp lai của cá hồng két:

(1)Amphilophus labiatus X Heros severus

(2) Amphilophus citrinellum X Cichlasoma synspilum

Tên tiếng Việt khác: Két đỏ; Huyết anh vũ

Tên tiếng Anh khác: Bloody Parrot; Blood Parrotfish

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 90, trung bình nhập 1 – 2 ngàn con/năm, cao điểm gần 5 ngàn con/năm vào năm 2003

- Tên Tiếng Anh:Blood Parrot

- Tên Tiếng Việt:Hồng két

-Nguồn cá:Ngoại nhập

- Số kiểu hình:2



2. Đặc điểm sinh học cá hồng két

- Phân bố:Được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986

- Chiều dài cá (cm):17 – 20

- Nhiệt độ nước (C):21 – 28

- Độ cứng nước (dH):2 – 25

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước

Sinh sản: Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và đúng nghĩa” hồng két chủ yếu từ nhập khẩu

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hồng két

- Thể tích bể nuôi (L):220 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong:Không

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Nhiều

- Yêu cầu sục khí:Nhiều

- Loại thức ăn:Tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 cm

Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ ...). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy. Cá thân thiện và đáng yêu, cá hồng két thường nuôi chung với cá rồng và các loài cá hiền lành khác. Lưu ý cá có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng.

Chăm sóc: Cá cần bộ lọc ổn định với môi trường nước trong sạch.

Thức ăn: Cá ăn tạp, thức ăn gồm tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên

4. Thị trường mua bán, giá bán cá hồng két

- Giá trung bình (VND/con):70000

- Giá bán min - max (VND/con):40000 – 100000

- Mức độ ưa chuộng:Nhiều

- Mức độ phổ biến:Trung bình

Hiện nay trên thị trường có cá hồng két đuôi tim và hồng két xăm, cá hồng két kinh kông rất đẹp
Read more…

Cá ngựa vằn - cá sọc ngựa

12:46 |
Cá ngựa vằn hiện nay đã có nhiều màu sắc như cá ngựa vằn đỏ, cá ngựa vằn xanh, cá ngựa vàng... Cá ngựa vằn rất dễ nuôi, được nhiều người chọn nuôi trong bể thủy sinh, chúng thường bơi thành đàn sát mặt nước rất nhanh nhẹn và đẹp mắt.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá ngựa vằn
- Tên khoa học: Danio rerio (Hamilton, 1822)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Cyprinus rerio Hamilton, 1822; Barilius rerio (Hamilton, 1822) Brachydanio rerio (Hamilton, 1822)
Tên tiếng Anh khác: Zebrafish; Leopard danio
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70 (kiểu hình ngựa vằn xanh vây ngắn), đã sản xuất giống phổ biến trong nước
- Tên Tiếng Anh: Zebra; Zebra danio

- Tên Tiếng Việt: Cá Ngựa vằn; Cá Sọc ngựa

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa



2. Đặc điểm sinh học cá ngựa vằn
- Phân bố:Một số nước Nam Á và Myanmar …

- Chiều dài cá (cm):5 – 6

- Nhiệt độ nước (C):20 – 28

- Độ cứng nước (dH):5 – 19

- Độ pH:6,0 – 8,0

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal và Myanmar.
Tầng nước ở: Cá sống ở tầng giữa và tầng mặt nước
Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng trên giá thể mềm đặt ở đáy. Sau khi đẻ, cần tách trứng khỏi cá bố mẹ, trứng nở sau 2 – 3 ngày.

3. Kỹ thuật nuôi cá ngựa vằn
- Thể tích bể nuôi (L):90 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Trung bình

- Yêu cầu sục khí:Trung bình

- Loại thức ăn:Từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng đến thức ăn viên dạng nổi.

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 – 80 cm
Thiết kế bể: Cá nuôi trong bể thủy sinh rất hợp, nên chừa tầng mặt thông thoáng để cá di chuyển. Bể cần có nắp đậy để tránh cá nhảy ra. Cá bơi thành đàn, nên thả nhóm từ 5 – 6 con. Cá khá thân thiện và hoạt bát, thích hợp với bể nuôi chung.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất, khỏe mạnh thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.
Thức ăn: Cá ăn từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng đến thức ăn viên dạng nổi.

4. Thị trường mua bán, giá bán cá ngựa vằn
- Giá trung bình (VND/con):3000

- Giá bán min - max (VND/con):2000 - 6000

- Mức độ ưa chuộng:Trung bình

- Mức độ phổ biến:Nhiều
Read more…

Cá phượng hoàng

12:36 |
Ngoài cá phượng hoàng ngũ sắc ra thì hiện nay đã có nhiều loại cá phượng hoàng lùn xanh lam, phượng hoàng lùn vàng... Cá phượng hoàng là màu sắc sinh động trong bể thủy sinh, cá phụng hoàng hoạt động lanh lẹn và có thể nuôi chung với nhiều loại cá hồ rong khác.

1. Giới thiệu thông tin chung về cá loại cá phượng hoàng
- Tên khoa học: Mikrogeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948)

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Cichlidae (họ cá rô phi)
Tên đồng danh: Apistogramma ramirezi (Myers & Harry, 1948); Microgeophagus ramirezi (Myers & Harry, 1948); Papiliochromis ramirezi (Myers & Harry, 1948)
Tên tiếng Việt khác: Cá Phụng hoàng
Tên tiếng Anh khác: Ram cichlid; Gold ram; Ram
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, riêng phượng hoàng lùn, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước

- Tên Tiếng Anh: Butterfly cichlid; Dwarf cichlid

- Tên Tiếng Việt: Cá Phượng hoàng

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Cá phượng hoàng


Hiện nay đã lai tạo ra cá dòng cá phượng hoàng xanh lam, phượng hoàng lùn, phượng hoàng vàng trong lạ mắt và giá chúng cao hơn, gấp đôi cá phượng hoàng ngũ sắc.

2. Đặc điểm sinh học cá phượng hoàng
- Phân bố:Nam Mỹ: lưu vực sông Orinoco ở Venezuela và Colombia

- Chiều dài cá (cm):5 – 7

- Nhiệt độ nước (C):25 – 29

- Độ cứng nước (dH):5 – 12

- Độ pH:6,0 – 7,5

- Tính ăn:Ăn tạp

- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con

3. Kỹ thuật nuôi cá phượng hoàng
- Thể tích bể nuôi (L):90 (L)

- Hình thức nuôi:Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng:Vừa

- Yêu cầu lọc nước:Nhiều

- Yêu cầu sục khí:Nhiều

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 60 cm
Thiết kế bể: Cá nuôi trong bể thủy sinh rất hợp, ánh sáng vừa, với giá thể cho cá ẩn nấp như đá, gỗ. Cá ưa hoạt động và nhanh nhẹn, nuôi thành cặp hoặc thích hợp trong bể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau.
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, cần nước hơi mềm và bộ lọc thường xuyên hoạt động hay định kỳ thay nước vì cá nhạy cảm với nitrít độc hại.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùng chỉ, cung quăng, giáp xác, côn trùng nhỏ và thức ăn viên.

4. Hình ảnh

Cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng

Cá phượng hoàng

-st-
Read more…

Cá đuôi kiếm, cá hồng kim

12:12 |
Cá đuôi kiếm có nhiều tên gọi như cá hồng kim, cá hoàng kiếm... Nét nổi bật nhất chính là thanh kiếm dưới thùy đuôi của chúng, chiếc đuôi này không phải là vũ khí mà chỉ là vật trang trí giúp cá trống nổi bật hơn trong mắt những con cái mái.

1. Giới thiệu thông tin chung cá đuôi kiếm

- Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848

- Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)

- Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)

- Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm.

- Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.

- Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

- Số kiểu hình: 2



2. Đặc điểm sinh học cá đuôi kiếm

- Phân bố: Một số vùng châu Mỹ và châu Phi …

- Chiều dài cá (cm): 12 – 16

- Nhiệt độ nước (C): 18 – 28

- Độ cứng nước (dH): 9 – 25

- Độ pH: 7,0 – 8,3

- Tính ăn: Ăn tạp

- Phân bố: Châu Mỹ (trung và bắc Mỹ), châu Phi (Natal, Transvaal, và Namibia)

- Tầng nước ở: Mọi tầng nước

- Sinh sản: Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá đuôi kiếm

- Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

- Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Trung bình

- Chiều dài bể: 80 cm

- Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá đực thường hay đánh nhau. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.

- Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm, ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm.

- Thức ăn: Cá ăn vụn bã thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

4. Thị trường mua bán, giá bán cá đuôi kiếm

- Giá trung bình (VND/con): 2500

- Giá bán min - max (VND/con): 1000 - 15000

- Mức độ ưa chuộng: Trung bình

- Mức độ phổ biến: Nhiều

-st-
Read more…

Cá khủng long

12:04 |
Cá khủng long vàng là loại cá phổ biến nhất trong các dòng cá khủng long, chúng sống ở đáy hồ, khả năng nhìn kém nhưng khứu giác rất phát triển để tìm mồi vào ban đêm.
Cá khủng long vàng còn gọi là khủng long albino hay cửu sừng mắt đỏ



1. Giới thiệu thông tin cá khủng long vàng
- Tên khoa học: Polypterus senegalus senegalus Cuvier, 1829

- Chi tiết phân loại:
Bộ: Polypteriformes (bộ cá nhiều vây)
Họ: Polypteridae (họ cá nhiều vây)
Tên đồng danh: Polypterus senegalus Cuvier, 1829; Polypterus arnaudii Duméril, 1870
Tên tiếng Việt khác: Cá Khủng long xám
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ năm 2002

- Tên Tiếng Anh:Gray bichir; Bichir
- Tên Tiếng Việt: Cá Khủng long
- Nguồn cá:Ngoại nhập


2. Đặc điểm sinh học cá khủng long vàng

- Phân bố: Châu Phi …
- Chiều dài cá (cm):50
- Nhiệt độ nước (C):24 – 28
- Độ cứng nước (dH):5 – 20
- Độ pH:6,5 – 7,5
- Tính ăn:Ăn động vật
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Cá phân bố rộng rãi ở 26 quốc gia Châu Phi, là loài phổ biến nhất trong nhóm cá khủng long
Tầng nước ở: Đáy
Sinh sản: Cá đẻ trứng trên cây thủy sinh, thụ tinh ngoài

3. Kỹ thuật nuôi cá khủng long vàng

- Thể tích bể nuôi (L):250 (L)
- Hình thức nuôi:Ghép
- Nuôi trong hồ rong:Có
- Yêu cầu ánh sáng:Vừa
- Yêu cầu lọc nước:Ít
- Yêu cầu sục khí:Ít
- Loại thức ăn:Tôm, cá, ếch nhái, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể ...
- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 100 – 120 cm
Thiết kế bể: Cá cần bể có bề mặt rộng nhưng không cần nước sâu. Trong bể bố trí các khúc gỗ và tảng đá để cá ẩn náu. Bể có thể trồng hay không trồng cây thủy sinh. Bể cần có nắp đậy để tránh cá trốn thoát.
Chăm sóc: Cá rất khỏe và dễ nuôi. Cá hoạt động về đêm, khả năng nhìn kém nhưng khứu giác rất phát triển để tìm mồi. Cá có cơ quan hô hấp phụ, thường lên đớp khí và có thể trườn ra khỏi nước.
Thức ăn: Là loài cá dữ ăn thịt, thức ăn bao gồm tôm, cá, ếch nhái, côn trùng, giáp xác, nhuyễn thể

4. Thị trường mua bán, giá bán cá khủng long vàng

- Giá trung bình (VND/con):150.000
- Giá bán min - max (VND/con):100.000 - 200.000
- Mức độ ưa chuộng: Trung bình
- Mức độ phổ biến: Ít
Read more…