Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp ở nông thôn

22:40 |
Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp là phương pháp giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thịt bồ câu ngon và bổ. Khi bồ câu ra giàng ( 28 ngày tuôi), thịt chứa 17.5% protein, 3% lipit. Tuy nhiên, bồ câu ta chỉ đạt khối lượng 300-400g/ con, mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp.Hiện nay, có nhiều giống bồ câu ngoại được chọn lọc, cho năng suất thịt rất cao, trong đó có giống chim bồ câu Pháp. Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp là phương pháp giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Duy Điều, Trung tâm Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi, trong quá trình nuôi và chăm sóc chim bồ câu Pháp, cần chú ý các kỹ thuật sau:

1. Chọn giống 

Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế.



- Tiêu chuẩn con giống:

+ Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

+ Chim đạt từ 4-5 tháng.

-Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình:

+ Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.

+ Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

2. Chuồng nuôi

-Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa.

-Chuồng nuôi gồm có nhiều loại:

Chuồng nuôi cá thể( Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi):

Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm

Chuồng nuôi quần thể( Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi):

Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái)

Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m2

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi):

Chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2

3. Thiết bị nuôi chim

- Ổ đẻ

+ Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới.

+ Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo.

+ Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên.

+ Kích thước của ổ:

Đường kính: 20-25cm

Chiều cao: 7-8 cm

-Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

-Bóng đèn: Cần vào mùa đông ở miền Bắc, lắp bóng 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm từ 3-4h với cường độ 5w/m2 nền chuồng

4. Thức ăn và cách cho ăn

Khẩu phần ăn

- Khẩu phần 1: Sử dụng nguyên liệu thông thường

Chim sinh sản: Ngô (50%) + Đỗ xanh( 30%)+ Gạo xay(20%)

Chim dò: Ngô (50%)+ Đỗ xanh( 25%) + Gaọ xay( 25%)

- Khẩu phần 2: Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp

Chim sinh sản: Cám viên công nghiệp(60%)+ Ngô hạt đỏ( 40%)

Chim dò: Cám viên công nghiệp (48%)+ Ngô hạt đỏ (52%)

- Ngoài ra, cần cung cấp thức ăn bổ sung cho bồ câu.

- Cách phối trộn là: Khoáng (85%)+ Muối( 10%)+ Sỏi( 5%)

Cách cho ăn

- Thời gian: Sáng lúc 8-9h, chiều 14-15h.

- Khối lượng: Thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.

Chim dò: 40-50g /con/ngày

Chim sinh sản: Khi nuôi con: 125- 130g / đôi/ngày; Không nuôi con:90-100g/ đôi/ ngày

5. Nước uống

-Nước uống: sạch sẽ, không màu, không mùi, được thay hằng ngày.

-Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.

6. Chăm sóc chim bồ câu Pháp:


Thời kỳ đẻ và ấp trứng

-Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ.

-Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng.

-Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ)

-Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ.

Thời kỳ nuôi con

- Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần)

- Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào.

Thời kỳ nuôi vỗ béo

-Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo.

-Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%)

-Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1

-Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính.

Thời kỳ chim dò

-Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi.

-Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu.

-st-
Read more…

Tắm nắng cho chim vấn đề nên và không nên!

11:39 |
Ánh nắng mặt trời đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Nắng đem lại sự sống cho muôn loài, làm cho cây cối xanh tốt, đơm hoa kết trái. Về mặt sức khỏe, ánh nắng mặt trời còn tiêu diệt nhiều mầm bệnh, vi trùng gây bệnh có trong không khí như vi trùng lao… giúp loài người chúng ta có thể phòng tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm. Hơn nữa, nhờ tác động của ánh nắng mặt trời mà trên chất vitamin D nằm dưới da trở thành vitamin D giúp chúng ta phòng tránh được bệnh còi xương.Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh có tác dụng phòng và chữa bệnh còi xương từ năm 1919 bởi Hudschinsky, chỉ bằng khả năng quan sát và phân tích nhạy bén của bản thân ông. Trước đó, năm 1863, trong cuốn sách: “Chứng yếu phổi và làm thế nào để phổi khỏe hơn”, bác sỹ Dio Lewis đã viết trong một chương ngắn về tác dụng của ánh sáng mặt trời với đoạn như sau: “Tôi đã giúp rất nhiều người bị rối loạn tiêu hoá, đau thần kinh, thấp khớp, người mắc các bệnh tưởng trở lại với cuộc sống bình thường bằng cách cho họ tắm nắng”.
Tác dụng có lợi là tia nắng giúp chúng ta tránh được bệnh còi xương: Đó là nhờ tia U.V.B có trong ánh sáng mặt trời, giúp tổng hợp chất F.dehydro cholesterol có trong thức ăn, sự tổng hợp này xảy ra ở phần sâu của thượng bì để chuyển hóa F.dehydrocholestorol thành vitamin P3 giúp phát triển xương, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi
Tăng cường cho hệ miễn dịch: Với cơ thể, một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể miễn dịch và đặc biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển ôxy của hồng cầu để giúp cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn yếm khí.
Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp.



Làm khỏe da: Ánh sáng mặt trời cũng đã được xác nhận là giúp da khỏe mạnh và phòng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm (viêm da), vảy nến và trứng cá. Đối với chim chúng giúp cho chúng loại trừ rận mạt và ký sinh trùng, giúp lông sáng, khỏe đẹp.
Một nghiên cứu được đăng tải tại Tạp chí y khoa Journal of Preventive Medicine ở Mỹ đã chỉ ra: tiếp xúc với ánh nắng đầy đủ có thể làm giảm tỉ lệ tử vong vì ung thư vú và đại tràng cho người Mỹ khoảng hơn 30%.
Làm tinh thần vui tươi, sảng khoái: Ánh nắng đã tác dụng gián tiếp một cách tích cực đến mọi bộ phận trong cơ thể: “Làm tăng chuyển hoá, giảm chứng béo phì, giúp thận làm việc khoẻ mạnh, tăng chức năng thải độc cho gan, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và đặc biệt làm chúng ta cảm thấy vui vẻ, bớt u sầu và trầm cảm hơn. Nhiều người ở các vùng thiếu ánh nắng mặt trời đã mắc phải hội chứng “U sầu mùa đông” và phải dùng đến thuốc trầm cảm.

Vậy ánh nắng có tái hại gì không:
Dưới tác động kéo dài, do tác dụng cộng và hiệp đồng của tia UVA và UVB trong ánh nắg mặt trời làm cho tế bào tiếp xúc mau bị lão hóa.
Do tác dụng sinh ung của ánh sáng nên ANMT có thể gây ung thư da. Tác dụng sinh ung của ánh sáng đối với ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào gai là một hiện tượng tích lũy của ANMT trên da
ANMT có thể gây ra u hắc tố ác tính: đối với bệnh này, tác dụng sinh ung của ánh sáng mặt trời dường như không phải là tác dụng tích lũy mà có liên quan đến sự phơi bày ánh sáng đột ngột và dữ dội ở thời thơ ấu.
Đối với mắt nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì các tia tử ngoại sẽ đôt chết các tế bào mắt gây nên chết tế bào mắt và và đục thủy tinh thể gây nên mù mắt, (do cấu tạo mắt là một thấu kính hội tụ nên tập trung ánh sáng dễ đốt chết tế bào hơn )

Tắm nắng cho chim như thế nào cho hợp lý:
Đối với chim và sinh vật ace ta thường cho rằng phơi nắng để chim lên lửa, Thực ra phơi nắng là chim hấp thụ ánh nắng làm cho cơ thể khỏe mạnh tăng cường trao đổi chất, làm tinh thần sảng khoái,Giúp xương chắc khỏe, vì thế chim thường căng khi đc tắm nắng đầy đủ.
Vậy ace nhà ta nên phơi nắng chim như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và bao nhiêu là đủ mà ko gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chim. chỉ cần phơi mặt ra ánh sáng mỗi ngày từ 15 - 30 phút có thể đã là đủ cho mỗi chú chim của chúng ta. Cũng như với mọi món quà được thiên nhiên ban phát, chúng ta không được lạm dụng. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, chúng có thể bị cảm nắng, hỏng mắt,lông cứng và khô lông thời gian phơi lý tưởng nhất là Giờ phơi nắng lý tưởng là vào lúc từ 7-8 giờ sáng, nói tóm lại ngoài tự nhiên con chim biết phơi nắng vào giờ nào và bao lâu là thích hợp thì khi ta mang chim ra chúng ta nên treo bóng râm tầm 5,6 phút để mắt đóng mở thích hợp sau đó phơi nắng đến khi nào chim hết phơi thì mang vào không nên treo quá lâu

Kiến thức đc sưu tầm.!
Read more…