Chim Rẻ Quạt - Xẻ Quạt

10:55 |
Chim Rẻ Quạt là các loài chim ăn côn trùng nhỏ ở miền nam châu Á và châu Úc thuộc chi Rhipidura họ Rẻ Quạt (Rhipiduridae). Chim rẻ quạt có khả năng thực hiện những động tác bay nhào lộn rất nhanh và nhiều kiểu lượn rất khó cũng được chúng thực hiện thành viên.

Mô tả chim rẻ quạt:

Chim Rẻ Quạt thân nhỏ (11,5-21 cm) chim với đuôi dài, trong một số loài đuôi dài hơn cơ thể và trong hầu hết các đuôi dài hơn cánh, Khi xếp lại nó tạo thành hình tròn ở cuối . , nhưng khi bay hoặc kiếm ăn trên không nó có một hình dạng đặc trưng mang lại đúng tên của nó đuôi hình rẻ quạt .

Loài chim cảnh này áp dụng một tư thế đậu nằm ngang , với hai cánh dáng điệu cúi xuống (drooped) cơ thể và nửa đuôi luôn có góc độ. Có một số ngoại lệ cho điều này, đặc biệt là các đuôi của các loài ở phía Bắc của New Guinea và đuôi của loài Cockerell ở quần đảo Solomon, có tư thế thẳng đứng nhiều hơn các đớp ruồi vua.

Hai cánh của chim rẻ quạt khi bay có độ nghiêng và tốc độ cho sự nhanh nhẹn, làm cho hiệu quả cao khi bắt con mồi côn trùng. Nhìn chung, nó đang bay khỏe, và một số loài có thể tiến hành di cư , những bụi cây là nơi cư trú của nó, nhìn chúng rất yếu ớt, và thường thả mình ra ngoài trước khi bay thường xuyên.

Hành vi chim rẻ quạt:

Chim rẻ quạt di chuyển liên tục, ngay cả khi đậu trên cành cây chúng tiếp tục loay hoay và thường quay 180 ° tại chỗ, đuôi của nó quạt từ phía bên hoặc quạt và thân của nó. Chim rẻ quạt có khả năng thực hiện những động tác bay nhào lộn rất nhanh và nhiều kiểu lượn rất khó cũng được chúng thực hiện thành viên.

Phạm vi, di cư và môi trường sống của chim rẻ quạt:

Phần lớn Chim Rẻ quạt sống ở Úc đã di cư xa như Samoa đến Pakistan. Ở dãy phía nam các Rẻ Quạt đuôi xám New Zealand. Có nhiều loài ở Indonesia, Philippines và Đông Nam Á, và phạm vi cư trú vào miền nam Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Mã Lạp Sơn. Một số loài có phân bố rộng rãi, đặc biệt là chim chìa vôi Willie, Rẻ Quạt đuôi xám ,Rẻ Quạt họng trắng.

Chim Rẻ Quạt - Xẻ Quạt

Chế độ ăn và tìm kiếm thức ăn của chim rẻ quạt:

Thức ăn là các loài côn trùng nhỏ và không xương sống, những con mồi lớn thì chim rẻ quạt dùng mỏ đập vào nhánh cây cho nhừ con mồi.

Cư Trú của chim rẻ quạt:

Trong thời gian chiếm lãnh thổ chim mái sẽ chọn địa điểm tốt nhất để làm tổ, các khu vực này thường gần với tổ của mùa năm trước . Trách nhiệm nuôi con, xây dựng tổ, ấp trứng được chia sẻ giữa cả chim trống và mái .

Tổ chim rẻ quạt to bằng cái chén làm ở những nhánh cây nhỏ , tổ được kết hợp với nhau bằng các rễ cây nhỏ xơ và tơ nhện, mất khoảng 10 ngày để xây dựng.

chim mái cũng sẽ đánh lạc hướng kẻ thù tiềm năng bằng cách xuất hiện để thu hút các động vật ăn thịt ra phía xa khỏi tổ.

-st-
Read more…

Chim mỏ rộng dọc sọc

10:33 |
Chim mỏ rộng dọc sọc hay mỏ rộng hồng có màu tím đỏ ở đầu với vùng trước mắt đen, trên lưng màu tối với những mảng nổi bật màu vàng, Nâu đen cánh với màu vàng về những chiếc lông phần dưới màu hồng tím nhạt, mỏ màu xanh màu ngọc lam, chim trống có một dải hẹp đen trên đầu xám đậm màu hơn so với chim mái, 1 số con có một lỗ mũi màu vàng.

Tên tiếng anh: Banded Broadbill

Danh pháp khoa học: Eurylaimus javanicus

Chim mỏ rộng dọc sọc


Mỏ rộng hồng hay mỏ rộng sọc dọc Banded Broadbill (Eurylaimus javanicus) là một loài chim trong họ mỏ rộng (Eurylaimidae.) Nó được tìm thấy ở Brunei, Campuchia, Indonexia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Mỏ rộng hồng sinh sống ở rừng Lá rộng thường xanh, rừng rậm, rừng bán thường xanh, khu vực ẩm ướt và độ cao lên đến 1100m,và một số khu vực cao hơn.
Ăn chủ yếu là côn trùng, đôi khi trái cây nhỏ. Bắt con mồi từ tán lá, thường bất động trên nhánh cây.
Nó xây dựng một tổ hình quả lê trên các nhánh của một cây lớn, thường là gần với thân cây. Lối vào, gần phía trên cùng của tổ, được bảo vệ bởi một nhô dốc. Tổ được xây dựng từ các cành cây, và một loạt các vật liệu thực vật. Được bao phủ bên ngoài của tổ bằng rêu, địa y và mạng nhện, bên trong được lót bằng lá.


Có 5 phân loài:
E. j. friedmanni: Cư trú ở Phía đông nam Myanmar, Thái Lan và Đông Dương
E. j. pallidus: Cư trú ở Miền Nam Thái Lan (eo Kra) và bán đảo Malay
E. j. harterti: Cư trú ở Sumatra, quần đảo Riau, đảo Bangka và Đảo Belitung
E. j. brookei: Cư trú ở Borneo và Bắc đảo Natuna
E. j. javanicus: Cư trú ở Java - có thể phải được coi là loài đầy đủ.

-st-
Read more…

Một số loại chim có màu sắc rực rỡ

10:23 |
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Chim bói cá lùn

Chim bói cá lùn. Đây có thể được coi là chú chim vô địch về khoản “sặc sỡ”. Màu chủ đạo của nó là màu đỏ và màu vàng, với màu vàng ở phần dưới và màu xanh đậm ở phần trên. Loài này sống ở những vùng rừng Nam Á và Đông Nam Á. Chúng còn có tên là chim bói cá lưng đen.

Chim hút mật vua

Chim hút mật vua. Loài chim này sống ở các nước châu Phi: Burundi, Congo và một vài nước láng giềng.

Chim bói cá cổ nâu đỏ

Chim bói cá cổ nâu đỏ. Đây là loài chim có màu sắc sáng nhất trong các loại chim bói cá. Loài chim đáng yêu này sống ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt ở Đông Nam Á. Đáng tiếc, loài này đang bị mất khu vực sống.

Chim sẻ Gouldian

Chim sẻ Gouldian.
Chim Gouldian là một trong những loài chim đẹp nhất thế giới. Chúng sống ở Australia. Loài này hiện đang được xếp vào danh sách những loài đang gặp nguy hiểm với số lượng cá thể khoảng 2.500 con. Cả chim đực và cái của loài này đều có màu đen, xanh, vàng và đỏ. Để phân biệt con đực và cái, người ta dựa vào phần ngực. Ngực của chim cái có màu hoa cà tím, chim đực có màu tím.

Chim Gonolek mào vàng

Chim Gonolek mào vàng. Chú chim này thuộc họ Laniarius, và là loài ăn thịt. Chúng sống chủ yếu ở châu Phi, ở các bụi cây và đất rừng.


Chim sơn ca
Chim sơn ca. Loài chim này có một “vương miện”, lông màu vàng cam; cùng với những chiếc lông cánh màu đen. Mỏ và mống mắt màu vàng. Chúng sống chủ yếu ở Australia và ăn côn trùng, hoa quả và quả mọng.

Vẹt đỏ
Vẹt đỏ. Loài này sống ở đảo Moluccas, Indonesia và các đảo xung quanh.

Chim sâu bụng vàng
Chim sâu bụng vàng. Loài này sống chủ yếu ở Himalaya, Trung Quốc, bán đảo Malay. Chim có bụng màu vàng cam, lưng màu xanh lá cây, đuôi màu xanh dương. Chúng ăn côn trùng, nhện và mật hoa.

Chim vàng anh gáy đen
Chim vàng anh gáy đen sống ở Nam Á, ở đảo Nicobar và Andaman. Chúng ăn chủ yếu là hoa quả và côn trùng.

Chim Trogon mặt nạ
Chim Trogon mặt nạ. Loài này sống ở những vùng rừng cao nguyên nhiều độ ẩm. Chim đực thường có màu sáng hơn chim cái. Chim cái có một vòng trắng quanh mắt.

-st-
Read more…

Tiêu chí đánh giá chú chào mào đẹp

10:58 |
- Cách phân biệt chao mao đẹp, xấu như sau (kinh nghiệm bản thân)

chào mào đẹp


- mào:
có các loại mào chính sau.
1 Mào lân : là loại mào cong về trước.
2 Mào đinh: là loại mào cao thẳng đứng.( Theo em biết thì những con mà đinh thưong hót rất tốt)
3 Mào cui. Là loại mao ngắn nhìn gọn gàng tướng chim dũng mạnh

- Đầu:
Đầu chào mào càng to càng tốt, Con nao đầu càng to càng giữ tướng

- Má: Là phần trên mặt chào mào gồm hai loại (má trắng phần trong vòng đen và má đỏ). những con có phần má càng lớn thì càng đẹp và hay những con có mà lớn thì rất dữ chim, Vòng đen bao quanh má trắng phải đen và rõ nét ( càng rõ nét càng đẹp) Má đỏ ( tách đỏ : càng đỏ càng tốt và nếu tách đỏ mà dựng ngược lên thì càng giữ chim).

Mỏ
- Mỏ càng mỏng càng siêng hót. mỏ ngắn cũng vậy. tránh chọn những con chim có mỏ dài,đen và dày những con này rất chậm và lười hót

Hầu
- Khi hót hầu chim phình ra càng to càng đẹp được gọi là "Hầu bò" đa số mọi người thích laọi này. không quyết định khả năng của chim.
- Viên đen ngăn cách giữ hầu và thân ( yếm ) càng gần nhau càng tốt ( nếu mà liên vơi nhau thì quá đỉnh).

Mắt:
Mhọn những con có mắt sáng lanh lợi, to. tránh chọn những con có mắt lồi vì loại này rất khó thuần
*có những con có mí đỏ thì càng tốt. tăng tính đẹp và độc cho chào mao.

Chân : Chim chân dài thì đẹp nhưng lại khó thuần...

-st-
Read more…

Chăm sóc Chào Mào thay lông

10:49 |
Hiện nay Chào Mào được rất nhiều người chọn nuôi. Đơn giản là vì Chào Mào vừa là chim cảnh vừa là chim hót hơn nữa chúng rất dễ nuôi, tuy nhiên đễ giữ cho Chào Mào của các bạn có đươc bộ lông đẹp không phải là đơn giản

Chào Mào thay lông


Như các bạn biết Chào Mào cũng như các loài chim khác khi sống ngoài thiên nhiên theo bản năng chúng sẽ tự tìm những loại thức ăn cần thiết đế bổ sung cho cơ thể trong mùa thay lông

Khi nuôi Chào Mào chúng ta thường cho ăn cám (tự chế biến hoặc mua) các loại trái cây và sâu gạo vì thế dần dần cơ thể chim mất đi những nguyên tố vi lượng (những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể ở lượng rất nhỏ) như khoáng chất, Vitamine....Vì thế làm ảnh hưởng khi chim thay lông.

Để khắc phục (theo kinh nghiệm của riêng tôi) các bạn có thể cho chim Chào Mào ăn khi chim bắt đầu thay lông như sau :

1/-50% cám (loại cám Ba Vì) + 50% Sữa bột Trẻ Em(Ensure Gold hoặc Gain Plus ...)
2/ Các loại trái cây mà Chào Mào có thể ăn được như Chuối, Đu Đủ, Cam, Quít....
3/ Không cho Chào Mào ăn sâu gạo trong thời kỳ thay lông (cho Chim ăn sâu trong thời kỳ này lông chim sẽ bị xoắn)

Sữa Bột trẻ em có đầy đủ các thành phần chất vi lượng cần thiết. Mới đầu chim sẽ ít ăn vì chưa quen nhưng sau vài ngày chim sẽ quen ăn...

-st-
Read more…

17 Lời Khuyên Khi Nuôi Họa Mi

10:30 |
1. Không đổi thức ăn đột ngột: Họa mi sống nhoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ và thường dẫn đến việc thay lông.

Họa Mi đất


2. Thức ăn phải có phẩm chất tốt: Họa mi là giống chim quí, ta ko nên hà tiện với nó trong khâu ăn uống, khi pha chế thức ăn ta nên chọn thức ăn có phẩm chất tốt, thức ăn có hiện tượng mốc, hỏng dứt khoát phải bỏ, ko nên cho chim ăn.

3. Tránh pha chế thức ăn mặn: Điều này rất dễ hiểu vì hầu như tất cả những loại lông vũ thường dùng 1 lượng muối khoáng tối thiểu sẵn trong thức ăn vì nó k có bộ phận bài tiết riêng như loài thú nếu lượng muối khoáng quá dư thừa thì làm lông sơ k bóng mượt và rất giòn dễ gãy.

4. Họa mi thích ăn đạm động vật: Đây là loài có tần suất hoạt động khá cao nên nuôi họa mi hằng ngày phải bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn...

5. Nước uống phải trong sạch: Họa mi là loài chim có dây thanh quản độ đàn hồi rung rất tốt, nên hót đc rất nhiều giọng từ trầm đến bổng và những âm thanh cao tần của nó réo rắt mượt mà chứ k gay gắt thế nên nước bẩn dễ làm nó viêm họng nhiễm trùng và dẫn đến hót toàn giọng siêu trầm...

6. Phải trị bệnh rận mạt: Rận mạt hút máu làm HM mi suy sức, mất ngủ, khó chịu, mang mầm bệnh...làm họa mi giảm thể lực bị stret nên giảm hót yếu sức . Nếu rận mạt nhiều + gây bệnh dẫn đến tử vong.

7. Ích lợi của việc cho họa mi tắm nắng tắm nước: việc tắm nắng mỗi ngày để chim sưởi ấm bộ lông, làm ung trứng rận mạt, đồng thời tăng lượng vitaminD giúp chim có khung xương chắc khỏe. việc tắm nắng phải điều độ.
Việc tắm nước có thể 1lần 1 ngày trong mùa nắng và vài ngày trong mùa mưa.
Thiếu tắm nắng tắm nước làm chim bị suy nhược, bộ lông bã.

8. Không nên cho họa mi uống thuốc bừa bãi: Tốt hơn hết là phòng bệnh hơn chữa bệnh vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho chim.
Tuy nhiên vì nuôi nhốt nên k tuyệt đối vệ sinh đc theo kinh nghiệm nên định kỳ tẩy giun sán và uống thuốc ngừa cúm dành cho gà vịt con.

Tốt nhất là giữ gìn vệ sinh và cho ăn đầy đủ chất tập luyện thể lực hợp lý tí là ok.


9. Không nên treo lồng nơi cố định mà nên hoán chuyển chỗ treo lồng, như vậy chim sẽ mau dạn….tạo thói quen thay đổi môi trường và cũng tránh cho nó nhàm chán. Trong tự nhiên HM hay đánh dấu lãnh thổ bằng cách nhảy tót lên các cành cây bụi rậm hót véo von để "nhắc nhở", cảnh cáo đối thủ, chứ tuyệt đối k sử dụng phân và nước tiểu để đánh dấu như loài thú, vì theo phân cấp thang thức ăn, loài lông vũ chủ yếu là bị săn thế nên bản thân nó rất sợ để lại "dấu vết" kể cả loài hung dữ như đại bàng và diều hâu.

10. Chưa kinh nghiệm đừng nuôi họa mi con: Thường thì người mới chơi thường thích nuôi chim con, hy vọng sau này sẽ có con chim vừa dạn vừa chơi đc lâu năm, nhưng với người có kinh nghiệm ai cũng ngại nuôi chim con. Vì họa mi vốn là giống nhát người, nếu nuôi chim con mà ko có dịp gần gũi nhiều thì lớn lên nó cũng nhát người như chim mộc vậy. Mặt khác, nếu ko có kinh nghiệm, họa mi con dễ bị nhiều tật, tiêu biểu là tật ngửa, ngoái hoặc gắp thức ăn ngâm vào cóng nước.

Họa mi con do nuôi lồng từ nhỏ, mặc dù điều kiện có tốt nhưng thanh quản của nó ko phát triển tốt và thể lực k đc khỏe như chim rừng lại k đc tập luyện nhiều giọng của các danh ca nơi rừng xanh, do đó giọng chim con nhỏ và ko vang.

11. Áo lồng với chim họa mi: nuôi chim dứt khoát phải có áo lồng… như các bác đã biet... Aó lồng càng tối mầu để as k xuyên vào là tố nhất và hạn chế lột tung áo lồng mà ít nhất nên để 1 chút tém phía đằng sau lưng lồng.
12. Không nên bắt họa mi bằng tay: Vì HM là loài chim chiến binh nên bản năng rất sợ tóm túm, thêm nữa nhịp tim và hơi thở nó tăng đột ngột rất dễ bị đột tử vì trụy tim...

13. Không treo lồng nơi lò sưởi hay bếp: họa mi đặc biệt rất dị ứng với hơi nóng lò sưởi và khói bếp.

Không nên treo chỗ hút gió, lộng gió, chỗ nắng quái, nhiều đồ vật bay phất phơ, hoặc người đột ngột đến từ phía sau, gần chó mèo, trẻ con với tới......vv
14. Chim thay lông chưa xong hoặc xong rồi nhưng chưa ốp lông bóng mượt thì ko nên cho đi dượt, chọi thử...vv

15. Dùng âm nhạc để kích thích chim hót: Nhìn chung tất cả các loài chim hót rất thích nghe âm nhạc vì tần số cao độ của âm nhạc con người thích thì phù hợp với của chim, đặc biệt là HM vì nó thẩm thấu đc nhiều âm sắc, nhất là những bản nhạc cổ điển, pop, contruy, zaz, dân ca...và k thich rook...

16. Chăm làm vệ sinh lồng nuôi:....!!!

17. Nên nuôi mi mái: Đối với họa mi, chim mái có tác dụng rất lớn, có thể dùng chim mái để thúc chim trống căng lửa, thuần thuộc chim mộc…,tuy nhiên nếu nuôi ít thì ko cần mái mà chỉ nuôi nhiều, nuôi mi đá dứt khoát phải có mái kèm theo…

-st-
Read more…

Cách chọn và chơi chim Họa Mi

10:25 |
Tướng họa mi thường có 3 loại tốt : loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là '”mình củ đậu, đuôi lá vả” . Sau đây là tướng mạo chi tiết.

Họa Mi Đẹp


Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám... gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.
2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.
3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.
4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt.

Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay 'vẽ bủa' của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

CHĂM HỌA MI TRONG MÙA THAY LÔNG

Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến ví dụ như sách của Việt Chương, nay tôi chỉ dám mạo muội trình bày cách chăm chim HM thay lông theo kinh nghiệm nuôi hiện tại của bản thân (tôi cũng học hỏi của nhiều người khác thôi):

* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.

* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.

Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé, chúc chú chim HM của các bạn có một bộ lông mới hoàn hảo và độ sung nhé.

ĐỂ CHIM HỌA MI HÓT HAY NHIỀU GIỌNG

Để chơi một con chim họa mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột...khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác...đó là con chim hay..bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán.

Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng, như kiểu hát Karaoke đấy, Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim hót khỏe và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao hòa nhập với đất trời thiên nhiên, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.

-st-
Read more…

Chăm sóc Họa Mi khi thay lông

10:12 |
Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thay lông


Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi).
* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.

* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.

Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé.

-st-
Read more…

3 Loài Vành Khuyên phổ biến ở Việt Nam

23:08 |
Khoen Vàng
Tên Tiếng Anh : Oriental White-eye
Danh Pháp Khoa Học : Zosterops palpebrosus



Khuyên/Khoen Vàng (Zosterops palpebrosus), là một loài chim thuộc bộ Sẻ trong họ Vanh Khuyên (white-eye) là loài chim thường trú ở rừng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Indonesia. ăn mật hoa và côn trùng nhỏ. Điểm nhận dạng đặc biệt là vòng trắng chung quanh mắt (white eye-ring) và phần trên lưng có màu vàng chanh (overall yellowish). Một số của loài này được đặt tên phân loài phổ biến rộng rãi (widespread species)và một số có các biến thể khác biệt về sắc thái màu vàng trong bộ lông của chúng

chim này nhỏ (khoảng 8-9 cm) với phần màu vàng ô liu trên, mắt có một vòng (khoen)màu trắng bao quanh mắt, cổ họng màu vàng. bụng màu trắng là màu xám nhưng có thể có màu vàng ở một số phân loài. Các loại nhìn tương tự giống nhau Các loài phổ biến và siêu phân loài (superspecies) bao gồm trong chi Zosterops japonicus, Zosterops meyeni và có thể cũng có loài khác vì Phân loại của nhóm này vẫn còn chưa rõ ràng với một số loài trên các quần đảo đang được nghiên cứu và trong đó một số phân loài chưa được phân loài. ví dụ loài ở Flores, Indonesia có mắt trắng nhạt. nguoi ta vẫn chưa xác định vì chúng có những điểm giống với loài họa mi Stachyris (Stachyris babblers).

Hiện nay có 11 loài đã được công nhận (bao gồm các loài ở Bengal, Ấn Độ) được tìm thấy từ Oman, Ả Rập, Afghanistan, miền bắc Ấn Độ và mở rộng vào Trung Quốc và miền bắc Myanmar. Loài ở Western Ghats, và miền nam Ấn Độ được đặt trong chi nilgiriensis trong khi loài ở Eastern Ghats (Shevaroy, Chitteri, Seshachalam, Nallamalai) lại được xếp vào chi salimalii đôi khi còn được xếp vào các chi khác. Các loài của vùng đồng bằng của Ấn Độ, Sri Lanka Laccadives đôi khi được đặt trong chi egregius (= egregia) nhưng bị hạn chế bởi các công trình nghiên cứu khác. Những loài ở miền nam Myanmar, Thái Lan và Lào đặt trong siamensis. Các loài trên quần đảo Nicobar là nicobaricus và đôi khi tên này cũng được sử dụng cho loài trên quần đảo Andaman, tuy nhiên nét đặc biệt và khác biệt không rõ ràng trong tên loài. Các loài từ miền nam Thái Lan tới miền tây Campuchia được đặt trong williamsoni.. Các loài ở các đảo Đông Nam Á được đặt trong auriventer (= aureiventer), buxtoni, melanurus và unicus.

Nhóm occidentis ở phía tây của dãy Himalaya có phần trên màu xanh đậm và hông được nhuốm màu nâu. Các loài trong chi salimalii có mỏ ngắn hơn và phần bụng có màu vàng-xanh lá cây(brighter yellow-green) tươi sáng hơn phần trên.

Tên tiếng Anh và tên khoa học là dựa vào vòng trắng quanh mắt, Zosterops là tiếng Hy Lạp nghĩa là ''Mắt Trắng''

Tên tiếng Anh và khoa học tham khảo các vòng dễ thấy của lông trắng quanh mắt, Zosterops là Hy Lạp cho 'tráng mắt.

Môi trường sống tự nhiên của chúng hầu như là khắp nơi. Đôi khi chúng sống ngay tại các khu vực rừng ngập mặn và trên các đảo nơi mà nguồn thức ăn phong phú hơn .... Chúng chỉ hơi hiếm ở khu vực sa mạc khô của miền tây Ấn Độ

Có một loài đã được phát hiện ở San Diego, California trong thập niên 1980 và sau đó đã tuyệt chủng

Vành Khuyên sống rất hòa đồng thường sống thành đàn chỉ tách cặp trong mùa sinh sản. Chúng chỉ sống trên cây và chỉ ít khi xuống đến mặt đất. Mùa sinh sản là tháng hai-Tháng chín nhưng tháng tư là mùa sinh sản cao điểm. Chúng xây dựng tổ hình dáng như cái chén nhỏ gọn và đặt trên ngã ba của một nhánh cây nhỏ. Tổ được làm bằng mạng Nhện, địa y và chất xơ thực vật. Tổ được xây dựng trong khoảng 4 ngày và đẻ hai trứng màu xanh nhạt. Trứng nở trong khoảng 10 ngày. Cả chim trống và chim mái đều ấp trứng và cham sóc con. Mặc dù chủ yếu là ăn côn trùng., Các loài Khoen Vàng cũng ăn mật hoa và trái cây các loại.

Khi làm tổ chúng thường phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng là loài chim nhỏ nên chúng thường phải phòng thủ. kẻ thù của chúng bao gồm những con dơi (đặc biệt là Megaderma Lyra) và các loài chim như White-throated Kingfisher, Endoparasitic Haemosporidia of chi Haemoproteus......Khi xây dựng các tổ, chúng thường lấy (steal (ăn cắp)) vật liệu từ các tổ chim khác



Khuyên/Khoen Xanh
Tên Tiếng Anh : Japanese White-eye
Danh Pháp Khoa Học : Zosterops japonicus



Khoen Xanh hay còn gọi là Khoen Nhật Bản (Zosterops japonicus), còn được gọi là mejiro (メジロ, 目 白), là chim thuộc bộ trong họ Vành Khuyên. Thỉnh thoảng người ta viết tên loài chim này(Specific name)bằng japonica, nhưng điều này không đúng, do sự phân loài của chi. phạm vi bản xứ của nó bao gồm phần lớn phía đông châu Á, bao gồm cả Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines. Chúng đã được biết đến hầu như khắp thế giới như một loài chim cảnh. Là một trong những loài bản địa của quần đảo Nhật Bản, chúng đã được miêu tả trong nghệ thuật Nhật Bản rất nhiều.

Chiều dài trung bình từ 4-4,5 cm. Phần trán và cổ họng màu vàng, lưng một màu xanh lục, đuôi có màu nâu tối. Giống như loài Vành Khuyên khác, loài này cũng có viền mắt trắng(mejiro cũng có nghĩa là "mắt trắng" trong tiếng Nhật). Nó là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là côn trùng và mật hoa. Khi xây dựng các tổ, chúng thường lấy (steal (ăn cắp)) vật liệu từ các tổ chim khác.

Chúng được đưa đến Hawaii vào năm 1929 như là một phương tiện để kiểm soát côn trùng và đã trở thành loài chim phổ biến trên các quần đảo Hawaii.



Khuyên/Khoen Hông Nâu
Tên Tiếng Anh : Chestnut-flanked White-eye
Danh Pháp Khoa Học : Zosterops erythropleurus



Khoen Hông Nâu(Zosterops erythropleurus) là một loài chim trong họ Vành Khuyên (Zosteropidae). được tìm thấy tại Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Nga, Thái Lan, và Việt Nam. loài này là di cư, sinh sản ở miền bắc Trung Quốc và di cư tới Đông Nam Á trong mùa đông. Đây là loài di cư nhất trong họ Vành Khuyên. Chúng thường sống ở các vùng có độ cao trên 1.000 m.

-st-
Read more…

Bệnh giun ở bồ câu Pháp

22:58 |
BỆNH GIUN ĐŨA BỒ CÂU (ASCALLIDIOSI)

Bệnh phân bố hầu hết ở các khu vực trên thế giới.

1. Nguyên nhân

Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.

Vật chủ: Bồ câu

Đặc điểm sinh học

- Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.

- Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.

- Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.

Tác hại của giun:

Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.



2. Điều trị

Có thể tẩy giun bằng một trong hai hoá dược sau:

- Piperazin adipinat: Dùng liều 0,30g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim ăn. Sau khi dùng thuốc, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ.

- Mebendazol: Dùng liều 0,10g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim ăn. Giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy.

3. Phòng bệnh

- Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim: 4-6 tháng/lần bằng piperazin.

- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim.

BỆNH GIUN Ở DIỀU (EPOMIOSTOMIOSLS)

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh Epomidiostomum uncinatum (Lundhal, 1841).

Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.

- Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90x45-50 micromet.

- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.

Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

3. Phòng bệnh

Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.

BỆNH GIUN TÓC (CAPILLARIOSIS)

1. Nguyên nhân

Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)

Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.

- Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46x22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.

- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.

Tác hại

Trong? quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.

3. Phòng bệnh

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.

BỆNH GIUN XOĂN (ORNITHOSTRONGYLOSIS)

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là giun. Ornithostrogylus quadriradiatuas (Stivesnon, 1904).

Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: ruột non

- Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.

- Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.

2. Điều trị

Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.

3. Phòng bệnh

Thực hiện như phòng bệnh giun đũa.

GIUN MẮT BỒ CÂU (OXYSPIRURIOSIS)

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh làm giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)

Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.

Đặc điểm sinh học

- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.

- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.

- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.

Tác hại

Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.

2. Điều trị

Dùng dung? dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.

3. Phòng bệnh

- Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.

-st-
Read more…

Bệnh giả lao ở bồ câu pháp

22:55 |
Bệnh giả lao ở các loài gia cầm và chim hoang, trong đó có bồ câu đã được biết đến từ lâu (Riech, 1889), nhưng mãi đến 1904, Kynyoun (1904) mới phân lập được vi khuẩn gây bệnh, gọi là Yersinia pseudotuberculosis (vi khuẩn giả lao).



1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh giả lao ở bồ câu là Yersinia pseudotuberculosis. Vi khuẩn này có các đặc tính gần giống vi khuẩn tụ huyết trùng nên còn gọi là Pasteurella pseudotuberculosis. Vi khuẩn thuộc gram âm, tròn hai đầu, có kích thước 0,5x0,8-5 micromet, còn gọi là vi khuẩn lưỡng cực vì khi nhuộm bắt màu sẫm ở hai đầu. Vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường thạch pepton, thạch máu có thêm một số axit amin và thích hợp ở nhiệt độ 370C.

Vi khuẩn dễ dàng bị diệt dưới ánh sáng mặt trời, ở nhiệt độ 600C hoặc làm khô. Nhưng có thể bảo quản hàng năm trong môi trường thạch để ở nhiệt độ lạnh.

Hiện có 6 serotyp vi khuẩn đã được xác định là typ I, II, III, IV, V, VI và 8 subtyp gây bệnh cho một số loài chim và thú.

2. Bệnh lý và lâm sàng

Chim bị nhiễm vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hoá. Vi khuẩn tồn tại và lưu hành trong môi trường tự nhiên và thức ăn. Chim ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn sẽ bị mắc bệnh. Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể chim qua đường hô hấp, do hít thở không khí có vi khuẩn.

Vào cơ thể chim, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào hệ thống hạch lâm ba, phát triển nhanh số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng rất nhanh trong máu, gây nhiễm trùng huyết. Khi đến các phủ tạng, vi khuẩn sẽ tồn tại ở đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm với các hạt nhỏ có chứa bựa vàng xám, giống như các hạt lao dạng "lao kê". Các hạt này đôi khi cũng có ở tổ chức cơ.

Chim nhiễm mầm bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ 1-2 ngày. Chim bệnh có biểu hiện tăng thân nhiệt, bỏ ăn, niêm mạc tụ huyết đỏ sẫm, mắt nhắm, đứng ủ rũ, thở khó, chảy nước mũi, nước mắt; sau đó xuất hiện ỉa chảy phân xanh vàng. Bệnh tiến triển nhanh. Chim bệnh chết sau 2-4 ngày, từ khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.

Mổ chim bệnh thấy: bao tim có tụ huyết, đôi khi có dịch vàng; phổi, lách, gan và các niêm mạc có tụ máu. Các phủ tạng và đôi khi ở cơ còn có các hạt giống hạt kê, hoại tử có màu vàng xám. Các trường hợp nhiễm trùng huyết thấy: máu đỏ sẫm, chậm đông, các niêm mạc tím đỏ.

3. Dịch tễ học

Trong tự nhiên, nhiều loài gia cầm và chim trời bị bệnh giả lao như gà nhà, gà rừng, ngỗng, vịt, gà tây, bồ câu, vẹt... Nhiều loại thú nhỏ cũng nhiễm pseudotuberculosis như: khi, chuột lang, thỏ, chuột bạch... khi tiêm truyền thực nghiệm.

Bồ câu non dưới một năm tuổi thường nhiễm vi khuẩn và bị bệnh thể cấp tính.

Bệnh thường phát tra và lây lan trong đàn chim khi thời tiết lạnh và ẩm ướt.

4. Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng. Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tính đặc trưng để chẩn đoán: bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng như thở khó, chảy rãi rớt, ỉa chảy phân xanh vàng hoặc vàng đục; mổ khám có các đám tụ huyết ở các nội tạng; đặc biệt có các hạt nhỏ hoại tử có bựa vàng xám.

- Chẩn đoán vi sinh vật. Phân lập, xác định vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là dịch xuất tiết hoặc phủ tạng chim bệnh.

5. Điều trị

Điều trị ít có hiệu quả, vì bệnh tiến triển nhanh. Khi phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên thì chim đã bị rất nặng, khó chữa. Khi phát hiện một vài chim bị bệnh thì cần phải điều trị có tính chất phòng ngừa cho toàn đàn.

Phác đồ điều trị:

- Thuốc điều trị: Phối hợp hai loại thuốc sau:

Kanamycin 2 gam

Tetracyclin 2 gam

Nước 1000 ml

Cho toàn đàn chim uống liên tục 3-4 ngày.

- Thuốc trợ tim mạch: tăng sức đề kháng: cho uống hoặc trộn thức ăn các vitamin B1, K, A, D, E.

- Hộ lý: Cho chim ăn thức ăn dễ tiêu, bớt ăn các loại hạt.

6. Phòng bệnh

- Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch.

- Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ.

- Khi có dịch xảy ra: Phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim.
- Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao.

-st-
Read more…

BỆNH ĐẬU Ở CHIM BỒ CÂU PHÁP

22:49 |
Bệnh đậu được phát hiện ở hầu hết các loài gia cầm và chim trời, phân bố rộng khắp ở các châu lục. Bồ câu là một trong các loài chim thường thấy mắc bệnh đậu gây ra do virut đậu.



1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh? là một virut thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac. Hiện nay, người ta phân lập được nhiều chủng virut đậu gây bệnh cho các loài gia cầm và 60 loài chim trời thuộc 20 họ khác nhau, trong đó có chủng gây bệnh cho bồ câu. (Deoki và Tripathy, 1991).
Virut đậu rất mẫn cảm với eter và chloroform. Các hoá chất sau đây có thể diệt được virut: phenol-1% formalin 1/1000 sau 9 ngày; dung dịch NaOH -1% chi trong nửa giờ. ở nhiệt độ 600C, virut bị chết sau 8 phút. Trong nhiệt độ lạnh âm virut có thể tồn tại hàng năm.

2. Bệnh lý và lâm sàng
Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu chủ yếu qua tiếp xúc ngoài da. Virut cũng xâm nhập niêm mạc đường hô hấp như niêm mạc mũi, niêm mạc phế quản khi bồ câu hít thở không khí có nhiễm mầm bệnh. Virut phát triển ở các tế bào biểu bì da, xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng, vòm khẩu cái, tạo ra các nốt sùi đặc trưng cho bệnh đậu. Các nốt đậu đầu tiên đỏ, sau mọng mủ trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên mặt da, đóng vảy màu nâu. Các mụn đậu cũng lan đến niêm mạc mắt, sưng to, vỡ ra làm nổ mắt vật bệnh.
Biến chứng nguy hiểm cho chim bệnh là các mụn đậu phát triển ở phế quản phổi, gây viêm phổi cấp do bội nhiễm các vi khuẩn đường hô hấp. Một số trường hợp, virut đậu còn xâm nhập đường tiêu hoá, gây các tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Chim bệnh có biến chứng hô hấp hoặc tiêu hoá sẽ phát bệnh nặng, chết trong khoảng thời gian 3-5 ngày và tỷ lệ chết 100%.
Bình thường chim bị bệnh đậu, các biểu hiện lâm sàng cũng như các mụn đậu sẽ giảm dần và hồi phục sức khoẻ sau 7-10 ngày, tỷ lệ chết 15-20%.

3. Dịch tễ học
Chim ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đậu. Nhưng thường thấy chim non 1-6 tháng bị nhiễm bệnh nhiều hơn.
Mỗi loài chim hoặc họ chim đều có các chủng virut gây bệnh riêng biệt. Nhưng các chủng virut này cũng có thể nhiễm chéo giữa các giống loài động vật. Chẳng hạn virut đậu gà (Avian poxvirus) có thể gây nhiễm cho bồ câu và ngược lại.
Bệnh đậu cũng là một trong các bệnh virut phổ biến gây nhiều thiệt hại cho bồ câu non. Bệnh đậu phát triển quanh năm. Nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân có khí hậu ấm, ẩm ướt và mùa thu chuyền sang mùa đông.

4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng: có thể quan sát các mụn đậu ở mặt da và các niêm mạc đường hô hấp trên để xác định bệnh đậu.
- Chẩn đoán virut: phân lập virut hoặc làm phản ứng huyết thanh để chẩn đoán bệnh đậu.

5. Điều trị bệnh
Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu cho virut đậu. Nhưng có thể sử dụng một số hoá dược bôi lên các mụn đậu để chống nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh để điều trị chim bệnh có hội chứng hô hấp cũng do nhiễm khuẩn.
- Thuốc bôi lên các mụn đậu: Bleu-methylen 5/1000; Lugol 5/1000
Hàng ngày bôi lên các mụn đậu ngoài da của chim bệnh.
Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát:
Sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống:
Tiamulin: Liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc liều 1g/lít nước cho uống liên tục 3-4 ngày.
Oxytetracyclin: Liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3-4 ngày.
Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, A, D.
Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chim bệnh.

6. Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vacxin, chủng vacxin đậu nhược độc vào dưới da cho chim hoặc nhỏ vào lông cánh và bôi dung dịch vacxin vào đó. Vacxin thường dùng là vacxin virut đậu nhược độc.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường; giữ chuồng luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.

-st-
Read more…

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp ở nông thôn

22:40 |
Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp là phương pháp giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thịt bồ câu ngon và bổ. Khi bồ câu ra giàng ( 28 ngày tuôi), thịt chứa 17.5% protein, 3% lipit. Tuy nhiên, bồ câu ta chỉ đạt khối lượng 300-400g/ con, mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp.Hiện nay, có nhiều giống bồ câu ngoại được chọn lọc, cho năng suất thịt rất cao, trong đó có giống chim bồ câu Pháp. Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp là phương pháp giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Duy Điều, Trung tâm Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi, trong quá trình nuôi và chăm sóc chim bồ câu Pháp, cần chú ý các kỹ thuật sau:

1. Chọn giống 

Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế.



- Tiêu chuẩn con giống:

+ Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

+ Chim đạt từ 4-5 tháng.

-Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình:

+ Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.

+ Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

2. Chuồng nuôi

-Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa.

-Chuồng nuôi gồm có nhiều loại:

Chuồng nuôi cá thể( Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi):

Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm

Chuồng nuôi quần thể( Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi):

Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái)

Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m2

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi):

Chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2

3. Thiết bị nuôi chim

- Ổ đẻ

+ Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới.

+ Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo.

+ Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên.

+ Kích thước của ổ:

Đường kính: 20-25cm

Chiều cao: 7-8 cm

-Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

-Bóng đèn: Cần vào mùa đông ở miền Bắc, lắp bóng 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm từ 3-4h với cường độ 5w/m2 nền chuồng

4. Thức ăn và cách cho ăn

Khẩu phần ăn

- Khẩu phần 1: Sử dụng nguyên liệu thông thường

Chim sinh sản: Ngô (50%) + Đỗ xanh( 30%)+ Gạo xay(20%)

Chim dò: Ngô (50%)+ Đỗ xanh( 25%) + Gaọ xay( 25%)

- Khẩu phần 2: Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp

Chim sinh sản: Cám viên công nghiệp(60%)+ Ngô hạt đỏ( 40%)

Chim dò: Cám viên công nghiệp (48%)+ Ngô hạt đỏ (52%)

- Ngoài ra, cần cung cấp thức ăn bổ sung cho bồ câu.

- Cách phối trộn là: Khoáng (85%)+ Muối( 10%)+ Sỏi( 5%)

Cách cho ăn

- Thời gian: Sáng lúc 8-9h, chiều 14-15h.

- Khối lượng: Thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.

Chim dò: 40-50g /con/ngày

Chim sinh sản: Khi nuôi con: 125- 130g / đôi/ngày; Không nuôi con:90-100g/ đôi/ ngày

5. Nước uống

-Nước uống: sạch sẽ, không màu, không mùi, được thay hằng ngày.

-Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.

6. Chăm sóc chim bồ câu Pháp:


Thời kỳ đẻ và ấp trứng

-Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ.

-Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng.

-Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ)

-Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ.

Thời kỳ nuôi con

- Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần)

- Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào.

Thời kỳ nuôi vỗ béo

-Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo.

-Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%)

-Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1

-Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính.

Thời kỳ chim dò

-Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi.

-Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu.

-st-
Read more…

Tổng hợp kỹ thuật nuôi chim cu gáy

16:25 |
Nuôi chim Gáy (cu Gáy) là một thú vui có từ lâu đời. Để có một con chim Gáy hay, người nuôi phải tuyển chọn công phu, vì âm sắc của chim Gáy rất đa dạng; mỗi âm sắc có cái hay riêng, tuỳ theo sự thưởng thức của người chơi. Nuôi chim Gáy khá công phu...



Thường người mới chơi chim cu gáy không chú ý tới âm sắc của chim mà chỉ chọn con thấy khách là gụ. Những con chim này thường được nuôi từ chim non nên chóng thuần, nhưng tiếng gù rất đơn điệu. Nhưng "thợ" chơi Gáy thì khác, họ chỉ chú trọng âm sắc của chim. Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn. Khi chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc Gáy tiết tấu ra sao? Có con Gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống thấp...). Ngoài ra còn phải chọn con chim Gáy có hình dáng như mỏ giang, cườm dày, đầu xanh, phao xám, thân hình bắp bi... như thế mới là chim Gáy chuẩn.

Người nuôi chim Gáy thường bẫy chim đã trưởng thành về nuôi, nhưng loại này thường lâu thuần. Cũng có thể bắt chim non nuôi để dễ thuần phục, nhưng chim non không bao giờ há miệng đòi ăn, nên người nuôi phải ngâm gạo, đỗ cho vào túi nhỏ khoét một lỗ để chim non rúc ăn. Chim Gáy rất khó phân biệt trống mái, chim đã trưởng thành càng khó phân biệt (bởi chúng đều gáy và gụ nhau), hình thức bên ngoài cũng giống nhau, chỉ khi nào chim mái đẻ trứng mới biết.

Chim Gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng trông càng đẹp. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại. Theo những người nuôi chim lâu năm thì chim Gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần.

Bẫy cu gáy
Chim cu gáy sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ "đơn thê", gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, có một con trống có dáng hình đẹp đẽ, có tiếng gáy tuyệt vời. Có lẽ nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, tất đưa đến "đấu khẩu" rồi "ác chiến" giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy.

Cách bẫy chim cu gáy

Chọn địa điểm thích hợp - Địa điểm thích hợp nhất là một góc nào đó ở các nương rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng mồi thượng, có bụi tương đối rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn núp kín đáo (vì chim cu hoang rất sợ bóng người) nhưng có thể quan sát chiến trường.

Nghi trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là "nhánh thế", vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi. Đậu ở nhánh thế, chim hoang có thể nhìn xuống đất và trông thấy chim mồi đất.

Gài chiếc lưới đất, thả con mồi đất đã nhíp kín mắt cho đi lui đi tới để nhử. Người đi đánh cu vào chỗ ẩn núp.

Các giai đoạn từ khi chim mồi thượng cất tiếng gáy cho đến khi chim hoang sập bẫy và bị bắt.

- Chim mồi thượng cất tiếng gáy. Nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy.

- Con chim hoang, lãnh chúa của vùng lãnh thổ này đang nghỉ ngơi ở một nơi nào đó đột nhiên nghe tiếng gáy của chim lạ. Biết lãnh thổ riêng của mình đang bị xâm phạm, nó liền bay về, đậu ở một cây nào đó, nghểnh tai nghe ngóng. Khi biết được vị trí của kẻ xâm lăng, nó phóng đến nhánh thế. Mồi thượng trông thấy liền cất tiếng gáy thách thức, vừa gáy vừa xoay mình như con vụ. Chim hoang lãnh chúa cũng không phải tay vừa, nó xòe hai cánh ra, xù cườm, gục gặc đầu, nóng nảy, vừa chạy tới chạy lui trên nhánh thế vừa gáy liên hồi. Hai con đấu gáy sôi nổi, không con nào chịu thua con nào.

- Đến đây có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây:

a. Con chim hoang tức tối nhảy vào lồng để ác chiến với kẻ thù. Vừa nhảy vào, bẫy liền sập và người đánh cu nhào ra để bắt. Đó là trường hợp dễ.

b. Nhưng thường thường, người đi đánh cu gặp trường hợp khó hơn nhiều vì con chim lãnh chúa đã mấy lần dợm nhảy nhưng rồi lại thôi. Nó là con chim khôn, nó bay đi. Chim mồi thượng im tiếng.

c. Có trường hợp con chim khôn ấy không bay đi mà lao xuống đất, nhìn chim mồi đất rồi đi vòng quanh ở ngoài triêng lưới đất. Nó khôn lắm, rất cảnh giác với những gì lạ quanh mình.

d. Có trường hợp con chim lãnh chúa bay đi vì cảnh giác, nhưng khi nghe chim mồi lại cất tiếng gáy, vì tức tối nó lại bay về, hai con lại đấu gáy rồi chim hoang có lẽ tức tối quá, trong phút chốc mất hết cảnh giác, nó lao vào cửa lồng, chiếc bẫy sập và nó vùng vẫy cũng không thoát ra được.

Như trên đã trình bày, muốn bắt được con chim hay, người đi đánh cu phải chịu khó kiên nhẫn, có khi phải mất cả ngày mới có kết quả. Còn gặp những con chim tầm thường, không có gì đặc biệt thì với một lưới đất, một ngày có thể bắt được năm bảy con là chuyện dễ dàng.



Chim cu mồi và lồng bẫy 

Đi đánh cu phải có chim mồi và chiếc lồng đặc biệt gọi là lồng bẫy sập.

Chim cu mồi là chim rừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, hết sợ bóng người, gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi "đánh" chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi "lỡ" và mồi "giỏi". Mồi "lỡ" là thứ mới đem đi đánh một vài lần. Mồi "giỏi" hay còn gọi là mồi "chai" là thứ đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc!

Một con chim gáy trống nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:

Gáy gọi:
Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ.
Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.
Liều trơn: cúc cu cu
Liều bổ một: cúc cu cu, cu
Liều bổ hai: cúc cu cu, cu cu
Liều bổ ba: cúc cu cu, cu cu cu
Quí nhất là con gáy liều bổ ba: cúc cú cu, cu cu cu. Có người gọi nó là con chim mồi "kim bất hoán", ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.
Những con gáy gọi 4 tiếng (bổ tứ) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa
Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay
Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng ko biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng
"...chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
- Giọng Trơn: Cúc cu cu (mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
- Giọng Một: Cúc cu cu...cu (có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu (có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).
- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.
Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi)
Gáy trận:
Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp
Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ
Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh.
Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy không ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi
+ Chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu
+ Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VíDụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
+ Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vídụ: Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
+ Dặm (Dặt?): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù… grù (vd: cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiêù làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.
Gù:
Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12-14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18-20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra khi gù một con chim dữ có khả năng gù chồng 2-3 lần (vd: một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng).
Tiếng cu gáy ta có thể chia làm 2 loai chính
Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm (âm thanh ở tần số thấp)
Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)
Thường thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu
Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Có nhiều âm điệu: đồng thổ, đồng pha, thổ pha
- Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:
1/ Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.
2/ Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
3/ Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
4/ Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
- Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:
1/ Đồng pha thổ (âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).
2/ Đồng pha son (âm càng lúc càng ngân vang)
3/ Đồng pha kim (âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).
- Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
1/ Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).
2/ Son pha kimâm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).
- Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:
1/ Kim pha son
2/ Kim pha thổ
3/ Kim pha đồng
Muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế!....Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề"sống nuôi chết chôn"; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim."
Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó, mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào,con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được
Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non. Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền, thất thường (vd: chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng).
Đi sâu vào cu nghề nuôi Gáy khi đã hiểu càng ngày càng thích, nên kiếm được con cu có tiếng gáy hay lại hội đủ tiêu chuẩn CHU, LÈO, DẶT, VẤP khác nào đi tìm hoa hậu vừa đẹp người lại đẹp nết
Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu Gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng
Tạm ví mạo muội:
Thứ 1: Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức, giọng hát ca sỹ nghệ sỹ Nhân dân Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, Lê Dung, Doãn Tần, Đăng Dương, Chế Linh )
Thứ 2: Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu Hiền, giọng hát nghệ sỹ nhân dân Tường Vy, NSUT Tường Vy,Thanh Hoa,Ngọc Sơn,Thanh Tuyền)
Thứ 3: Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng, Thanh Lam, Bảo Yến, Đan Trường, Trọng Tấn)
Thứ 4: Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm, Thu Hà, Bằng Kiều, Thu Phương, Hồng Ngọc)
Nếu là bầu chọn giọng suất sắc thì mình sẽ chọn giọng nói dẫn chương trình Văn Nghệ Chủ Nhật của 1 cậu con trai vẫn dẫn là giọng Thổ Đồng thật xuất sắc.
Để đánh giá tiếng gáy 1 con chim cu gáy có chất giọng hay thật sự suất sắc là người ta muốn nói đến chất giọng đặc biệt của nó mà ko phải con chim nào cũng có được,đơn giản là âm thanh của nó đã hay nhiều tiếng lại còn sang sảng,thánh thót ,nghe trong văn vắt mà bất cứ nghe xa hay gần đều cho cái chất giọng đó ko bị lẫn 1 tiếng rè nào cả,quí hiếm và hay là ở chỗ đó.
Tạm hiểu chim cu gáy có chất giọng đấy thì người ta coi là chim có tiếng Thổ đồng hay Còi đồng.
Ví như ta nghe 1 bài hát của ca sỹ hay chẳng hạn như Ngọc Sơn hát bài Chiếc vòng cầu hôn mở cùng âm lượng nhưng nghe qua bộ dàn Hi-end Receiver 5.1 của DENON và qua đôi loa Nam Môn thì ta thấy ngay chất lượng âm thanh khác nhau ra sao ngay
Ai mà đang có những con cu gáy như vậy thì là đang có bộ sưu tập chim cu gáy đặc sắc đấy (dừng hiểu lầm là như ca sỹ thật đấy nhé, chỉ là ví dụ cho sinh động thôi )
Lồng bẫy và phụ kiện cu gáy
Lồng bẫy sập - Đây là một chiếc lồng đặc biệt, cửa lồng có cái bẫy sập, cài chốt cò khéo léo, đụng đến chốt là bẫy sập liền.
Lưới đất - Lưới đất là một chiếc lưới chụp có triêng bằng tre uốn hình vòng cung. Lưới chụp được gài một cách khéo léo ở mặt đất, dưới cây trên đó người đi đánh cu treo lồng mồi thượng. Khi ta giựt dây thì lưới chụp xuống nhốt các con chim hoang vào trong đó.
Thức ăn và cách chăm sóc cu gáy
Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc (luá) nhưng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường, đừng lo khi cho chế đọ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất. Trong cóng thức ăn nên cho thêm sỏi nhỏ để kích thích tiêu hoá (tăng thêm sự co bóp của dạ dày). Có người thi thoảng còn cho thêm cục đất để Cu ăn (khi Cu thiếu 1 chất gì đấy)
Cái quan trọng nhất nuôi Cu là phải hạ thổ để lấy sinh khí từ mặt đất. Tuần có thể hạ 1 hay 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng, tất nhiên càng nhiều và càng lâu càng tốt. Hạ thổ là để cả lồng chim (có thể tháo máng đựng phân) và để xuống mặt đất . Và cũng như các loại chim khác cũng cần phải tắm nước, tắm nắng, nhưng mật độ thưa hơn, 1 lần/ tuần vào mùa hè, 2 tuần/1 lần vào mùa đông là được rồi. Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất (thời gian độ 10'>15'), nên hạ vào chỗ có nhiều mùn giun, thỉnh thoảng cho ăn giun đất. Có thể tạo mùn giun bằng cách đặt một viên gạch lát nền lên mặt đất sau đó giun sẽ đùn nhiều mùn ở dưới viên gạch.
Nuôi cu gáy trống gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều, ta cho lồng cu trống gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần (mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên).
Nuôi cu gáy bằng lồng Quả đào là ưu việt nhất (theo thuộc tính của chim và các cụ dạy lại từ ngày xưa rồi).
Cách chọn chim cu gáy hay:
Hình thức phải đẹp,thân mình cân đối,lông sáng màu,đầu nhỏ,mắt bé,ko được lồi,con ngươi đen nhiều,chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi,cườm dầy,hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp
Đầu phải tròn, lông đầu màu xanh xám, mắt dữ, vệt lông đen phải kéo dài qua khoé mắt
Thân hình dáng như bắp chuối, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại (Đuôi vót) Lông ép sát mình, Chân khô (có nhiều vảy môc trắng). Chân màu đỏ tươi là chim non đấy.
Quan trọng nhất là cườm và phao
Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim. Các cụ có câu "Kim nổ, thổ vừng"; Nổ tức là hạt cươm màu trắng trên cổ chim to tròn chim có cườm này thường gáy giọng kim. Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiêù. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng tốt.
1- Về mầu lông cu gáy:
- Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại:
+ Mã kẻ mực: Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn
+ Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi.
+ Mã sậm tía: là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.
Phao: (Vùng lông phía dưới đuôi che phủ khu WC)
Có 3 loại phao chính: Xám, Hồng, Trắng ngoaì ra còn có loại phao pha trộn giữa 3 màu này
Chim phao xám lâu nổi nhưng khi đã nổi thì siêng gáy nếu chọn làm mồi thì khi đi đánh bẫy không bỏ vệt (Lúc gáy lúc không)
Phao hồng: Chim phao hồng dễ nổi hơn phao xám nhưng không bền chim bắng loại phao xám
Phao trắng: Nhanh nổi nhưng không bền chim
2- Cách phân biệt chim cu gáy trống mái:
- Chim trống:
+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
+ Mỏ to, gồ.
+ Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp).
+ Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
+ Khi gáy: Chim trống có khả năng đảo giọng.
3- Mầu chân chim:
- Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.
- Chim có móng trắng, được cho là chim hay.
4- Hình dạng lông cách chim:
- Có hai loại chính:
+ Loại hình tròn : chim nuôi mau nổi, không bền chim
+ Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?): chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.
5- Đặc điểm của chim theo vùng:
- Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp, lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.
- Ở Miền Nam chim gáy sống ở các vùng rừng thường dữ hơn chim sống ở Đ ồng Bằng vì trong môi trường thiên nhiên chúng phải tranh đấu giành lãnh thổ, thức ăn khắc nghiệt hơn, tuy nhi ên nói vậy không phải là phủ nhận chim ở đồng bằng không có chim hay mà tỷ lệ chim dữ ở vùng đồng bằng rất thấp. Cụ thể là chim sống ở đồng bằng nước gù rất thấp. Chim ở Tây Ninh, Bù Đốp, Đà Nẵng, Huế… được đánh giá là chim dữ.
"... một chim Cu thuộc vào loại tốt nhất ... phải có những điểm đặc biệt sau:
- Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng.Loại này hiếm khi gặp được.
- Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.
- Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.
- Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.
- Ngủ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.
- Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.
Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:
- Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.
- Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.
- Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.
- Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, chọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.
Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi (cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."
Quan trọng nhất là nhìn tổng quát , chim nên đứng thẳng, lưng dọc, tránh chim đứng co rụt, lưng song song mặt đất.
Mỏ: độ dài vừa phải, không ngắn, không dài, độ cong vừa phải, chim mỏ cong hay phá thóc và thức ăn trong cóng lại còn không đẹp. Đặc biệt nên chọn chim co mũi lớn, chim sẽ khỏe và bền hơi hơn.
Đầu: nhọn (như đầu rắn) chim sẽ dữ và khôn hơn, tránh chim trán vồ và cao, chim hay nhát và ngu, hay sợ chim ngoài. Ngoài ra nên chon chim mắt vàng lửa, chim này có tính khí hung hăng hơn, mau thuần hơn.
Cổ: cổ phải cao, chim sẽ gáy lớn tiếng.
Cườm: đặc biệt quan trọng, cườm trắng phải nhỏ (thường gọi là cườm cám) , đóng dày, càng dày càng tốt (chim này siêng gáy, bền hơi),
Ức : nên xẹp, không nên căng tròn.
Cánh: nên xếp gọn, dài quá phao câu (chim cực khỏe, lông đẹp), lông mao nhỏ (càng nhỏ càng tốt).
Đuôi: cuống đuôi lớn, đuôi dài, thường người nuôi hay cắt lông đuôi cho khỏi vướng (chim mồi).
Cẳng chân: nên thấp (mau thuần, chim ít nhảy), vảy khô (càng khô chim càng dữ) đỏ.
Bệnh và cách chữa trị
Chim gáy nuôi thường mắc một số bệnh phổ biến như đau mắt, ỉa chảy... không chữa trị kịp thời chim sẽ chết.
Cu gáy khi đã bị bệnh như vậy phát ra ngoài là do 1 quá trình nuôi chim khá lâu không được chăm sóc tốt (nước uống thiếu và bẩn kkông vệ sinh, thức ăn lúc đủ lúc hết kéo dài, lồng ít khi được vệ sinh) vì vậy lúc đó sức khỏe của chim xuống cấp yếu nên chim sẽ mắc bệnh thôi: ĐI ỈA, ĐAU MẮT, RỤI ƯỚT LÔNG BẢ CÁNH, MẮT CÀNG ĐAU LÊN HẠT ĐẬU quanh mép
Khi phát hiện chim bị như vậy hãy bình tĩnh xử trí từng bước,tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nặng hay nhẹ ,nếu phát hiện sớm để chữa thì chim khỏi bệnh khá cao.
Cách chữa:
Đầu tiên cần nâng thể trạng của chim lên vì lúc này thể trạng chim khá yếu bằng cách cho cu ăn cám con cò ở cóng riêng. Ngoài ra vẫn có cóng thóc, kê và đỗ xanh.
Nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt: vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2 - 3 lần là khỏi.
Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiết vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần, thời gian thì khi nào thấy chim không còn đau mắt nữa thì thôi. Bắt chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh như vậy.
Có cách trị dau mắt rất hay, hiệu quả đây: dùng lá khổ qua, đập dập bôi lên mắt và cho ăn luôn, đảm bảo hiệu quả.
Còn hạt đậu của chim thì lấy dao Lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật nha), cứ thấy hạt đậu chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn .Cái này thì chỉ cần làm 1 lần là xong không phải làm lần thứ 2 đâu.
Để chữa bệnh đi ỉa hãy pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480mg (lấy1/2 viên-cách này hiệu quả hơn) hòa vào cóng nước cho chim uống thì sẽ cầm đi ngoài.
Thực tế khi cu gáy bị bệnh này thì cách chữa như vậy tỷ lệ thành công khá cao,bạn nào có chim bị như vậy thử áp dụng xem ,có khi lại thành công đối với chim của mình đó
Chim gáy bị đau mắt thường đi kèm với bệnh đi ỉa, để lâu không chữa trị sẽ chết.
Thông thường chim gáy khi đau mắt thường lấy cánh dụi (vì thế thường ướt ở vai cánh), trước đây thường hay lấy ớt xát vào cánh để con chim bị cay sẽ không lấy cánh dụi mắt nữa (ớt không tác dụng chữa mắt cho chim gáy), sau này sẽ còn làm hỏng giọng chim.
Không nên cho gáy uống các loại thuốc (vì đây là các loại thuốc cho người, liều lượng theo trọng lượng cơ thể), ở Việt nam cũng chưa có bác sỹ chuyên chữa cho chim cảnh.
Muốn chữa thì phải tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh: Nuôi chim ít vệ sinh lồng, để lồng ở nơi thiếu mát, thiếu độ ẩm (nuôi trên độ cao quá), thiếu ánh sáng.
Bạn có thể chữa rất đơn giản: Bỏ đáy lồng chim và hạ thổ (đặt lồng vào góc vườn mát hoặc lên chậu cây, nếu không có vườn hoặc chậu cây thì có thể tạo một khay đựng đất to. Lưu ý: đất cần đánh tơi). Thức ăn: 1 giỏ thóc và 1 giỏ kê, thỉnh thoảng đào giun đỏ và cho ăn. Nuôi nhự vậy sau khoảng 15-20 ngày là tự khỏi.

-st-
Read more…

Kỹ thuật nuôi chim Vành Khuyên

14:31 |
Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngừoi hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nơi trên thế giới.
Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.

Các loài chim khuyên ở miền nam

1) KHUYÊN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

2) KHUYÊN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

Các loài chim khuyên ở miền bắc

1) KHUYÊN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

2) KHUYÊN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...

Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luận, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do thê mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý ngườii nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.
Ðiều đó có đúng không?



Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.

Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.

Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

Cách phân biệt vành khuyên trống mái :
- Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.
- Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:

- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.
- Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi :

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới...

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.

Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:

- Cào cào non.

- Bột đậu xanh trộn trứng.

- thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.

Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

- Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.
Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.

Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Chăm sóc vành khuyên thay lông
Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng
Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.

-st-
Read more…